Muối là gia vị phổ biến được dùng trong nấu ăn và một số công dụng khác, tuy nhiên nó còn được dùng trong nuôi tôm mà ít ai biết tới. Loại muối dùng trong nuôi tôm chính là Nacl với công dụng là điều chỉnh áp suất thẩm thấu, khử trùng nước, tạo môi trường sống thuận lợi… Việc sử dụng muối trong nuôi tôm mang lại ích lợi gì thì cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của VFT Group nhé!
Ngoài là nguyên liệu không thể thiếu trong nấu ăn thì muối còn đóng vai trò đặc biệt trong nuôi tôm. Muối dùng trong ao nuôi có khá nhiều công dụng hữu ích và có 2 loại muối được dùng phổ biến chính là muối biển (muối được khai thác từ đại dương) và muối hạt (muối được xử lý tạp chất). Để muối dùng trong nuôi tôm đạt hiệu quả cao, nó sẽ phụ thuộc vào các điều kiện như là loại tôm nuôi, độ mặn nước ao và đặc tính có sẵn của các loại muối. Đồng thời lượng muối cần thiết để sử dụng còn phụ thuộc vào độ mặn, loại tôm và kích thước ao nuôi.
Để hiểu rõ hơn, VFT Group mời bà con xem qua các lợi ích khi dùng muối để nuôi tôm:
Công dụng đầu tiên, muối có khả năng cân bằng độ pH trong ao tôm để đảm bảo môi trường ổn định giúp tôm phát triển tốt. Độ pH tốt nhất cho tôm thường nằm ở mức từ 7.5 – 8.5.
Muối còn được xem là nguồn cung cấp khoáng chất thiết yếu cho tôm, trong đó bao gồm các loại khoáng chất như Na, Cl2, K, Mg,… Trong đó thì Natri và Cl2 có tác dụng cân bằng nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu và hệ thần kinh của tôm. Còn về K và Mg thì giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn nhờ đóng vai trò quan trọng trong enzyme tiêu hóa, phát triển hệ thần kinh và cơ bắp của tôm. Ngoài ra, còn giúp tôm lột vỏ tốt hơn và cứng vỏ sau lột nhanh hơn do khoáng chất có sự liên quan mật thiết vỏ tôm. Đó là lý do vỏ tôm biển bao giờ cũng sẽ dày hơn vỏ tôm sông.
—> Bà con tìm hiểu thêm về tác dụng của khoáng trong nuôi tôm tại đây: Khoáng tạt cho tôm
Trong đời sống, dù là muối hột hay là muối biển thì ai đều biết nó có tác dụng sát khuẩn. Việc sử dụng muối trong ao nuôi tôm cũng tương tự, nó sẽ giúp sát khuẩn, tiêu diệt nấm và ký sinh trùng tại ao. Cơ chế diệt khuẩn của muối là khi hòa tan với nước rồi tiếp xúc với các tế bào vi khuẩn/virus sẽ hút hết nước bên trong khiến cho các tế bào đó chết đi. Không chỉ vậy các mảnh sắt nhọn của tinh thể muối còn làm tổn thương vi khuẩn/virus khiến chúng không thể tồn tại.
Bên cạnh đó thì muối còn giúp loại bỏ các tác nhân bám trên vỏ tôm có nguy cơ gây ra các bệnh nguy hiểm ở tôm. Tuy nhiên, cần sử dụng nồng độ muối cao thì mới có thể ức chế được quá trình phát triển của vi khuẩn, nấm trên tôm.
Bà con có thể tận dụng muối để sát khuẩn ở môi trường nước ao nuôi lẫn trong đường ruột bằng cách trộn cùng với thức ăn cho tôm.
Trong muối có chức năng gia tăng hệ miễn dịch cho tôm thông qua cách tăng cường sản xuất các kháng thể và tế bào miễn dịch. Mặt khác, trong muối còn chứa một số thành phần giúp tôm chống chọi lại dịch bệnh do vi khuẩn, virus và nấm gây ra. Một số nghiên cứu khác còn cho rằng muối còn giúp tôm chống chọi lại các tác nhân gây stress cho tôm, nhờ vậy mà tôm luôn khỏe mạnh.
Muối dùng trong ao tôm giúp tăng độ thẩm thấu trên tôm, giúp tôm hấp thụ các khoáng chất dễ hơn. Từ đó kích thích quá trình lột vỏ diễn ra thuận lợi hơn, tăng trưởng và phát triển tốt hơn. Nhờ vào đó mà vỏ tôm sẽ cứng cáp như một lớp bảo vệ tôm khỏi các tác nhân xâm nhập vào cơ thể tôm như vi khuẩn, ký sinh trùng. Khi nồng độ muối ở mức cao thì quá trình lột vỏ của tôm sẽ được thúc đẩy, tuy nhiên nồng độ muối không được quá cao vì sẽ làm vỏ tôm cứng khó lột vỏ.
Cuối cùng, muối giúp nâng cao chất lượng tôm thịt nhưng lại ít bà con biết đến lợi ích này. Bằng cách là tăng hàm lượng protein và giảm hàm lượng nước trong thịt tôm. Bên cạnh đó khi được bổ sung muối thì nếu để ý kỹ hơn sẽ thấy thịt tôm có màu sắc đẹp hơn.
VFT Group đã chia sẻ sơ lược về việc sử dụng các loại muối được dùng trong ao nuôi tôm đó chính là muối biển và muối hạt. Sau đây sẽ là nội dung phân tích các loại muối trên thị trường để bà con hiểu rõ hơn:
– Muối biển: Được bà con lựa chọn nhiều hơn vì bên trong chứa hàm lượng khoáng chất nhiều hơn. Nhưng nhược điểm là có giá thành khá đắt và là nguyên liệu khó kiếm để sử dụng cho ao nuôi.
– Muối hạt: Không chứa hàm lượng khoáng chất nhiều như muối biển nhưng lại có giá thành rẻ và khá dễ tìm trên thị trường. Tuy nhiên khi lựa chọn muối hạt dùng cho ao tôm thì bà con cần đảm bảo muối hạt đã được xử lý tạp chất để không gây hại đến sức khỏe tôm.
Dù là dùng loại muối nào thì bà con cũng cần phải dùng đúng liều lượng và không được dùng quá liều lượng cho phép. Ngoài ra khi sử dụng cần phải phụ thuộc vào độ mặn, loại tôm đang nuôi, kích thước ao nuôi để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.
Để bổ sung muối vào ao nuôi tôm, bà con có thể tham khảo một số cách trộn muối cùng với thức ăn của tôm hoặc là hòa tan muối cùng với nước rồi tạt vào ao nuôi. Lượng muối phù hợp sẽ giúp tôm phát triển khỏe hơn và ngăn ngừa được dịch bệnh. Cụ thể cách sử dụng sẽ như sau:
Để cho tôm ăn muối đúng cách, bà con sẽ cần trộn muối cùng với thức ăn hàng ngày của tôm. Liều lượng muối phù hợp để trộn cùng sẽ dao động từ 0,5 – 1% và khi cho tôm ăn sẽ giúp chúng hấp thu tối đa chất dinh dưỡng từ thức ăn, gia tăng hệ miễn dịch và sát khuẩn đường ruột tôm.
Ngoài cách trộn muối với thức ăn của tôm ra, bà con cũng có thể áp dụng cách tắm muối cho tôm. Khi tắm muối cho tôm sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu có trong cơ thể tôm làm cho mầm bệnh, ký sinh trùng bám trên cơ thể tôm bị mất nước và sau đó thì chúng sẽ chết. Từ đó giúp cho chúng ngăn ngừa được các bệnh như bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy,… Và việc tắm muối còn giúp gia tăng đề kháng của tôm giúp chúng thích nghi tốt ở điều kiện thời tiết xấu, hạn chế bệnh tật.
→ Dù là cách sử dụng nào cũng cần phải thực hiện kỹ càng và đặc biệt cần phải theo dõi tình trạng của tôm sau khi dùng muối. Nếu như phát hiện có biểu hiện nào bất thường thì hãy ngừng ngay và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.
– Không dùng quá nhiều muối vì nếu như vượt quá liều lượng cho phép sẽ gây stress cho tôm, suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tôm khó lột vỏ/lột dính vỏ. Liều lượng muối sử dụng nên dựa vào từng giai đoạn phát triển của tôm, loại tôm đang nuôi để bổ sung đúng cách.
– Muối được sử dụng cho ao nuôi phải được xử lý sạch tạp chất, vì tạp chất có thể gây độc cho tôm.
Thay vì sử dụng muối biển để cung cấp khoáng chất cần thiết thì bà con có thể thay thế bằng sản phẩm sau, VFT Group xin giới thiệu đến cho bà con về dòng sản phẩm khoáng tạt Pocama Mic có tác dụng cung cấp khoáng tương tự. Nhưng hàm lượng khoáng có trong chế phẩm này sẽ cao hơn với tác dụng ngăn ngừa mầm bệnh cho tôm, giúp tôm cứng, sáng và sáng bóng. Bà con tham khảo thêm về dòng sản phẩm này dưới đây nhé!
*Thành phần
– Kali: 1.000 – 3.000mg (dạng KCl)
– Natri: 200 – 500mg (dạng NaCl)
– Calcium: 80 – 120mg (dạng CaHPO4)
– Magnesium: 90 – 300mg (dạng MgSO4)
– Dung môi lên men: 500ml
– Cát sạn: 2%
*Công dụng
– Bổ sung các khoáng chất cần thiết giúp tôm hấp thụ 99.9% khoáng hữu cơ và ngăn ngừa các bệnh mềm râu, thối đuôi.
– Phòng ngừa, điều trị bệnh cong thân đục cơ do thiếu khoáng.
– Giúp tôm lột vỏ tốt, đồng đều, cứng vỏ sau lột, hạn chế phân đàn và tránh hao hụt đàn con.
– Giúp ổn định hệ đệm, điều hòa áp suất thẩm thấu khi có sự thay đổi môi trường.
– Ổn định tảo, đẹp màu nước.
*Hướng dẫn dùng khoáng tạt Pocama Mic đúng cách
Bà con nên dùng Pocama ngay từ đầu vụ nuôi để tôm lột vỏ tốt hơn, phòng ngừa được bệnh cong thân đục cơ, giúp tôm khỏe mạnh xuyên suốt vụ nuôi. Với mỗi trường hợp mà cách sử dụng và liều lượng sẽ khác nhau. Cụ thể như:
– Bình thường: Bà con trộn 5ml/kg thức ăn, ngày ăn 2 cử sáng chiều và cho ăn liên tục trong suốt vụ nuôi.
– Trường hợp tôm thiếu khoáng bị cong thân, đục cơ, chậm lớn, khó lột vỏ: Trộn 10ml/kg thức ăn, ngày ăn 2 cửa sáng chiều. Đồng thời bà con hòa thêm 500ml chế phẩm Pocama với 25 lít nước sạch rồi tạt đều cho 500m3 nước ao nuôi.
– Ổn định màu nước: Cho 500ml chế phẩm cùng với 25 lít nước sạch rồi tạt đều cho 1.000m3. Sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho tảo khuê/tảo lục phát triển.
Sản phẩm hỗ trợ phòng và điều trị cong thân đục cơ nhanh chóng chỉ sau 2 giờ sử dụng và phát huy hiệu quả tối đa khi dùng trong suốt quá trình nuôi. Pocama Mic là sản phẩm hoàn toàn là sinh học nên tuyệt đối an toàn cho tôm nuôi, con người và môi trường tự nhiên.
Pocama được kiểm nghiệm chất lượng, đạt chứng nhận ISO và được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn, hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, cho nên bà con hoàn toàn yên tâm nhé!
Thông qua bài viết trên do VFT Group chia sẻ, không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc sử dụng muối trong nuôi tôm. Bà con cần lưu ý rằng nên dùng muối đúng cách để mang hiệu quả sử dụng tốt nhất và hạn chế được tối đa rủi ro. Nếu như bà con quan tâm đến khoáng tạt Pocama Mic, hãy nhanh tay liên hệ đến HOTLINE: 0916 859 166 để nhận nhiều ưu đãi cực hời nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ THỦY SẢN VIỆT NAM
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn