Quy Trình Xử Lý Nước Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Ở Các Giai Đoạn

05 THG01
839 lượt xem

 

Nguồn nước trong ao nuôi luôn là vấn đề cần phải xử lý định kỳ nếu như bà con muốn chất lượng nước luôn được đảm bảo. Vì vậy cần có kiến thức và kỹ thuật trong quá trình xử lý nước, đặc biệt là khi nuôi tôm thẻ chân trắng. Không để bà con chần chờ thêm nữa, VFT Group sẽ giới thiệu đến cho bà con về quy trình xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng chi tiết nhất!

Xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng giai đoạn chuẩn bị

Trong giai đoạn chuẩn bị, thường thì mùa hè cua ốc sẽ đào tổ sau hơn vì lúc này nhiệt độ ngoài trời rất nóng. Vì vậy trong quá trình cải tạo ao đất thì bà con cần nạo vét thật sâu để tránh các sinh vật này lây nhiễm nguồn bệnh cho tôm. Còn riêng đối với ao bạt thì nên tiến hành chà bạt thật kỹ càng để loại bỏ nhớt, nấm và vi khuẩn. Đối với ao lắng, bà con nên xử lý bằng Thuốc tím và Clo để tiến hành diệt khuẩn rồi sau đó phơi ao từ 2 – 5 ngày để chất sát khuẩn bay hơi bớt đi.

Xử lý nước khi thả giống

Ảnh minh hoa tôm giống thẻ chân trắng
Ảnh minh hoa tôm giống thẻ chân trắng

Trước khi bắt đầu thả tôm, nguồn nước cần được đảm bảo về mặt chất lượng vì nếu như xử lý không kỹ sẽ ảnh hưởng đến cả vụ nuôi. Mục đích khi xử lý nước ở đầu vụ nuôi là để tiêu diệt các mầm bệnh có sẵn trong nước sông trước khi cấp vào. Đồng thời việc xử lý nước còn giúp tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm phát triển tốt trong giai đoạn đầu. Quy trình xử lý nước trước khi thả giống sẽ như sau:

– Bước 1: Bà con cấp nước vào ao lắng nhưng sẽ phải dùng vải hoặc vải kate trong quá trình cấp nước để hạn chế bùn, rác, cua, cá tạp,… Tiếp đến thì bà con nên để lắng từ 3 – 7 ngày. 

– Bước 2: Khởi động chạy quạt nước từ 2 – 3 ngày để mà kích thích trứng của các loại động vật phù du, cá tạp cho nở thành ấu trùng.

– Bước 3: Bà con dùng Chlorine với nồng độ từ 20 – 30ppm cho 1.000m3 nước để tiến hành diệt tạp, diệt khuẩn trong ao lắng vào buổi sáng sớm 8 giờ hoặc cũng có thể xử lý vào lúc 4 giờ chiều. Tuy nhiên bà con có thể dùng một số dòng hóa chất để diệt tạp, diệt khuẩn như là thuốc tím (20 – 50kg/ha tạt đều khắp ao nuôi), BKC (3 – 5ppm), Iodine (1 – 3 lít/1.000m3 nước).

– Bước 4: Tiếp tục chạy quạt nước trong vòng 10 ngày để đánh tan dư lượng Chlorine và bà con có thể dùng thuốc thử để kiểm tra lượng tồn dư này.

– Bước 5: Đây là bước không bắt buộc, một số bà con hiệu quả, một số thì không. Bà con cân nhắc. Bắt đầu thả 4-5 con cá rô phi trên 1m2. Cá rô phi có tác dụng xử lý những loại tảo độc, động vật phù du và kể cả mùn bã hữu cơ. Mang cá rô phi còn tiết ra các chất nhờn giúp kết dính các hạt lơ lửng lại và sẽ được cá rô phi ăn vào. Tuy nhiên, khi áp dụng bước này bà con cần phải biết cách kiểm soát lượng cá sinh sôi và cá phải sạch bệnh.

– Bước 6: Bà con đã có thể lấy nước từ ao chứa đã được xử lý trước đó vào ao nuôi thông qua túi lọc.

Lưu ý trong quá trình xử lý nước nuôi trước khi thả tôm:

– Các bước xử lý trên chỉ áp dụng đối với bà con nuôi tôm theo mô hình cơ bản, không áp dụng đối với mô hình ras, biofloc,…

– Trong quá trình xử lý nước này, bà con cũng cần phải lưu ý và điều chỉnh đồ mặn sao cho phù hợp bằng cách sử dụng muối. Loại muối dùng để bổ sung độ mặn thường là loại muối biển vì nó chứa nhiều khoáng chất hơn so với muối hạt nhưng sẽ có giá thành nhỉnh hơn. 

– Sau khi đã điều chỉnh độ mặn phù hợp, bà con có thể gây màu nước bằng vi sinh Bio Active – VFT Group trước khi thả giống để chuẩn bị môi trường sống thuận lợi cho tôm. Bio Active sẽ giúp gây màu trà, cung cấp lượng vi sinh vật cần thiết cho ao nuôi, kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio,… Với 1 chai Bio Active có thể xử lý tận 10.000m3 nước và để gây màu nước thì bà con hòa sản phẩm với nước rồi tạt xuống ao nuôi vào buổi sáng khi trời có nắng từ 8 – 10 giờ.

Xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng trong suốt vụ nuôi

Trong suốt quá trình nuôi, nguồn nước là vấn đề chủ chốt quan trọng vì nếu không xử lý sẽ tiềm ẩn nhiều tác nhân gây bệnh. Đồng nghĩa với việc trong quá trình nuôi có khá nhiều vấn đề xảy ra, tùy vào từng vấn đề mà sẽ có cách giải quyết riêng. Cụ thể như sau:

1/ Nước ao xuất hiện nhiều tảo độc hoặc tảo tàn

Khi thấy màu nước xanh đậm là bà con cần phải tiến hành cắt tảo ngay lập tức
Khi thấy màu nước xanh đậm là bà con cần phải tiến hành cắt tảo ngay lập tức

Khi tảo độc chiếm ưu thế trong ao nuôi sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt lượng oxy hòa tan và hiện tượng “tảo tàn”. Khi tảo tàn thì xác của chúng sẽ khiến cho tôm chuyển sang màu đen và gây ra tình trạng đóng rong ở mang tôm. Tình trạng đóng rong ở mang trong thời gian dài sẽ gây ra bệnh đen mang, tôm chậm lớn và chết rải rác. Đồng thời xác tảo không được xử lý và khi tôm ăn phải sẽ làm cho đường ruột của chúng bị tổn thương gây ra bệnh phân trắng.

Bên cạnh các tác hại trên, tảo tàn còn sản sinh ra khí độc NH3, NO2 khi phân hủy gây độc cho tôm. Giải pháp để xử lý tình trạng này như sau:

– Bước 1: Bà con sử dụng biện pháp thủ công bằng cách vớt xác tảo trên bề mặt ao nuôi khi mật độ tảo quá dày, kín mặt ao. Hoăc thay nước trong ao tôm, thường là thay 30% lượng nước trong ao.

– Bước 2: Xử lý tảo độc cấp tốc với vi sinh Bio Active – VFT Group, rồi sau đó tiến hành gây màu nước lại. Với 1 chai Bio Active có thể làm 2 chức năng 1 lúc. Cùng lúc đó, bà con tiến hành chạy quạt với công suất lớn để cung cấp kịp thời lượng oxy hòa tan cho ao nuôi.

—-> Trong trường hơp tảo độc quá dày đặc bà con có thể tham khảo cách xử lý tại đây: Cách diệt tảo nhanh nhất

– Bước 3: Tiến hành xử lý chất rắn lơ lửng trong ao nuôi hay bùn bã hữu cơ để ngăn chặn tảo độc xuất hiện lại. Giảm 30 – 50% liều lượng thức ăn để tránh việc dư thừa thức ăn làm ô nhiễm nguồn nước, tạo ra các chất dinh dưỡng có lợi cho tảo độc phát triển.

– Tăng cường hệ miễn dịch cho tôm bằng cách cung cấp khoáng chất, vitamin C và đặc biệt là men tiêu hóa Mipe – VFT Group để phân hủy xác tảo tàn trong ruột tôm, giải độc trong hệ tiêu hóa,…hạn chế nguy cơ tôm bị mắc bệnh phân trắng khi xuất hiện tảo tàn. Liều lượng sẽ là 2g/kg thức ăn và cho ăn liên tục trong quá trình nuôi.

2/ Nước ao bị đục

Tình trạng nước ao nuôi bị đục thường xảy ra đối với các hộ nuôi ao đất. Nguyên nhân thường là do đất trên bờ gặp trời mưa bị rửa trôi xuống làm đục nước ao. Hoặc trường hợp khác là do chất keo sét lơ lửng trong ao khó lắng tụ, chất thải tôm quá nhiều không được xử lý,… Đặc biệt như tình trạng trên, số lượng tảo phát triển vượt bậc cũng dẫn đến tình trạng nước ao bị đục.

Nước ao bị đục còn do quá trình cải tạo ao nuôi không kỹ càng, ao quá cạn hoặc chạy quạt nước với công suất quá mạnh. Thêm nữa, bà con cho quá liều lượng thức ăn không phù hợp với diện tích ao nuôi cũng gây ra tình trạng đục nước ao. Sau đây là các cách xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng đối với trường hợp nước ao bị đục:

– Thực hiện kỹ càng quá trình cải tạo trước khi bà con cấp nước vào ao nuôi.

– Tiến hành che phủ ao bằng bạt che để tránh tình trạng bờ ao bị nước mưa cuốn trôi.

– Trường hợp nước ao bị đục do yếu tố tự nhiên như là do bùn hòa tan hoặc các hạt lơ lửng thì bà con nên tiến hành thay nước ngay.

– Trong trường hợp nước ao nuôi vẫn bị đục thì nên sử dụng men vi sinh xử lý nước Bio Active – VFT Group để cắt tảo, bổ sung lợi khuẩn, tạo môi trường sống thích hợp cho tôm ở ao. Chai 1 lít xử lý tận 10.000m3 nước ao nuôi, bà con chỉ cần hòa với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao nuôi mà không cần ngâm ủ hay sục khí.

– Trường hợp khác, nếu như ao nuôi bị đục do dư thừa thức ăn thì bà con cần phải thay nước từ từ. Sau đó kết hợp dùng với sản phẩm xử lý đáy ao Aqua – VFT Group phân hủy các chất hữu cơ dư thừa, cải tạo môi trường đáy ao hiệu quả, giảm khí độc cấp tốc,… Bà con hòa Aqua với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao nuôi và dùng định kỳ 5 ngày/lần.

3/ Nước ao bị trong

Độ trong của nước cần phải theo dõi vì tôm không thích sống ở những nơi có nguồn nước quá trong. Vì độ trong cao thường sẽ bị ánh sáng mặt trời chiếu rọi thẳng xuống tầng đáy ao nuôi làm biến động nhiệt độ. Nguyên nhân nước ao bị trong thường là do dùng hóa chất quá liều, do thời tiết, ao nuôi bị thiếu hụt dinh dưỡng. Dưới đây sẽ là các cách xử lý khi nước ao tôm bị trong:

– Gây màu nước trà với Bio Active – VFT Group, đây được xem là biện pháp hiệu quả vừa không gây hại đến môi trường và tôm nuôi. Bio Active có ưu điểm vượt trội là gây màu trà chỉ sau nửa ngày sử dụng.

– Gây màu nước bằng phân hữu cơ, liều lượng bón từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 21 với liều lượng từ 1 – 2,2kg/1.000m3 một ngày và từ ngày 22 đến 30 với liều lượng 1,3kg/1.000m3 nước một ngày.

– Gây màu nước bằng phân vô cơ với liều lượng bón vào ngày đầu tiên là 2 – 3kg/1.000m3 nước, từ ngày thứ 2 cho đến ngày 21 mỗi ngày bón 0.65kg/1.000m3 nước và cuối cùng từ ngày 22 đến ngày 30 bón 0.95kg/1.000m3 nước ao. Đối với cách này bà con nên tuân thủ đúng liều lượng vì tỷ lệ nito và photpho mà cao sẽ khiến cho các tảo độc phát triển nhiều hơn so với tảo lợi.

– Gây màu nước bằng sản phẩm gây màu giả, đây là sản phẩm gây màu nhanh chóng nhưng chỉ có công dụng gây màu và không thể cung cấp vi sinh vật có lợi trong ao tôm hoặc cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm.

4/ Nước ao có nhiều bọt

Khi tảo tàn sẽ tạo thành từng lớp bọt nhiều quanh bờ ao
Khi tảo tàn sẽ tạo thành từng lớp bọt nhiều quanh bờ ao

Trong suốt quá trình nuôi, ao xuất hiện nhiều loại bọt trong đó bọt lâu tan có màu nâu, đen hoặc xanh nhạt đến sẫm là đáng lưu tâm. Nguyên nhân là do sụp tảo đột ngột, xác tảo tàn, các chất hữu cơ lơ lửng. Báo hiệu tình trạng nước nuôi bị xuống cấp, khả năng cao sản sinh ra lượng lớn khí độc. Điều này làm cho ao nuôi bị thiếu hụt đi lượng oxy hòa tan và làm cho tôm dễ bị ngộ độc. Bên cạnh đó, .

Cách khắc phục như sau:

– Khi phát hiện khí độc phải dùng zeolite ngay lập tức để hút bớt khí NH3, NO2. 

– Dùng vợt vớt tảo thường xuyên và cho ăn với liều lượng phù hợp không để dư thừa thức ăn trong ao nuôi bằng cách giảm 50% lượng thức ăn cho đến khi môi trường nước ao nuôi ổn định. 

– Dùng kit test để kiểm tra nồng độ khí độc để xem có trong trường hợp nguy cấp.

– Dùng men vi sinh Bio Active – VFT Group để cân bằng môi trường nước ao nuôi, xử lý khí độc trong ao nuôi. Sản phẩm chuyên dùng để xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng trong mọi trường hợp mà không gây hại đến tôm nuôi, môi trường, người dùng.

– Đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao nuôi được cung cấp đầy đủ cho tôm bằng cách chạy quạt tối đa công suất.

– Kiểm tra sức khỏe tôm tại các khu vực tụ chất thải, nếu phát hiện tôm yếu thì hãy trộn vitamin và khoáng chất vào thức ăn để cải thiện sức khỏe cho chúng.

Xử lý nước thải nuôi tôm

Quy trình xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng thường sẽ dùng vi sinh hoặc dùng hệ động thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm. Thông thường 2 phương pháp được được nhiều bà con áp dụng và nó mang đến nhiều hiệu quả tích cực.

1/ Xử lý nước thải bằng vi sinh Bio Active

Bio Active là chế phẩm vi sinh chuyên được dùng để xử lý nước ao nuôi nhằm đem lại hệ sinh thái nước ao nuôi phong phú. Sản phẩm có chứa đa chủng vi sinh có hoạt tính cao, sinh khối lớn giúp phân hủy các chất hữu cơ, thức ăn thừa trong ao nuôi và kết dính các lợn cợn . Thêm vào đó, sản phẩm còn giúp tạo màu nước đẹp, duy trì chất lượng ước và kìm hãm các vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio,…

Bio active chưa các chủng vi sinh chuyên diệt tảo độc trong ao nuôi tôm
Bio active chưa các chủng vi sinh chuyên diệt tảo độc và xử lý các chất thải hữu cơ trong ao nuôi tôm

*Thành Phần Bio Active

– Bacillus spp……………………..109 CFU/L

– Rhodopseudomonas spp……..109 CFU/L

– Saccharomyces cerevisiae……109 CFU/L

– Nước cất và mật rỉ đường vừa đủ 1 lít

– Sản phẩm sản xuất trên nền nhiều chủng vi sinh có lợi cho môi trường ao nuôi: Rhodobacter spp, Lactobacillus spp…

*Hướng dẫn sử dụng Bio Active

Sản phẩm không cần ngâm ủ, bà con chỉ cần pha với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao nuôi sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều về thời gian, chi phí. Một chai như thế này có thể xử lý tận 10.000m3 nước ao nuôi và thời điểm sử dụng sẽ tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bà con:

– Muốn khử nhớt và gây màu trà thì đánh vào buổi sáng khi trời nắng từ 8 – 10 giờ.

– Muốn xử lý khí độc và cắt tảo độc thì đánh vào ban đêm từ 21 – 22 giờ.

2/ Xử lý nước bằng hệ động thực vật

Nhiều người sử dụng hệ thực vật nhằm mục đích là loại bỏ đi các chất ô nhiễm trong ao nuôi. Nhờ cơ chế sử dụng động thực vật hấp thụ Nitơ, Phospho, Carbon để tổng hợp các chất hữu cơ làm tăng sinh khối. Thực vật ở đây chính là tảo, thực vật phù du, các loài thực vật ngập mặn khác.

Tiếp theo chính là hệ động vật, điển hình là động vật bậc một ở các vùng ven biển như ngao, vẹm, hàu. Chúng sẽ hấp thụ các thực vật phù du, cải thiện trầm tích ở đáy. Ở một số địa phương nuôi quảng canh hay nuôi bạt bờ đáy đất dùng phương pháp nuôi kết hợp sò huyết và tôm để xử lý chất thải ở đáy ao. Ngoài ra các loài cá như cá măng, cá đối còn được áp dụng ở các kênh thoát nước thải, cá rô phi ở ao lắng hoặc thả nuôi vào trực tiếp khi tôm đạt size lớn hơn 100 con/kg

Phương pháp nuôi kết hợp khá được bà con ưa chuộng vừa giúp tăng doanh thu vừa giúp giảm thiểu chi phí xử lý nước. Tuy nhiên, có 1 vấn đề là bà con phải đảm bảo những loại thủy sinh nuôi kết hợp không mang mầm bệnh hay ký sinh trùng vì có thể gây ảnh hưởng đến hồ nuôi ngay lập tức.

Xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng sau vụ nuôi

Ảnh minh họa cải tạo ao đất sau vu nuôi tôm thẻ chân trắng
Ảnh minh họa cải tạo ao đất sau vu nuôi tôm thẻ chân trắng

Vào cuối vụ nuôi, việc xử lý ao nuôi rất cần thiết và là cũng là bước chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Đối với xử lý ao sau vụ nuôi sẽ tùy vào loại ao của bà con mà có những cách xử lý khác nhau!

Đối với ao bạt sau khi thu hoạch thì rút cạn nước, bà con dùng vòi phun cao áp để rửa trôi bùn bã đáy và tiến hành chà bạt cho hết nhớt, xong ngâm chùi rửa các dụng cụ nuôi qua chlorine để diệt khuẩn. Cuối cùng bà con tiến hành rải vôi khắp ao và phơi ao với khoảng thời gian từ 10 – 15 ngày rồi cấp nước vào ao nuôi đã được xử lý ở ao lắng (nếu có) thông qua lưới lọc.

Đối với ao đất không có hố xi phông hay thoát nước thì bà con dùng máy bơm để hút nước ra khỏi ao trước, rồi tiến hành sên vét đáy ao thật kỹ để loại bỏ bùn đen và chất thải cũng như cá tạp, ký chủ mầm bệnh ở dưới lớp đất. Rồi tiến hành rải vôi khắp ao, phơi ao ít nhất 15 ngày. Sau đó bơm nước vào ao và tiến hành diệt tạp và diệt khuẩn.

—–>Hướng dẫn diệt cá tạp tại đây: Diệt cá tạp trong ao nuôi tôm

Quản lý nước ao nuôi tôm chưa bao giờ là dễ đối với bà con, nhưng với quy trình xử lý nước nuôi tôm thẻ chân trắng trên thì VFT Group hy vọng có thể giúp bà con cải thiện được chất lượng nước của mình trong suốt vụ nuôi. Tuy nhiên trong quá trình xử lý nước không thể thiếu đi các sản phẩm vi sinh, bà con có thể liên hệ ngay HOTLINE: 0916 859 166 để nhận tư vấn và đặt hàng ngay!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn