Khoáng đa lượng là gì? Tổng hợp các loại khoáng đa lượng cần thiết cho tôm

20 THG12
80 lượt xem

 

Khoáng đa lượng cho tôm là những khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của tôm, được yêu cầu với số lượng lớn hơn so với khoáng vi lượng. Những khoáng chất này đóng vai trò quan trọng, giúp tôm duy trì sức khỏe, phát triển tốt và tăng trưởng nhanh. Trong bài viết này, VFT group xin chia sẻ với bà con về khoáng đa lượng cho tôm và tổng hợp các loại khoáng đa lượng cần thiết trong ao nuôi tôm. Mời bà con cùng đọc ngay nhé!

Tìm hiểu về khoáng đa lượng cho tôm

khoáng đa lượng trong nuôi tôm bao gồm 6 loại chính
khoáng đa lượng trong nuôi tôm bao gồm 6 loại chính

Có 6 loại khoáng đa lượng chủ chốt cho tôm như: Canxi (Ca), Photpho (P), Magie (Mg), Lưu huỳnh (S), Kali (K) và Clorua (Cl). Mỗi loại khoáng đa lượng đều có đặc điểm và nhiệm vụ riêng biệt, không chỉ giúp tôm tăng đề kháng mà còn hỗ trợ cho sự phát triển của tôm được tốt nhất, thúc tôm nhanh lớn, đạt được năng suất như mong đợi. Sau đây sẽ là đặc điểm và nhiệm vụ của mỗi loại khoáng đa lượng.

1/ Canxi (Ca)

Đặc điểm: Canxi trong nuôi tôm thường thấy nhiều dưới dạng là vôi và bột đá vôi hay khoáng tạt. Khi vôi được tạt xuống ao sẽ tạo thành canxi hydroxit, tôm sẽ hấp thụ chúng qua mang và vỏ. Ngoài ra, canxi còn được hấp thụ qua đường tiêu hóa và đây cũng là con đường hấp thụ nhanh nhất.

 Nhiệm vụ:

– Canxi là thành phần chính cấu tạo nên vỏ và mô cơ của tôm. Khi bổ sung đầy đủ canxi, tôm lôt vỏ sẽ mau cứng vỏ hơn.

– Canxi còn góp mặt trong cấu tạo hệ thống dây thần kinh và kích thích hệ tiêu hóa tiết ra các enzyme tiêu hóa. Không dừng lại ở đó, canxi còn góp phần cho quá trình thẩm thấu dưỡng chất của các tế bào nhờ kết hợp với phospho lipid.

2/ Photpho (P)

Đặc điểm: Photpho là nguyên tố quan trọng trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể, trao đổi chất và là thành phần chính của DNA, RNA.

Nhiệm vụ:

– Phospho cùng với canxi tham gia vào việc hình thành và duy trì độ cứng và ổn định cho vỏ tôm.

– Phospho là yếu tố cấu thành nên năng lượng chính trong tế bào (ATP). Nguồn năng lượng này dùng để phục vụ cho việc tổng hợp protein, vận chuyển ion và các hoạt động của tôm.

– Phospho góp phần giúp tôm tăng trưởng nhanh bởi vì góp mặt trong sự phân giải các chất dinh dưỡng giúp cải thiện tỷ lệ chuyển hóa thức ăn. Ngoài ra, phốt pho khi hấp thụ sẽ được phân giải thành các phospholipid, đây là các chất béo tạo nên màng tế bào, khi tế bào khỏe mạnh việc phân đôi tế bào trở nên thường xuyên hơn giúp tôm lớn nhanh hơn.

3/ Magie (Mg)

1/ Tham gia vào cấu trúc sinh học và hoạt động enzym:

  • Liên kết với enzym: Magie là một ion kim loại cần thiết cho hoạt động của nhiều enzym trong cơ thể tôm, đặc biệt là những enzym liên quan đến chuyển hóa protein, lipid và carbohydrate. Chúng sẽ giúp cho viêc hấp thụ chất dinh dưỡng được tối đa, giảm tỷ lệ FCR.
  • Ổn định cấu trúc protein: Protein đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc cơ thể, tế bào và Magiê giúp ổn định các cấu trúc các phân tử protein, đảm bảo quá trình sinh hóa diễn ra đúng hướng và giảm thiểu sai sót trong các phản ứng sinh học.

2/ Tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng:

  • Hỗ trợ quá trình tổng hợp ATP: ATP (Adenosine Triphosphate) là nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào. Magiê đóng vai trò như một chất keo giúp ATP gắn vào enzym, từ đó giải phóng năng lượng để tế bào sử dụng, phục vụ các chức năng cơ thể của tôm.

3/ Cần thiết cho quá trình hình thành vỏ và phát triển khung xương ngoài:

  • Tạo vỏ vững chắc: Magiê cùng với Canxi (Ca) và Phốt-pho (P) trong việc hình thành vỏ kitin của tôm. Cung cấp đầy đủ Mg sẽ giúp vỏ tôm chắc khỏe, giảm tỷ lệ mềm vỏ.

4/ Chức năng thần kinh và cơ bắp:

  • Điều hòa dẫn truyền thần kinh: Magiê tham gia vào quá trình điều hòa dẫn truyền xung thần kinh, giúp tôm giữ được phản xạ tốt, nhanh nhẹn.
  • Ổn định sự co cơ: Trong hoạt động bơi lội hay tìm kiếm thức ăn, tôm cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa các mô cơ và thần kinh. Magiê giúp cơ co giãn linh hoạt, hạn chế co thắt bất thường.

4/ Lưu huỳnh (S)

Đặc điểm: Lưu huỳnh là khoáng chất dồi dào trong nước biển và các loại thức ăn có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng điện giải.

Nhiệm vụ:

Thành phần thiết yếu của amino acid chứa lưu huỳnh:

  • Thành phần chính của Amino acid: Lưu huỳnh là nguyên tố không thể thiếu trong hai amino acid quan trọng là methionine và cysteine. Đây là những amino acid cần thiết cho quá trình tổng hợp protein, từ đó giúp tôm xây dựng cơ bắp, tăng trưởng, và duy trì sức khỏe tổng thể.
  • Cấu trúc protein và enzyme: Nhờ có lưu huỳnh, nhiều protein trong cơ thể tôm ổn định hơn về mặt cấu trúc, giúp enzym hoạt động hiệu quả, cải thiện tiêu hóa và chuyển hóa dinh dưỡng.

Hỗ trợ phát triển và tái tạo mô, đặc biệt là vỏ tôm:

  • Liên quan đến keratin và chitin: Mặc dù tôm không có keratin như động vật bậc cao, cysteine – một amino acid chứa lưu huỳnh – vẫn đóng vai trò trong việc hình thành các liên kết disulfide, giúp gia cố các phân tử chitin và protein vỏ, nâng cao chất lượng vỏ.

Đóng vai trò trong hệ thống miễn dịch và chống oxy hóa:

  • Glutathione và cơ chế bảo vệ tế bào: Lưu huỳnh tham gia vào tổng hợp glutathione – một chất chống oxy hóa quan trọng. Glutathione giúp bảo vệ tế bào tôm khỏi sự tấn công của gốc tự do, giảm thiểu stress oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch.

5/ Kali (K)

Duy trì cân bằng điện giải và áp suất thẩm thấu:

  • Cân bằng ion nội và ngoại bào: Kali là một trong những ion chính giúp duy trì sự cân bằng điện giải giữa bên trong và bên ngoài tế bào tôm. Sự phân bố hợp lý của Kali và Natri (Na) giúp các tế bào tôm giữ được hình dạng, ổn định áp suất thẩm thấu, hạn chế hiện tượng co rút hoặc trương phình tế bào.
  • Điều hòa lượng nước trong cơ thể: Nhờ Kali, tôm có thể kiểm soát hàm lượng nước nội bào, tránh mất nước hoặc hấp thu nước quá mức, đảm bảo hoạt động sinh lý diễn ra bình thường.

Hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ bắp:

  • Dẫn truyền xung thần kinh: Các tín hiệu thần kinh dựa trên sự di chuyển của ion Kali qua màng tế bào. Khi nồng độ Kali cân bằng, xung thần kinh được truyền một cách ổn định, giúp tôm phản ứng nhanh trước môi trường, bơi lội linh hoạt, tìm kiếm thức ăn hiệu quả.
  • Hoạt động co cơ: Quá trình co và giãn cơ bắp phụ thuộc vào biến đổi nồng độ Kali. Nếu thiếu Kali, tôm có thể gặp khó khăn trong di chuyển, hoặc bị mắc bệnh cong thân đục cơ.

Tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng và dinh dưỡng:

  • Hỗ trợ chuyển hóa carbohydrat và protein: Kali giúp kích hoạt nhiều enzym liên quan đến quá trình chuyển hóa đường và protein, đảm bảo tôm hấp thu tối đa dưỡng chất từ thức ăn làm giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR).

Hỗ trợ quá trình lột xác và tăng trưởng:

  • Cung cấp năng lượng cho hoạt động lột xác: Quá trình lột xác đòi hỏi nhiều năng lượng và hoạt động điều chỉnh ion. Nồng độ Kali cân đối giúp tôm dễ dàng lột xác, mau cứng vỏ.

6/ Clorua (Cl)

Đặc điểm: Clorua là một thành phần quan trọng trong muối.

Thành phần quan trọng trong cân bằng điện giải và áp suất thẩm thấu:

  • Cân bằng ion nội – ngoại bào: Clorua là một ion âm có mặt với nồng độ cao trong dịch cơ thể. Kết hợp cùng các ion dương như Natri (Na⁺) và Kali (K⁺), Cl⁻ giúp duy trì cân bằng điện giải, ổn định môi trường bên trong tế bào.
  • Đảm bảo áp suất thẩm thấu ổn định: Sự hiện diện của Cl⁻ trong chất lỏng ngoài tế bào giúp kiểm soát lượng nước đi vào và ra khỏi tế bào, ngăn ngừa hiện tượng tế bào bị teo hoặc trương phình, đảm bảo tính toàn vẹn của tế bào.

Tham gia vào dẫn truyền thần kinh và chức năng sinh lý cơ bản:

  • Hỗ trợ dẫn truyền xung thần kinh: Clorua tham gia điều chỉnh điện thế màng tế bào thần kinh. Sự di chuyển của ion Cl⁻ qua màng góp phần duy trì và điều chỉnh tín hiệu thần kinh, giúp tôm phản ứng nhanh trước yếu tố từ môi trường.

Đóng vai trò trong quá trình lột xác và duy trì vỏ tôm:

  • Gián tiếp hỗ trợ khoáng hóa vỏ: Mặc dù Cl⁻ không trực tiếp khoáng hóa vỏ tôm như Ca hay P, nhưng sự cân bằng ion Cl⁻ trong cơ thể và môi trường giúp tôm duy trì áp suất thẩm thấu ổn định. Điều này hỗ trợ quá trình hấp thu các khoáng chất khác liên quan đến việc hình thành và cứng hóa vỏ.

Khoáng đa lượng cho tôm có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào?

Khoáng đa lượng trong ao nuôi tôm có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Chất lượng nước: Đầu tiên là chỉ số độ pH, khi pH thấp mang tính axit cao sẽ phản ứng với các ion khoáng tạo thành các muối tôm sẽ gặp khó khăn trong việc hấp thụ các chất khoáng.
  • Thức ăn: Thức ăn giá rẻ kém chất lượng sẽ không có lượng dinh dưỡng đủ cho tôm, có nguy cơ dẫn đến tình trạng thiếu hụt khoáng đa lượng trong cơ thể tôm. Vì vậy, bà con nên chọn loại thức ăn có có thành phần dinh dưỡng cần thiết ở từng độ tuổi của tôm.
  • Nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của tôm dẫn đến giảm khả năng hấp thu khoáng chất của tôm. Đối với bà con nuôi tôm ngoài bắc vào vụ Đông, nước khá là lạnh và tôm hay gặp tình trạng bơi lờ đờ và bỏ ăn, chính vì vậy lượng khoáng chất trong tôm sẽ không được bổ sung đầy đủ dẫn đến tình trạng thiếu hụt khoáng. 
  • Vi khuẩn và tảo: Sự phát triển quá mức của vi khuẩn hoặc tảo có thể làm biến đổi chất lượng nước và ảnh hưởng đến sự cung cấp khoáng chất. Các chất khoáng là thức ăn ưa thích của tảo, đó là lý do khi ao thiếu khoáng sẽ rất khó gây màu nước. Bởi vậy, nếu không kiểm soát được sẽ dẫn đến sự cạnh tranh giữa các sinh vật trong ao và điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu khoáng của tôm.
  • Quản lý ao nuôi: Tần suất và cách thức thay nước có thể ảnh hưởng đến nồng độ khoáng chất trong ao. Khi thay nước giếng quá nhiều, sẽ làm cho nước bị thiếu độ mặn. Do đó bà con cần phải thay nước ao một cách khoa học và có kế hoạch để đảm bảo tôm không bị sốc và khoáng chất trong ao không bị thay đổi đột ngột. Ngoài ra, khi bà con nuôi tôm ở mật độ cao cần phải định kỳ kiểm tra/bổ sung khoáng chất để ngừa tình trạng mềm vỏ

Để đảm bảo cung cấp đủ khoáng đa lượng cho tôm, người nuôi cần phải theo dõi và điều chỉnh các yếu tố môi trường, chất lượng thức ăn, và quản lý ao nuôi một cách hợp lý. Điều này sẽ giúp tối ưu sức khỏe và năng suất vụ nuôi.

Dấu hiệu nhận biết và tác hại khi tôm thiếu hụt các chất khoáng đa lượng

Ảnh minh hoa hậu quả khi thiếu hụt khoáng đa lượng cho tôm
Ảnh minh hoa hậu quả khi thiếu hụt khoáng đa lượng cho tôm

Thiếu hụt khoáng đa lượng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tôm bị thiếu hụt khoáng đa lượng:

  1. Canxi (Ca)

– Vỏ tôm mềm và khó cứng sau lột. Nếu nuôi mật độ lớn thì tôm sẽ dễ bị tổn thương do va vào nhau và có các đốm đen ở trên thân.

– Tôm lâu lột vỏ, giảm tốc độ tăng trưởng.

  1. Photpho (P)

– Tôm tăng trưởng chậm.

– Tôm vẫn ăn đều nhưng chỉ số FCR lại cao.

– Thiếu photpho cũng sẽ khiến tôm bị mềm vỏ.

  1. Magie (Mg)

– Thiếu Magie khiến hoạt tính của enzyme bị giảm, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa dinh dưỡng. Khiến chỉ số FCR tăng và nhiều thức ăn dư thừa.

– Tôm chậm lớn.

– Tôm tấp mé và bơi lờ đờ

  1. Lưu huỳnh (S)

– Thịt tôm không chắc

– Tôm bị giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn.

– Tôm có biểu hiện màu sắc vỏ nhợt nhạt và dễ bị bệnh.

  1. Kali (K)

– Tôm có dấu hiệu tấp mé, hoạt động kém, bơi lờ đờ và dễ mắc bệnh cong thân.

– Tôm còi cọc khó tăng trưởng và làm chỉ số FCR cao.

– Tôm bị mềm vỏ mặc dù chỉ số khoáng trong ao tôm cao.

  1. Clorua (Cl)

– Tôm bị rối loạn điện giải dẫn đến bị stress bỏ ăn.

– Tương tự Kali bị dễ bị mềm vỏ mặc dù ao nhiều khoáng chất.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh cong thân.

Hướng dẫn bổ sung khoáng đa lượng cho tôm nhanh chóng và hiệu quả

Tôm ở mọi giai đoạn cũng đều cần có khoáng để phát triển đặc biệt ở giai đoạn tôm post lúc mới thả. Để tôm phát triển khỏe mạnh đến cuối vụ, bà con nên chủ động bổ sung định kỳ từ đầu vụ nuôi. VFT Group xin giới thiệu đến bà con siêu khoáng tạt Pocama Mic – Khoáng hữu cơ dạng lỏng khiến tôm dễ dàng hấp thụ hoàn toàn.

Pocama Mic được nghiên cứu và phát triển theo công thức độc quyền, có chứa tất cả những khoáng chất cần thiết cho tôm dưới dạng lỏng, có thể tạt trực tiếp xuống ao hoặc trộn với thức ăn. Sản phẩm còn được dùng trong trường hợp phòng và điều trị bệnh cong thân đục cơ ở tôm, hiệu quả rõ rệt chỉ sau 1 liệu trình sử dụng.

Pocama bổ sung các chất khoáng đa lượng cần thiết cho tôm
Pocama bổ sung các chất khoáng đa lượng cần thiết cho tôm

Công dụng của Pocama Mic:

– Cung cấp các khoáng chất cần thiết cho tôm, sản phẩm ở dạng lỏng có thể sử dụng đa dạng trong từng trường hợp.

– Ngăn chặn các bệnh về vỏ trên tôm như: mềm vỏ, thối đuôi, mòn râu,…

– Phòng và điều trị dứt điểm bệnh cong thân đục cơ do thiếu khoáng.

– Kích thích tôm mau lột xác, giảm tình trạng phân đàn.

– Giúp ổn định hệ đệm, điều hòa áp suất thẩm thấu khi môi trường thay đổi.

Bên cạnh đó, vi sinh Pocama còn giúp ổn định tảo, làm đẹp màu nước. Bà con nên sử dụng Pocama Mic ngay từ đầu vụ nuôi để phòng bệnh cong thân đục cơ và kích tôm lột, nhanh về size.

  • Hướng dẫn sử dụng:

Pocama có dạng lỏng, hòa tan tốt trong nước và thức ăn, tôm dễ dàng hấp thụ.

– Để phòng bệnh: Bà con trộn 5ml/kg thức ăn, ngày ăn 2 cữ, liên tục trong suốt vụ nuôi. Đối với tôm nuôi dưới 20 ngày tuổi thì chỉ cho ăn nửa liều lượng quy định.

– Trường hợp tôm thiếu khoáng cong thân, đục cơ, chậm lớn, khó lột vỏ: thì trộn 10ml/kg thức ăn, ngày 2 cữ. Đồng thời, hòa 500ml với 25L nước sạch, tạt đều cho 500m3 nước ao.

– Để ổn định màu nước: Hòa 500ml với 25 lít nước sạch tạt đều cho 1.000m3 nước ao.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về khoáng đa lượng cho tôm cũng như là các loại khoáng cần thiết cho tôm. Hy vọng sẽ giúp được cho bà con trong suốt quá trình nuôi, nếu như có còn bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm POCAMA – MIC thì bà con đừng ngần ngại liên hệ qua HOTLINE: 0916.859.166 để được kỹ sư chúng tôi tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ THỦY SẢN VIỆT NAM

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn