Tảo lam là một trong những loài tảo gây hại cho môi trường nước ao nuôi và cho sự phát triển của tôm. Chúng thường phát triển trong môi trường nước ô nhiễm, giàu Nitơ và Photpho (tỉ lệ N/P: 3-5/1), vào mùa nắng chúng sẽ phát triển mạnh hơn vì nhận được nhiều ánh sáng. Tảo này có tốc độ phát triển chậm hơn các loại tảo khác nhưng lại rất khó để xử lý chúng.Vậy cách xử lý tảo lam trong ao nuôi tôm như thế nào hiệu quả nhất? Ngoài ra các nguyên nhân gây ra tảo lam và phòng ngừa tảo quay lại? VFT Group mời bà con cùng đọc để tìm hiểu nhé!
VFT Group xin hướng dẫn bà con phương pháp cắt tảo lam kết hợp giữa vôi và vi sinh để mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. Đầu tiên vào lúc 18-21h, bà con sẽ tiến hành thay nước chiều khoảng 30%, kế đến rải khô trức tiếp vôi nóng CaO với liều lượng 25-30kg cho 1500-2000m3 nước tùy vào mức độ nặng của tảo. Mục đích để khi vôi phản ứng với nước sẽ gây ra hiện tượng sôi làm chết phần lớn tế bào tảo.
Kế tiếp bà con rải Dolomit để cân bằng hệ đệm nhằm ổn định độ pH trong nước do sử dụng vôi và tăng độ hiệu quả khi sử dụng vi sinh cho bước tiếp theo. Sau khi tạt vôi và dolomit khoảng 2-3 tiếng, bà con bắt đầu đánh vi sinh Bio Active hoặc Aqua liều lượng gấp đôi 2 chai/hũ cho 5000m3. Nhằm xử lý những cá thể tảo lam còn xót lại và tiêu hủy các xác tảo đã tàn do vôi nóng gây ra. Cách sử dụng vi sinh Bio và Aqua sẽ là hòa với nước ao 20 lít rồi tạt đều quanh hồ. Sau khi đánh vi sinh xuống, bà con hãy bơm nước từ ao xử lý vào ao nuôi từ từ cho đến sáng. Bà con lặp lại quá trình này cho 1 đến 2 đêm liên tiếp sẽ thấy tảo lam biến mất hoàn toàn.
Bộ sản phẩm vi sinh Bio Active loại C và Aqua là 2 sản phẩm chuyên dùng để xử lý tảo và loại bỏ các chất thải dinh dưỡng hưu cơ tới từ thức ăn và xác tảo tàn khiến cho tảo phát triển mạnh. Với nồng độ vi sinh lớn tập trung vào 1 chức năng để tăng độ hiệu quả cao cho sản phẩm. Ngoài ra, khi bà con sử dụng định kỳ mỗi 5 ngày sẽ ngăn chặn tình trạng tảo lam quay trở lại trong ao nuôi tôm.
Nếu bà con muốn tìm hiểu sâu về tảo lam bà con nên đọc tiếp để biết rõ hơn về cấu tạo, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết khi loại tảo này xuất hiện.
Ngoài cách kể ở trên ra, bà con có thể sử dụng các cách sau để xử lý lượng tảo lam ít hoặc không đáng kể trong ao nuôi tôm. Mời bà con có thể tham khảo qua:
Sử dụng cách thủ công là vớt tảo và thay nước ao nuôi. Tuy nhiên, cách này tốn rất nhiều công sức và tốn tiền thuê nhân công nhưng lại không thể giải quyết triệt để và tảo vẫn phát triển trở lại. Cách này chỉ nên dùng để giảm thiểu số lượng tảo trong ao trước để có dễ dàng sử dụng biện pháp hóa học hay sinh học để cắt tảo.
Bà con dùng các hợp chất diệt tảo như Đồng Sulphat, BKC và vôi để cắt tảo. Cụ thể:
– Đồng Sulfat (CuSO4): Được dùng rộng rãi để giúp cắt tảo lam và diệt khuẩn trong ao nuôi. Bà con sử dụng với liều lượng ở mức an toàn là 0,5-0,7kg/3000-4000m3 sử dụng lúc trời nắng gắt. Bà con hòa tan Đồng Sulfat vào nước rồi phun lên bề mặt ao nuôi. Hoặc cho vào túi vải thô cột vào đuôi thuyền, khi thuyền chạy thì dung dịch sẽ hòa tan vào nước hay có thể tạt trực tiếp vào quạt nước để lưu thông đều ao.
Lưu ý: Khi dùng quá liều sẽ khiến tôm bị nhiễm kim loại nặng, không được sử dụng khi trời mưa và khi tôm chưa đạt 1 tháng tuổi. Sau khi sử dụng, sẽ sinh ra tảo tàn trong thời gian ngắn, bà con phải tiến hành trục vớt hoặc xi phong ngay tức thì để tránh tình trạng tôm ăn xác tảo.
– BKC (Benzalkonium Chloride): Được dùng để kiểm soát sự phát triển của các loại tảo độc trong ao, nếu dùng ở liều lượng thấp còn có thể kích tôm lột vỏ. Liều lượng hợp lý nhất dùng để cắt tảo là 1,5 lít/ 2000m3 nước. Khi sử dụng, cần hòa tan BKC vào nước sạch sau đó tạt đều khắp mặt ao rồi chạy quạt liên tục, chỉ sử dụng lúc trời nắng gắt.
Lưu ý: Khi dùng xong sẽ sinh ra tảo tàn ngay lập tức, bà con cần trục vớt/xi phong sớm tránh tôm ăn phải mắc bệnh đường ruột và tôm phải lớn hơn 35 ngày tuổi mới đủ khỏe để kháng lại sự ảnh hưởng của BKC.
Các loại hóa chất này thường có tác dụng nhanh nhưng ngược lại sẽ rất dễ gây ngộ độc cho tôm nếu sử dụng vượt qua mức liều lượng cho phép. Vì vậy, bà con hãy tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cho từng loại sản phẩm trước khi dùng.
Để hạn chế sự xuất hiện của tảo lam trong ao tôm, bà con cần có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu vụ nuôi. VFT Group sẽ hướng dẫn cho bà con một số cách có thể áp dụng như sau:
+ Kiểm soát mật độ nuôi: Đảm bảo mật độ nuôi tôm hợp lý để tránh tạo ra lượng chất thải hữu cơ quá lớn.
+ Kiểm soát độ mặn trong ao nuôi: Độ mặn trong ao cao chính là yếu tố khiến cho tôm phát triển chậm hoặc làm chết tôm và hình thành nên tảo. Hãy sử dụng thiết bị đo để điều chỉnh và đảm bảo độ mặn phù hợp để hạn chế tình trạng tảo phát triển.
+ Định kỳ vệ sinh đáy ao: Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước ao nuôi, định kỳ xử lý chất thải tích tụ dưới đáy ao như: phân tôm, xác tôm, thức ăn dư thừa, rong tảo chết,… Bên cạnh đó, bà con có thể sử dụng thêm vi sinh Bio Active (xử lý nước ao) và Aqua (xử lý đáy ao) để ổn định nguồn nước và tiêu diệt tảo độc triệt để.
+ Quản lý nguồn thức ăn hàng ngày: Việc nuôi tôm lâu ngày, bà con thường ít khi để ý đến lượng thức ăn như nào là vừa đủ với tôm, thường hay cho ăn theo công thức và cảm tính. Vì thức ăn dư thừa trong ao sẽ tạo điều kiện cho tảo lam phát triển mạnh mẽ, nên việc điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của đàn tôm là hết sức quan trọng. Nếu lượng thức ăn dư thừa quá nhiều, có thể thay nước hoặc thả thêm các loại cá không gây hại đến tôm để chúng tiêu thụ lượng thức ăn dư thừa này
+ Xử lý nguồn nước cấp: Trước khi cấp nước vào ao nuôi, bà con cần phải xử lý nguồn nước cấp vào ao để diệt khuẩn, mầm bệnh… Đặc biệt phải đảm bảo rằng hệ thống lọc nước trong ao nuôi cần phải hoạt động tốt để loại bỏ tảo lam. Việc bảo trì và vệ sinh định kỳ hệ thống lọc nước cũng rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả hoạt động.
Ngoài ra, để hạn chế số lượng tảo lam phát triển qua mức thì bà con có thể sử dụng vôi để làm giảm lượng Photpho trong ao. Nhưng đối với biện pháp này, bà con nên kiểm tra hệ đệm Bicarbonat để theo dõi tình hình phát triển của chúng trong nước. Sau khi đã kiểm tra hệ đệm, bà con cần tuân thủ một số lưu ý sau đây:
– Trường hợp hệ đệm thấp: Ngâm vôi trong vòng 1 tiếng rồi tạt đều quanh ao nuôi với liều lượng 30kg cho 1.000m3 nước. Khung giờ hiệu quả nhất để bón vôi là từ 14 – 15h và bón vôi liên tục trong 2 ngày.
– Trường hợp hệ đệm cao: Tiến hành thay nước vào ban đêm để làm giảm mật độ của tảo.
—–> Tham khảo thêm bài viết cách xử lý tảo lục trong ao nuôi tôm
Trước khi nói về cách xử lý tảo lam trong ao nuôi tôm, đầu tiên bà con cần tìm hiểu sơ lược về chúng là gì. Tảo lam hay còn gọi là vi khuẩn Lam (Cyanophyta), chúng thuộc nhóm có khả năng tự quang hợp và tự sản xuất thức ăn. Có một thực tế là tảo lam thường không được các nhà khoa học tính là thuộc nhóm tảo, mà được xem là vi khuẩn (vi khuẩn gram âm). Phần lớn vi khuẩn lam sống trong môi trường nước ngọt, một số ít phân bổ trong môi trường nước mặn và lợ. Nguồn thức ăn yêu thích của chúng chủ yếu đến từ thức ăn dư thừa hoặc phân tôm.
Loại tảo này tạo ra chất nhờn tế bào, gây tắc nghẽn ở mang, cản trở sự hô hấp của tôm và gây ra tình trạng tôm có mùi hôi. Vi khuẩn lam được đánh giá là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh phân trắng trên tôm. Trong một vài trường hợp, người ta tìm thấy trong đường ruột của tôm bị bệnh phân trắng có chứa vi khuẩn lam ở dạng chưa tiêu hóa.
—–> Tham khảo thêm bài viết 1 loại tảo độc khác: tảo giáp là gì?
Tảo lam trong ao nuôi tôm thường có 2 loại chính là tảo lam dạng sợi và tảo lam dạng hạt:
Tảo lam dạng hạt thuộc bộ Chroococcales, chúng có tế bào hình cầu hoặc hình bầu dục và có thể có từ 2 hoặc nhiều tế bào. Lối sống chủ yếu của tảo lam dang hạt thường là phân đôi tế bào, dưới dạng này chúng sẽ có các loài như sau:
– Loài Microcystis: loài này thường sẽ theo hình dạng hạt tập trung lại với nhau thành 1 tập đoàn.
– Loài Gloeocapsa: Tế bào của chúng thường sống ở dạng bản và phân bố không có trật tự trong tập đoàn.
– Loài Woronichinia: Khác với loài Microcystis, các tế bào sống ở dạng bản và phân bố có trật tự trong tập đoàn.
Đặc điểm chung của 3 loài này là sẽ tạo màu xanh đậm trong ao nuôi khi xuất hiện, dễ nhận biết bởi các mảng nhỏ ở góc ao nơi cuối gió. Loài này thường tập trung nhiều ở bề mặt ao cho nên cách xử lý chúng là xử lý tầng mặt bằng cách dùng chất kết dính và dùng vợt để vớt chúng ra, xong xử lý các nguyên nhân tạo điều kiện cho tảo lam sinh sôi để ngừa sự tái xuất hiện
Tảo lam trong ao nuôi tôm còn có dạng sợi có 6 loài chính với cấu trúc sợi dài phân nhánh hoặc không phân nhánh, gồm các tế bào sống thành đoàn hoặc riêng lẻ. Hình thức sinh sản của chúng thường là phân đôi tế bào, đứt đoạn thành sợi hoặc bào tử màng dầy. Gồm các loài sau:
– Loài Nostoc và Stignonema: Nostoc là những tế bào ở dạng sợi không phân nhánh sinh sống thành từng tập đoàn và bám vào các giá thể. Stigonema là những cá thể riêng biệt nhưng tập hợp lại với nhau trong bọc nhầy tạo thành từng sợi. 2 loài này sinh sống chủ yếu thành tập đoàn với kích thước và hình dáng sẽ khác nhau và đường kính của chúng khi quan sát dưới kính hiển vi có thể lên đến 20 nano mét. Trong phân tích thành phần của lab lab (tảo đáy) hoặc đám nhớt ở bờ ao đều xuất hiện hiện tảo lam loài Nostoc và stignonema. Khi xử lý 2 loài này không nên sử dụng hóa chất vì chúng có thể sinh sôi từ nhánh của các tế bào chính và phát triển bình thường.
– Loài Anabaena: Thường có kích thước nhỏ hơn so với loài Nostoc, có các tế bào dị hình, là nơi sản sinh ra các chất độc cho môi trường và vật nuôi. Loài này thường sống ở tầng mặt và tầng giữa, chuyển động chủ yếu là nhờ gió. Cách xử lý tảo này là trục vớt những cá thể trên bề mặt rồi tiến hành sử dụng vi sinh hoặc hóa chất để cắt tảo ở tầng giữa.
Bộ Oscilatorialles đăc điểm nhận diện là nước ao có màu xanh đậm nhưng có độ trong. Có khả năng tự di chuyển nhờ các không bào. Sống chủ yếu ở tầng giữa hoặc đáy ao, bộ này là tác nhân chính gây ra các bệnh đường ruột, phân trắng và bệnh gan ở tôm vì chúng có mùi tanh hấp dẫn tôm ăn. Loại tảo này khi xử lý không cần tiền hành trục vớt mà dùng vi sinh hoặc hóa chất để cắt trực tiếp. Bộ Oscilatorialles bao gồm 3 chi chính như sau:
– Chi Lyngbia: Phân bố ở cả khu vực nước ngọt lẫn nước mặn hoặc có khi ở suối nước nóng với các tế bào dạng sợi có bao nhầy bao bọc xung quanh.
– Chi Oscilatoria: Các tế bào của chi này sống thành quần thể ở dạng sợi, đặc biệt không chứa bao nhầy và không thể chuyển động. Phân biệt nhiều ở khu vực nước ngọt, biển hoặc nước lợ. Nếu số lượng phát triển quá mức có thể gây ra hiện tượng tảo nở hoa gây ảnh hưởng đến môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm.
– Chi Spirulina: Tế bào sẽ có dạng sợi xoắn hoặc uốn khúc, chúng phân bố rộng rãi và là nguồn thức ăn cho ấu trùng động vật thủy sinh. Ngoài ra, vì chúng có hàm lượng protein cao nên có thể sử dụng làm thức ăn cho con người.
Tảo lam trong ao nuôi tôm thường xuất hiện và sinh sôi mạnh mẽ do một số nguyên nhân sau:
Tảo lam gây hại trực tiếp cho tôm nuôi hoặc gián tiếp thông qua môi trường nước ao, cụ thể:
Men vi sinh Aqua được sản xuất và phân phối độc quyền tại VFT Group – Dẫn đầu về làm sạch ao nuôi, cách cắt tảo lam trong ao nuôi tôm triệt để, tạo điều kiện thuận lợi để tôm sinh trưởng. Đặc biệt, VFT có đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình. Mọi thắc mắc, bà con có thể liên hệ qua HOTLINE: 0916 859 166 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ trong suốt quá trình nuôi.
Chúc bà con nuôi tôm thành công và có vụ mùa được giá!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vftgroup.thuysan
– Facebook: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup