Hệ thống đường ruột của tôm luôn được quan tâm nhiều trong suốt quá trình nuôi của bà con. Nếu không được chăm sóc kỹ càng, tôm sẽ có nguy cơ mắc bệnh phân trắng, căn bệnh đường ruột phổ biến trên tôm. Nhưng khi tôm thẻ bị phân trắng thì có thể nhận biết bằng dấu hiệu nào, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như thế và có hướng xử lý không?
Bà con đọc qua bài viết của VFT Group dưới đây để nắm rõ hơn về thông tin nhé!
Đây là các dấu hiệu khi tôm thẻ mắc bệnh phân trắng:
– Tôm giảm ăn hoặc có thể bỏ ăn hoàn toàn kéo nhá lên lúc nào cũng dư thừa thức ăn, khi quan sát sẽ thấy màu sắc tôm sậm hơn bình thường.
– Trong quá trình chài tôm, bà con nên kiểm tra đường ruột tôm dưới ánh nắng mặt mặt trời. Nếu như ruột chúng rỗng không có thức ăn hoặc ruột đứt khúc thì chính là dấu hiệu bệnh ban đầu của bệnh phân trắng.
– Khi bà con thăm nhá và quan sát sẽ thấy phân tôm có màu nâu ngả sang màu vàng so với màu phân đen của tôm lúc bình thường. Trường hợp bệnh của tôm chuyển biến nặng thì phân tôm sẽ có màu trắng.
– Phần gan tụy của tôm sẽ gặp tổn thương và chuyển sang màu lợt.
– Vỏ tôm bị mềm, ốp vỏ, thịt tôm không chứa đầy vỏ tôm.
– Đặc biệt, những con tôm lớn thường sẽ chết trước và còn lại những con kích thước nhỏ hơn vẫn sống nhưng cũng sẽ chết vài ngày sau đó.
→ Đây là các dấu hiệu khi tôm thẻ mắc bệnh phân trắng, bà con để ý các dấu hiệu trên để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đầu tiên, ta phải hiểu bệnh phân trắng thực chất là hậu quả hay dấu hiệu cảnh báo việc ao tôm bà con đang gặp vấn đề và khi nó xuất hiện là đã quá nghiêm trọng. Các yếu tố dẫn tới như là nguồn nước, thức ăn, mầm bệnh xâm nhập,… Đây là các nguyên nhân cụ thể:
– Nguồn nước ao nuôi bị ô nhiễm cùng với việc không kiểm soát thức ăn gây ra thức ăn dư thừa, tạo điều kiện cho các loại khí độc NH3, NO2, mầm bệnh, vi khuẩn,… sinh sôi, tấn công gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.
– Sự xuất hiện của ký sinh trùng Gregarine bám vào thành ruột tôm, thời gian dài làm tổn thương đường ruột gây nên bệnh phân trắng.
– Vào mùa mưa là giai đoạn tôm dễ gặp tình trạng phân trắng nhất, bởi vì mưa mang virus Vibrio và ký sinh trùng từ ngoài ao vào. Chưa kể trời mưa kéo dài sẽ khiến tôm bị stress bỏ ăn và dần dần bị trống ruột nếu kéo dài sẽ dẫn tới phân trắng.
– Mật độ tảo độc như là tảo lam, tảo giáp tăng cao. Tôm không thể phân biệt được và khi chúng ăn phải sẽ làm tắc nghẽn đường ruột, không hấp thụ được thức ăn. Điều này khiến gan và ruột hoạt động hết công suất để bài tiết nhưng không được làm gan ruột bị tổn thương. Vì thế gián tiếp gây nên bệnh phân trắng ở tôm.
– Cuối cùng, đây cũng là trường hợp mà ít bà con nghĩ tới đó là do nấm đồng tiền. Nấm đồng tiền lúc nào cũng hiện hữu, dễ dàng thấy nhất ở các dây oxy và quạt. Nấm đồng tiền có mùi tanh và rất hấp dẫn tôm ăn. Nhưng khi ăn, tôm không tiêu hóa được giống tảo độc gây ra phân trắng.
→ Tốt nhất là bà con nên theo dõi nguồn nước ao nuôi thường xuyên, đo đạc các thông số môi trường nước hàng ngày, cho ăn hợp lý,… để phòng ngừa tình trạng tôm thẻ bị phân trắng.
Tôm thẻ bị phân trắng xuất hiện từ nhiều nguyên nhân như VFT Group đã liệt kê ở trên. Tuy nhiên sẽ “không” có cách điều trị nào hoàn toàn giải quyết triệt để cho bà con và trên thị trường cũng không có thuốc điều trị khỏi bệnh 100%. Cho nên điều trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ chủ yếu để giảm thiệt hại tối đa nhất. Sau đây là một số cách VFT tổng hợp từ một số kinh nghiệm của bà con và các kỹ sư khuyên sử dụng:
Khi tôm có dấu hiệu bị lỏng ruột, phân nhạt màu thì sẽ là dấu hiệu để nhận biết bệnh sớm. Trong thời gian này, bà con nên bổ sung men tiêu hóa “Kích Tăng Trọng” của nhà VFT. Kích Tăng Trọng – VFT Group sẽ bổ sung các vi sinh vật có lợi vào đường ruột giúp tôm phân hủy những chất không thể tiêu hóa, hóa giải độc tố từ các chất tôm lỡ ăn phải, cạnh tranh môi trường sống với vi khuẩn Vibrio… nhằm hỗ trợ điều trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng.
Kích Tăng Trọng hoàn toàn là enzyme men tiêu hóa và vi sinh có lợi, không chứa các loại hóa chất độc hại, kháng sinh hoặc hormone,… Cho nên bà con có thể hoàn toàn yên tâm trong quá trình sử dụng vì sẽ không gây hại đến tôm. Bên cạnh đó, sản phẩm đã đạt chứng nhận Vietcert và được cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
*Thành phần Kích Tăng Trọng
– Lactobacillus spp 109 CFU/kg
– Amylase 2.000 IU
– Dextrose và tá dược bột talc vừa đủ 1kg
– Bổ sung hỗn hợp hơn các loại Enzyme hữu hiệu: Lipase, Cellulase, Protease, Xylanase, Mannanase, Pectinase, β-Glucanase, a Galactosidase.
*Hướng dẫn sử dụng Kích Tăng Trọng để hỗ trợ điều trị phân trắng ở tôm thẻ
Sản phẩm có dạng bột với dung tich 500g/hũ, bà con sẽ hòa tan với nước sạch rồi trộn đều cùng với thức ăn. Liều lượng sẽ là 5g/kg thức ăn và cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.
Lưu ý:
– Không pha men tiêu hóa với nước nóng, nước ấm vì sẽ tiêu diệt hết các lợi khuẩn trong sản phẩm.
– Sản phẩm có thể trộn cùng với hầu hết các loại thức ăn, nhưng không được trộn với các loại thức ăn có chất tẩy trùng hoặc chất kháng sinh.
Khi dịch bệnh phân trắng diễn biến nặng, bà con nên thực hiện các công việc như sau:
– Bà con ngưng cho tôm ăn từ 1 – 2 ngày để tôm đi hết phân ra ngoài, đồng thời tăng cường chạy quạt tối đa công suất để cung cấp đủ hàm lượng oxy hòa tan trong ao.
– Thay nước trong ao nuôi với liều lượng từ 30 – 50%, tuy nhiên nguồn nước nên được xử lý ở ao lắng để hạn chế mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi.
– Tăng cường bổ sung thêm Vitamin C, men tiêu hóa Kích Tăng Trọng – VFT Group và các loại khoáng chất cần thiết cho tôm.
– Dùng men vi sinh xử lý nước Bio Active – VFT Group để cắt tảo độc, xử lý khí độc trong ao nuôi nhằm để cải thiện chất lượng nguồn nước tốt hơn, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh cho tôm.
– Có thể hỗ trợ điều trị bệnh phân trắng bằng thảo dược như hỗn hợp lá trầu không, trâm bầu, trà xanh, hạt cau, đọt ổi, vỏ măng cụt, tinh tỏi,… Bà con sẽ xay nhuyễn các loại thảo dược này, nấu thành nước hoặc gel kết hợp với Berberine, Carbomango trộn cùng với thức ăn của tôm. Liều lượng sẽ là 10 – 20ml/kg thức ăn ở dạng nước hoặc 5 – 10g/kg thức ăn ở dạng gel, sau đó sẽ cho ăn trong 5 ngày liên tục với tần suất 3 – 4 lần/ngày.
– Ngoài ra, kháng sinh cũng là một trong các biện pháp giúp điều trị bệnh phân trắng đối với nguyên nhân do Vibrio và Gregarine gây ra. Nhưng nhược điểm của nó là ảnh hưởng đến tôm và lạm dụng với liều lượng lớn sẽ làm tôm chậm lớn, lờn thuốc,…
– Hiện tại vẫn chưa có thuốc nào đặc trị khi tôm thẻ bị phân trắng, cho nên bà con nên tiến hành thu tôm sớm để hạn chế thiệt hại về sau.
Cho nên có thể thấy không có cách điều trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng nào đảm bảo với tỷ lệ 100%. Chúng tôi khuyên bà con nên phòng ngừa bệnh hơn là chữa bệnh để mà tiết kiệm được chi phí điều trị và giảm nguy cơ mất trắng cả vụ.
Phòng ngừa bệnh lúc nào cũng nên được ưu tiên để tránh được rủi ro khi bệnh xuất hiện. Sau đây là các cách phòng ngừa hiệu quả:
– Bảo quản thức ăn tốt để không bị nấm mốc và chọn mua từ các nhà cung cấp uy tín để có loại thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng cho tôm.
– Quản lý tốt các thông số môi trường nước ao nuôi như là độ pH, độ kiềm, độ mặn nằm ở mức phù hợp.
– Lựa chọn tôm giống ở các công ty uy tín và đã được xét nghiệm PCR sạch bệnh, khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bà con nên nuôi ở mật độ phù hợp với diện tích ao nuôi.
– Xi phông đáy ao nuôi thường xuyên để loại bỏ các chất hữu cơ, bùn bã đáy ao.
– Kiểm tra dấu hiệu bên ngoài thường xuyên để xem tôm có bị ruột lỏng, ruột đứt khúc hay không.
– Nên có ao lắng và diệt khuẩn định kỳ để loại bỏ vi khuẩn hay ký sinh trùng.
– Kiểm soát mật độ tảo tại ao ở mức cho phép và đồng thời cũng nên xử lý các loại tảo độc, gây màu nước lý tưởng, tạo môi trường sống phù hợp cho tôm bằng vi sinh Bio Active – VFT Group. Đây là dòng vi sinh đa công dụng trên thị trường được nhiều bà con tin dùng, bà con chỉ cần hòa với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao nuôi mà không cần ngâm ủ hay sục khí. Chỉ với 1 chai Bio Active có thể xử lý tận 10.000m3 nước ao nuôi.
– Duy trì nồng độ các chất hữu cơ và nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của Vibrio ở mức thấp. Để hiệu quả trong việc này, bà con có thể dùng Aqua – VFT Group để phân hủy các chất hữu cơ ở đáy ao và cải tạo môi trường đáy ao một cách hiệu quả. Bà con hòa Aqua với 50 lít nước ao rồi tạt đều khắp ao nuôi, sau đó chạy máy sục khí mà không mất thời gian ngâm ủ (5 ngày/lần).
Bà con có thể thấy rằng việc điều trị khi tôm thẻ bị phân trắng vô cùng khó khăn nếu ao nuôi của bà con dính dịch bệnh này, không phải ai cũng may mắn chữa hết được, còn tùy vào tình hình ao. Phác đồ điều trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ hiệu quả nhất chính là phòng ngừa, từ quá trình quản lý môi trường nước ao nuôi, cải thiện chất lượng thức ăn và bổ sung thêm các sản phẩm vi sinh đúng cách, đúng liều lượng,…
Trên đây là các thông tin về bệnh phân trắng cũng như là cách hỗ trợ điều trị hiệu quả cho các bà con. VFT Group hy vọng bà con đã hiểu hơn về dịch bệnh này và nên thực hiện biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu vụ nuôi để đảm bảo cho tôm phát triển khỏe mạnh. Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết về vấn đề tôm thẻ bị phân trắng và cách điều trị.
Chúc bà con thu hoạch được mùa được giá!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn