Hướng Dẫn Cách Diệt Tảo Nhanh Nhất Trong Nuôi Tôm

18 THG12
2058 lượt xem

 

Trong ao nuôi tôm, khi các loại tảo độc như tảo lam, tảo đỏ, tảo giáp, tảo mắt chiếm ưu thế sẽ làm giảm chất lượng nước ao nuôi và gây hại đến tôm, khiến tôm giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh và chết. 

Dưới đây VFT Group sẽ hướng dẫn cách diệt tảo nhanh nhất trong nuôi tôm, bà con có thể tham khảo thêm nhé!

Tác hại của tảo độc

Trước khi đến với cách diệt tảo nhanh nhất, bà con cần biết về tác hại của tảo độc. Tảo thường sinh sôi mạnh vào những ngày nắng nóng, dư thừa thức ăn hoặc ít thay nước ao nuôi,… Đồng thời nếu số lượng tảo độc xuất hiện với mật độ dày đặc sẽ xảy ra hiện tượng “tảo nở hoa”. Khi này sẽ gây thiếu hụt lượng oxy cho ao nuôi, tôm khó hô hấp do thiếu oxy, suy giảm phiêu sinh động vật, đôi khi còn sản sinh ra chất nhờn khiến cho mang tôm bị tắc nghẽn và cuối cùng là sản sinh ra các loại khí độc như CO2, H2S, NH3. 

Mặt khác, các loài tảo độc còn là nguyên nhân trực tiếp gây nên các bệnh như bệnh gan tụy, phân trắng, phân lỏng, phân đứt khúc,… Khi mắc các bệnh này, tôm thường có dấu hiệu còi cọc, chậm lớn, ốp thân. 

Nguyên nhân khiến tảo sinh sôi mạnh mẽ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo bùng phát mạnh mẽ trong ao nuôi tôm như là tảo lam, tào giáp, tảo mắt, tảo đỏ: 

Ô nhiễm hữu cơ dưới đáy ao

Quản lý thức ăn không tốt, thức ăn dư thừa tích lũy xuống đáy ao cùng với chất thải, xác tôm trong suốt vụ nuôi mà không được xử lý. Từ đó tạo môi trường thuận lợi cho tảo phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự xuất hiện các loài tảo này cũng phụ thuộc vào địa điểm từng vùng nuôi và lượng tảo sống tiềm sinh trong ao nuôi.

Lượng thức ăn dư thừa khi không xử lý sẽ sinh ra các khí độc NH3 giúp cho tảo sinh sôi
Lượng thức ăn dư thừa khi không xử lý sẽ sinh ra các khí độc NH3 giúp cho tảo sinh sôi

Thời tiết thay đổi thất thường

Khi nắng nóng kéo dài thì nhiệt độ trong nước sẽ tăng thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy bùn bã hữu cơ, từ đó tạo điều kiện cho các loại tảo phát triển. 

Mưa kéo dài làm giảm độ mặn trong nước, phân tầng mặt nước tạo điều kiện cho tảo lam phát triển.

Nguồn nước cấp

Nguồn nước cấp chứa tảo mà không được xử lý kỹ đã đưa vào ao nuôi tôm. Trong môi trường ao nuôi, gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển một cách nhanh chóng. Ngoài ra, nếu tảo sinh sôi quá mức từ đầu vụ nuôi là do cải tạo ao không kỹ, đáy ao vẫn còn dơ và tích tụ nhiều mùn bã. 

—>Tham khảo thêm bài viết: Các loại tảo độc trong ao nuôi tôm

Hướng dẫn cách cắt tảo trong nuôi tôm hiệu quả

Dùng chế phẩm vi sinh để cắt tảo trong nuôi tôm

Bà con tham khảo dòng sản phẩm vi sinh Aqua – VFT Group chứa các chủng vi sinh chuyên biệt cắt tảo nhanh chóng, làm sạch nền đáy ao, hạn chế khí độc sinh sôi, ổn định nguồn nước. Đặc biệt, Aqua có thể cắt các loại tảo độc như lam, tảo giáp, tảo đỏ, tảo mắt,… chỉ sau một liệu trình sử dụng.

Ngoài ra, Aqua còn được sử dụng khi ao nuôi bị ô nhiễm nặng. Sản phẩm sẽ đáp ứng các tiêu chí như “tiết kiệm, hiệu quả, an toàn”. Sau đây sẽ là một số công dụng cụ thể như sau:

  • Aqua chứa các loại vi khuẩn hữu ích, có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, làm giàu nguồn vi sinh vật nền đáy.
  • Aqua Phân giải nhanh bùn bã hữu cơ tích tụ đáy ao từ thức ăn dư thừa, phân và chất thải gây ô nhiễm ao nuôi.
  • Aqua Ngăn chặn độc chất phát sinh từ tảo tàn, rớt tảo,…
  • Aqua Giúp giảm nhanh các khí độc hòa tan trong nước ao nuôi như : Amoniac (NH3),  Nitrite (NO2), Hydro sulfur (H2S), giảm mùi hôi.
Vi sinh xử lý đáy ao Aqua giúp phân hủy các chất thải hữu cơ trong ao nuôi mà không sinh ra khí độc gây hại cho tôm
Vi sinh xử lý đáy ao Aqua là 1 trong những cách cắt tảo trong nuôi tôm mà không sinh ra khí độc gây hại cho tôm

Hướng dẫn sử dụng: Vi sinh Aqua có dạng bột, hoạt tính rất mạnh và được kích hoạt sẵn cho nên thích nghi rất nhanh với môi trường đáy ao. Bà con chỉ cần hòa với nước tạt trực tiếp xuống ao, sau đó chạy quạt nước với tối đa công suất để tăng cường thêm hiệu quả. Tần suất sử dụng Aqua sẽ là 5 ngày/lần với liều lượng như sau:

  • Tháng thứ 1: Dùng 100g Aqua hòa với 50 lít nước cho 5.000m3 nước.
  • Tháng thứ 2: Dùng 150g Aqua hòa với 50 lít nước cho 5.000m3 nước.
  • Tháng thứ 3: Dùng 200g Aqua hòa với 50 lít nước cho 5.000m3 nước.
  • Tháng thứ 4: Dùng 250g Aqua hòa với 50 lít nước cho 5.000m3 nước.

Thời điểm sử dụng như sau:

  • Để xử lý khí độc, lợn cợn, bùn bã hữu cơ thì đánh vào lúc trời nắng từ 8 – 10 giờ sáng.
  • Để cắt tảo thì đánh từ 9 – 11 giờ vào ban đêm.  

Sản phẩm sẽ có hiệu quả rõ rệt từ 1 – 2 ngày sau khi sử dụng. Nhưng mức độ hiệu quả còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ ô nhiễm, liều lượng sử dụng cũng như là việc sử dụng đúng cách.

Lưu ý:

– Tuyệt đối không được để dung dịch đã hòa tan quá 2 giờ đồng hồ.

– Để phát huy hiệu quả, bà con cần phải ổn định các thông số môi trường nước như độ pH (7,5 – 8,5) và độ kiềm (80 – 200 mg/L).

—–> Tham khảo thêm bài viết vi sinh diệt tảo.

Dùng vôi kết hợp với vi sinh

Vôi là một trong những phương pháp thông dụng được nhiều bà con dùng để cắt tảo
Vôi là một trong những cách cắt tảo trong nuôi tôm thông dụng được nhiều bà con dùng.

Vôi có rất nhiều công dụng và thường được dùng như cách diệt tảo nhanh nhất, điển hình nhất là vôi nóng CaO. Liều lượng sử dụng cũng tùy theo từng loại tảo như sau:

  • Tảo giáp, tảo lam: Bà con dùng 25 – 30kg/ 1.500 – 2.000m3 và đánh từ 2 đến 3 ngày vào ban đêm (6 – 9 giờ).
  • Tảo mắt, tảo lục: Bà con dùng 10 – 15kg/ 1.000m3 và đánh từ 2 đến 3 ngày vào ban đêm (6 – 9 giờ).

Sau khi bà con đánh vôi xuống, mặt nước sẽ bị sôi và tảo nằm ở tầng trên hoặc tầng giữa sẽ bị tiêu diệt. Tuy là vậy nhưng khi đánh vôi xuống cũng sẽ đồng thời làm tăng độ pH và độ pH, khi này bà con nên sử dụng 1 bao Dolomit 10kg rải khô không cần hòa với nước để cân bằng độ cả hai thông số này trở lại mức bình thường. 

Khi đã sử dụng Dolomit, bà con cần đánh lại vi sinh Bio Active – VFT Group để môi trường nước ao nuôi sau đó khoảng 3 tiếng. Trong 1 chai Bio Active sở hữu đa công dụng như sau:

– Phân hủy các chất hữu cơ dư thừa như phân tôm, vỏ tôm, xác tảo tàn,…

– Gây màu trà chỉ sau nửa ngày nhờ các chủng vi sinh vật kích thích tảo khuê, tảo lục,…

– Cắt các loại tảo độc như tảo lam, tảo xanh, tảo đỏ, tảo giáp có hại cho tôm trong suốt vụ nuôi.

– Giảm hàm lượng khí độc tích tụ ở đáy ao như NH3, NO2, H2S. 

– Ức chế, kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật hây bệnh thuộc nhóm Vibrio chuyên gây ra các bệnh như bệnh phân trắng, đốm đen, hoại tử gan tụy,…

– Khử nhớt, sạch bạt, giảm lợn cợn và mùn bã hữu cơ.

Khác với các dòng vi sinh khác, dòng Bio Active không cần ngâm ủ, bà con chỉ cần hòa với nước rồi tạt thẳng xuống ao. Với dung tích 1 chai/lít sẽ giúp bà con xử lý lên đến 10.000m3 nước ao với hiệu quả chỉ từ 1 – 2 liệu trình dùng.

Dùng Đồng Sunphat CuSO4

Dùng muối đồng Sulfat là cách được nhiều bà con sử dụng để cắt tảo
Dùng muối đồng Sulfat là 1 trong những cách cắt tảo trong nuôi tôm hiệu quả.

Sử dụng đồng Sunphat CuSO4 là cách diệt tảo nhanh nhất, dễ thực hiện và chi phí không hề cao nên được bà con nuôi tôm thường áp dụng. Tuy là giúp cho bà con diệt tảo nhanh nhưng sẽ khiến cho tảo chết hàng loạt và trong đó bao gồm luôn cả tảo có lợi

Muối Đồng Sunphat CuSO4 .5H2O cấu tạo theo dạng tinh thể xanh và không mùi. Hòa vào nước sẽ phân ly và tạo thành Cu2+ và SO42-. Trong đó, Cu2+ không bị thủy phân nên làm ức chế quá trình quang hợp của tảo và hạn chế tảo phát triển. 

Khi ao nuôi có độ pH và độ kiềm ổn định, bà con mới nên áp dụng cách xử lý tảo xanh bằng đồng Sunphat . Vì nếu độ pH và độ kiềm thấp thì chỉ số ion Cu2+ sẽ tồn tại lâu gây độc cho tôm. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng đồng Sunfat kết hợp Chelate đồng để giảm độc tính đối với tôm nuôi trong ao, hạn chế tác dụng phụ của phương pháp này.

– Cách sử dụng: 

  • Bước 1: Kiểm tra chất lượng nước: Kiểm tra lượng pH, độ cứng và các thông số khác của nước. Vì đồng Sulfate hoạt động ở môi trường có độ pH trung tính đến hơi kiềm từ 6.5 – 8.5.
  • Bước 2: Pha loãng đồng Sulfate với nước ao, đảm bảo liều lượng được hòa tan hoàn toàn. Sau khi hoà tan hoàn toàn, ta bắt đầu tạc đều xuống ao.
  • Bước 3: Trong 24h đầu tiên, ta cần xem phản ứng của tôm. Nếu tôm có tình trạng bị stress, ta cần tăng cường bổ sung oxy hoặc thay nước ao trong trường hợp nặng.

– Liều lượng: mức độ an toàn sử dụng cho đồng sulfate nên từ 0.5 – 2 mg/L.

Để đạt được hiệu quả cao, bà con đánh đồng Sunphat vào lúc ban đêm từ 8 – 9 giờ. Tuy nhiên, bà con nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc kỹ sư thủy sản trước khi sử dụng nhé!

—–> Xem thêm bài viết khi ao tôm bị mất tảo

Dùng vợt để loại bỏ tảo

Bà con nên dùng vợt vớt bớt tảo ra trước khi xử lý tảo
Bà con nên dùng vợt vớt bớt tảo ra trước khi xử lý tảo

Dùng vợt hoặc các dụng cụ khác để vớt tảo là cách đơn giản nhất để dọn sạch tảo ra khỏi ao. Bà con hãy dùng một cái vợt có cán dài, vợt khắp mặt ao và vớt toàn bộ tảo ra ngoài. Cách này sẽ mất khá nhiều thời gian và công sức, nhưng bà con sẽ thấy hiệu quả ngay khi dọn xong. Tuy nhiên đây không phải là biện pháp lâu dài vì tảo sẽ tiếp tục quay trở lại. Chỉ sử dụng cách này khi ta cắt tảo bằng các phương pháp nói trên và cần giảm mật độ tảo xuống trước khi thực hiện.

Dùng BKC để diệt tảo

BKC là một hợp chất hữu cơ được sử dụng vào năm 1935 và trong chăn nuôi thủy sản thì nó được dùng để khống chế sự phát triển của tảo. Nhưng khả năng diệt tảo của BKC còn tùy thuộc vào độ dày của vách tế bào ở tảo. Điểm đặc biệt hơn, nếu bà con sử dụng ở liều lượng thấp còn có thể giúp kích thích tôm lột vỏ.

Liều lượng sử dụng để giảm mật độ tảo sẽ từ 0,5 – 1 mg/L và thời điểm dùng tốt nhất sẽ vào buổi trưa nắng gắt để đạt hiệu quả cao nhất. Lưu ý: BKC sẽ gây khó chịu cho người dùng vì nó có mùi nồng và tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp.

Cách này mang lại hiệu quả cao nhưng lại ảnh hưởng đến tôm khi sử dụng quá liều lượng và còn làm giảm giá trị tôm nuôi. Bà con cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để hạn chế việc bị tác động xấu đến toàn bộ hệ sinh thái ao nuôi.

Trên đây là bài viết hướng dẫn về các cách diệt tảo nhanh nhất. Ngoài ra nếu bà con vẫn chưa hiểu chỗ nào có thể liên lạc trực tiếp với các kỹ sư VFT Group để được tư vấn miễn phí qua HOTLINE: 0916 859 166.

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vftgroup.thuysan

– Facebook: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup