Các Loại Tảo Độc Trong Ao Nuôi Tôm Và Cách Quản Lý

15 THG02
115 lượt xem

 

Đầu tiên thì tảo là một nhóm nguyên sinh vật lớn, đa dạng có vai trò giúp cân bằng hệ sinh thái ao nuôi và cung cấp oxy cho hoạt động hô hấp của tôm. Tảo sẽ chia ra thành 2 nhóm là tảo có lợi và tảo độc, trong đó thì tảo độc gây ảnh hưởng xấu đến ao nuôi và cần có cách xử lý chúng phù hợp. Đến với bài viết ngày hôm nay, VFT Group sẽ liệt kê các loài tảo độc và cách quản lý hiệu quả.

Các loại tảo độc và cách nhận biết

Các loài tảo phổ biến trong ao nuôi sẽ bao gồm tảo silic, tảo lục, tảo lam và cả tảo giáp. Mỗi loài tảo đều mang đặc điểm phát triển riêng và sự tác động của chúng đối với sức khỏe tôm trong ao nuôi cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trong đó thì tảo lam, tảo giáp là các loại tảo độc và khi chúng chiếm ưu thế trong ao nuôi sẽ gây ra hiện tượng “tảo nở hoa” làm phát sinh khí độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, ức chế sự hô hấp.

Sau đây là chi tiết về các loài tảo độc:

1/ Tảo lam

Nước ao tôm có màu xanh đậm là do tảo lam phát triển quá và sẽ gây hại cho tôm
Nước ao tôm có màu xanh đậm là do tảo lam phát triển quá và sẽ gây hại cho tôm

Tảo lam hay còn được gọi là vi khuẩn lam, đây là những loài tảo đơn bào sống thành tập đoàn hoặc đa bào dạng sợi ở dạng chuỗi hạt đơn hay phân nhánh. Điều kiện lý tưởng để nhóm tảo này phát triển chính là hàm lượng muối dinh dưỡng cao trong ao nuôi, tỉ lệ N:P từ 3-5:1. Đây là loại tảo độc vì nó tiết ra chất độc, gây ra hiện tượng nở hoa trong nước và phát triển mạnh vào các tháng nóng trong năm.

Thông thường có 2 dạng tảo lam thường xuất hiện trong ao nuôi chính là tảo lam dạng sợi như Nostoc, Anabaena, Oscillatoria và tảo lam dạng hạt thường thấy sẽ là Microcystis. Sau đây là các dấu hiệu nhận biết:

– Khi loại tảo độc này xuất hiện nhiều trong ao nuôi sẽ làm cho tôm nuôi có mùi hôi, đồng thời thải ra chất nhờn ở màng tế bào gây tắc nghẽn mang tôm. Ngoài ra còn ghi nhận một số trường hợp loại tảo này xuất hiện trong đường ruột tôm ở dạng chưa tiêu hóa, đây là nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng.

– Khi số lượng tảo lam quá nhiều, bà con có thể quan sát màu nước có màu xanh đậm, xanh nước sơn, nổi váng xanh trên mặt nước. Lúc trời nắng gắt thường nổi thành từng đám trên mặt nước ở cuối gió. Khác với tảo mắt thì các khối tảo lam chỉ đứng yên một chỗ và trôi theo dòng chảy ở trong ao

—> Xem chi tiết bài viết tại đây: Tảo lam

2/ Tảo mắt

Tảo mắt chủ yếu sinh sống ở các thủy vực nước ngọt và chỉ riêng một số loài sống ở nước lợ mặn. Sự xuất hiện của chúng trong ao nuôi báo hiệu nền đáy ao bắt đầu bị nhiễm bẩn, nguồn nước bị ô nhiễm. Trong các điều kiện này, loại tảo độc này tăng sinh khối với tốc độ rất nhanh gây ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan, gây nhiễm bẩn nghiêm trọng đến môi trường nước và màu nước sẽ có màu nâu đen. Đặc điểm nhận biết là các mảng màu xanh nổi trên bề mặt luôn di chuyển về hướng có ánh nắng

3/ Tảo giáp

Ảnh minh họa ao tôm bị tảo giáp mọc dày đặc
Ảnh minh họa ao tôm bị tảo giáp mọc dày đặc

Đây là loại tảo độc cuối cùng mang tên tảo giáp thường xuất hiện trong ao nuôi, thường sống ở vùng nước mặn và chỉ có 10% sống trong nước ngọt. Khi tảo giáp phát triển với mật độ cao trong ao, màu nước sẽ có màu nâu đỏ. Vào các thời điểm nắng gắt thì chúng sẽ tập trung nổi trên mặt nước và xuống đáy ao khi ánh nắng mặt trời giảm, chúng rất dễ nhận biết bởi màu đỏ gạch đặc trưng. Tôm không thể tiêu hóa được loại tảo độc này do chúng có vách tế bào cứng, khi tôm ăn phải sẽ bị tắc nghẽn đường ruột hoặc phân đứt đoạn khi có quá nhiều tế bào tảo giáp trong ruột. 

Khi tảo giáp xuất hiện nhiều trong ao nuôi thường sẽ làm  tôm nổi đầu vào sáng sớm do thiếu hụt nguồn oxy trong ao nước. Bên cạnh đó thì còn gây ra tình trạng nước ao bị phát sáng làm ảnh hưởng không tốt đến tập tính của tôm nuôi. 

Nguyên nhân gây ra tảo độc

Thông thường, nguyên nhân chính khiến cho tảo độc phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi là do ô nhiễm chất thải hữu cơ. Việc này đến từ nhiều bà con quản lý thức ăn không tốt, cho ăn không đúng với tuổi đời của tôm, diện tích ao nuôi khiến cho thức ăn tồn động dưới nền đáy. Mặt khác thì phân tôm thải ra quá nhiều không được xử lý hoặc không cải tạo nền đáy cũng là nguyên nhân gây xuất hiện tảo độc.

Thứ hai đó là yếu tố thời tiết, đôi lúc nắng nóng thất thường hoặc mưa bão kéo dài. Thời tiết nắng nóng đi kèm với các cơn mưa giông đột ngột làm thay đổi các thông số môi trường nước, từ đó đẩy nhanh quá trình phân hủy bùn bã hữu cơ tạo điều kiện sản sinh ra tảo có hại. Hoặc mưa kéo dài khiến cho độ mặn bị giảm nhanh, thay đổi độ pH và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển của tảo độc. Cùng với đó nắng làm tảo sinh sôi mạnh hơn.

→ Việc hiểu rõ về các nguyên nhân gây hình thành tảo độc trong ao nuôi sẽ giúp chúng ta có các bước xử lý sao cho phù hợp. Nhờ vậy mà sức khỏe của tôm nuôi và môi trường nước ao nuôi luôn ổn định.

Cách kiểm soát tảo độc trong ao nuôi tôm

Việc kiểm soát tảo độc sẽ được chia thành 2 giai đoạn bao gồm:

1/ Kiểm soát tảo độc khi mật độ quá dày

– Sử dụng vi sinh xử lý các loại tảo độc Bio Active – VFT Group với cách dùng khá đơn giản, bà con chỉ cần hòa sản phẩm với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao nuôi mà không cần ngâm ủ, sục khí. Đặc biệt, Bio Active không chứa kháng sinh, hormone hoặc các hóa chất độc hại và hơn thế nữa, sản phẩm đã được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

Khuyến mãi mua 5 chai Bio Active tặng 1 chai
Khuyến mãi mua 5 chai Bio Active tặng 1 chai

—> Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Bio Active

– Kiểm soát hàm lượng Nitơ trong ao nuôi, nhất là trong việc giúp kìm hãm sự phát triển của loài tảo lam.

– Tiến hành xử lý nhớt bạt, bùn đáy trong ao nuôi vì đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho tảo độc phát triển. Bà con có thể tham khảo dòng men vi sinh xử lý đáy ao nuôi

– Dùng vợt để vớt xác tảo trong ao nuôi.

– Thay nước từ nguồn nước đã được xử lý sạch sẽ, không mầm bệnh nhằm giảm mật độ của tảo.

– Phân chia liều lượng cho ăn phù hợp với diện tích ao nuôi và tuổi đời của tôm để hạn chế trường hợp dư thừa thức ăn trong ao.

– Thường xuyên hút bùn và xi phông đáy ao nuôi để dọn bớt bùn bã hữu cơ.

– Riêng đối với nhóm tảo lam, bà con nên áp dụng phương pháp gia tăng độ mặn cho nước ao với việc cấp thêm nước hoặc muối (10kg/1.000m3 được treo ở đầu cánh quạt).

– Thả ghép cá rô phi vùng với tôm trong ao, thường thì cá rô phi sẽ giống ở tầng nước giữa và tầng đáy giúp tiêu thụ hơn 50% đạm trong tảo.

2/ Kiểm soát tảo độc khi tảo tàn

– Sử dụng vợt để vớt xác tảo tàn và xi phông đáy ao định kỳ.

– Tiến hành kiểm tra các thông số môi trường nước ao, nếu có dao động thì hãy điều chỉnh sao cho phù hợp.

– Tăng cường thêm oxy viên và chạy quạt nước để cung cấp oxy hòa tan trong ao nuôi.

– Cắt giảm liều lượng cho ăn, thường thì sẽ giảm từ 30 – 50% lượng thức ăn.

– Xử lý nguồn nước và thay 30% lượng nước trong ao nuôi từ ao lắng có sẵn để giảm thiểu tảo độc.

– Sử dụng men vi sinh Bio Active để phân hủy xác tảo tàn thành các hạt chất vô cơ nhỏ, vô hại để dễ dàng xi phông hơn đối với ao bạt hoặc lắng xuống đất.

Sau đây là tổng hợp các loài tảo độc mà bà con cần lưu ý, bên cạnh đó là cách kiểm soát tảo độc cũng không kém phần quan trọng để giữ cho sức khỏe ao nuôi luôn ổn định. Hiện tại có các sản phẩm vi sinh như Bio Active – VFT Group giúp xử lý triệt để các vấn đề này. Bà con nhanh tay liên hệ HOTLINE: 0916 859 166 để đặt hàng và nhận ngay ưu đãi siêu hời nhé!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn