Bà con đều biết rằng sau mỗi lần trải qua quá trình lột xác thì tôm sẽ ngày càng lớn hơn về kích thước lẫn trọng lượng. Tuy nhiên, tôm lột vỏ thành công và lột đồng đều mới là vấn đề được nhiều bà con quan tâm. Điều này không phải lúc nào cũng thuận lợi và như mong muốn và nó ảnh hưởng ít nhiều đến năng suất vụ nuôi. Với những kinh nghiệm VFT Group hiện có, hy vọng có thể giúp kích thích tôm lột xác qua video dưới đây!
Trên tôm có lớp vỏ kitin bên ngoài như là một lớp giáp bảo vệ các cơ quan bên trong tôm và đồng thời nó cũng bảo vệ tôm khỏi các tác nhân gây hại. Để tăng trưởng, tôm phải lột xác nhiều lần và sau mỗi lần như thế sẽ phát triển về mặt kích thước lẫn trọng lượng. Cơ chế lột xác của tôm sẽ bắt đầu khi lớp vỏ cũ giữa khớp đầu ngực, phần bụng bị lão hóa và sau đó sẽ bị nứt ra. Để lột phần vỏ ra, tôm sẽ uốn cong mình để rút ra khỏi lớp vỏ cũ.
Chu kỳ lột xác của tôm sẽ lặp lại nhiều lần trong vòng đời của chúng và thường khoảng từ 22h – 2h đêm sẽ là thời điểm mà tôm lột vỏ. Khi chúng loại bỏ ra lớp vỏ cũ và hình thành lớp vỏ mới sẽ giúp loại bỏ được các vết sẹo, rong, khuẩn, ký sinh trùng bám trên đó. Đặc biệt sau khi lột vỏ, lớp vỏ mới vẫn còn yếu và chưa cứng sau lột cho nên thời gian này rất dễ bị mầm bệnh xâm nhập. Hiện nay để tăng tỷ lệ tôm lột xác thành công hơn, nhiều bà con đã sử dụng các sản phẩm kích thích tôm lột xác, các sản phẩm này được bày bán nhiều trên thị trường và chủ yếu là bổ sung khoáng.
Sau đây sẽ là chu kỳ lột xác ở từng loại tôm:
– Tôm thẻ chân trắng
– Tôm sú
– Tôm càng xanh
Có khá nhiều tác nhân khiến cho tôm gặp khó khăn trong việc lột vỏ, dưới đây là các nguyên nhân cụ thể:
Các thông số môi trường nước ao rất cần thiết trong ao nuôi như là lượng oxy hòa tan, độ kiềm, độ mặn,… Nếu các thông số này không ở mức ổn định sẽ ảnh hưởng phần nào đến quá trình lột xác của tôm. Do đó bà con cần phải kiểm soát các thông số này ở mức phù hợp để tôm lột vỏ đồng đều.
Các thông số thích hợp để hỗ trợ kích thích tôm lột xác như:
– Độ pH: Dao động ở mức 7.5 – 8.5.
– Lượng oxy hòa tan: Dao động ở mức 4 – 6mg/L.
– Độ kiềm: Dao động ở mức 80 – 120mg CaCO3/L.
Khi tôm được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, quá trình tôm lột xác cũng diễn ra dễ dàng hơn. Ngược lại khi tôm không được đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng sẽ khiến cho việc lột xác gặp khó khăn. Theo các nhà nghiên cứu, nếu như chúng được hấp thụ dinh dưỡng tối đa thường sẽ lột xác đều hơn, đúng khoảng thời gian mà giới khoa học nghiên cứu tạo ra con giống dự đoán. Qua đó thì thức ăn phải được kết hợp với thức ăn công nghiệp, tự chế để đảm bảo việc cung cấp đủ dinh dưỡng. Bên cạnh việc cung cấp thức ăn, nhiều bà con còn bổ sung thêm các loại khoáng để kích thích tôm lột xác tốt hơn.
Trong suốt quá trình nuôi, có thể do nguồn nước bị ô nhiễm hoặc các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào ao nuôi khiến cho tôm nhiễm dịch bệnh. Các dịch bệnh nguy hiểm có thể được kể đến như phân trắng, hoại tử gan tụy, bệnh đóng rong, nấm,… Nếu như tôm nhiễm các dịch bệnh này, hệ miễn dịch của tôm suy yếu và không đủ sức khỏe để lột xác.
Tôm bị sây sát có thể đến từ nhiều lý do khác nhau như sây sát trong quá trình vận chuyển, chuyển lồng hoặc đánh bắt,… Do sự sây sát từ các tác nhân này nên lớp vỏ của tôm sẽ bị gặp tổn thương, nhiễm trùng, lột vỏ muộn hoặc sớm hơn bình thường.
Có nhiều lý do để kích thích tôm lột xác, đa phần để gia tăng năng suất và cải thiện chất lượng tôm thịt. Để lột xác thành công, tôm cần tiêu tốn khá nhiều năng lượng, khoáng chất và đồng thời tôm còn giảm ăn trong thời gian này. Dưới đây sẽ là các lợi ích:
– Hạn chế tình trạng chênh lệch về kích thước giữa đàn tôm.
– Loại bỏ đi vi khuẩn, ký sinh trùng, sẹo, vết thương bám trên lớp vỏ cũ.
– Giảm thiểu việc cạnh tranh nguồn thức ăn trong ao nuôi và không gian sống của tôm. Vì các cá thể tôm lớn hơn thường sẽ ăn nhiều hơn và cần nhiều không gian sống nhiều hơn.
– Hạn chế tình trạng tôm ăn thịt lẫn nhau trong ao nuôi vì thời điểm tôm đang lột xác sẽ rất dễ bị tấn công bởi các cá thể tôm khác.
– Tôm được cung cấp đầy đủ khoáng chất và các loại vitamin cần thiết khi được kích thích lột vỏ, cho nên hệ miễn dịch và khả năng thích nghi với môi trường của chúng sẽ được gia tăng đáng kể.
Trước khi kích thích tôm lột vỏ, bà con cần lưu ý những điều sau:
– Bà con tiến hành lấy nước mẫu ao nuôi thường xuyên để kiểm tra xem tôm đang trong giai đoạn lột xác nào và từ đó hãy ghi lại những lần lột xác. Việc này có thể giúp dự báo tốt hơn những lần lột xác khác.
– Đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao nuôi đạt mức 4 – 6mg/l trong suốt quá trình lột xác. Bà con tăng cường chạy quạt và sục khí để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy hòa tan trong ao nuôi. Ngoài ra độ pH trong ao cần phải duy trì ở mức từ 7,5 – 8,5.
– Vào ban đêm, bà con cần tăng cường thêm việc sục khí khi tôm lột xác, đồng thời sử dụng vi sinh Bio Active – VFT Group để xử lý khí độc H2S trong ao nuôi.
– Sau khi lột xác, độ kiềm trong ao nuôi sẽ giảm do các ion đã được dùng để tạo ra lớp vỏ mới. Trong trường hợp này, bà con cần phải điều chỉnh độ kiềm ổn định quay về mức từ 100 – 200ppm.
– Vào những ngày mưa lớn sẽ làm cho tôm lột xác không đồng đều, ao thiếu oxy, khí độc tăng cao. Lúc này, bà con cần phải đánh vôi để duy trì độ pH, ngăn chặn tôm lột xác và đồng thời dùng thêm men vi sinh Bio Active – VFT Group để kiểm soát khí độc trong ao.
Bằng các kiến thức mà VFT Group tổng hợp được, bà con xem qua các thủ thuật dưới đây nhé!
Đầu tiên, bà con cần tiến hành lấy mẫu nước kiểm tra định kỳ để xác định các giai đoạn tôm lột xác. Từ đó có thể điều chỉnh liều lượng cho ăn theo từng giai đoạn lột xác. Ví dụ thực tế như ở giai đoạn trước khi lột xác thì tôm thường sẽ ăn ít hơn. Trường hợp khác, ở giai đoạn giữa các lần lột xác thì tôm ăn nhiều hơn, do đó bà con phải cung cấp cho tôm lượng thức ăn nhiều hơn trong khoảng thời gian này.
Về thức ăn, bà con cần chọn những loại thức ăn có đầy đủ thành phần dinh dưỡng tại các cơ sở thức ăn chăn nuôi uy tín Đồng thời bổ sung thêm khoáng chất cần thiết kích thích tôm lột vỏ như Ca, Mg, K, P, Nacl, Mn,…
Trong giai đoạn lột xác của tôm, việc hạn chế vi khuẩn xâm nhập rất quan trọng. Để ngăn ngừa, bà con nên thường xuyên xét nghiệm PCR để phát hiện sớm các bệnh do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…
Phương pháp tốt nhất để hạn chế vi khuẩn xâm nhập chính là dùng định kỳ men vi sinh xử lý nước Bio Active – VFT Group để gây màu trà, xử lý khí độc, cắt tảo độc, bổ sung lợi khuẩn cho ao nuôi để tạo ra môi trường thuận lợi giúp tôm phát triển tốt. Ngoài ra, sau khi tôm lột xác cần phải cho ăn thêm men tiêu hóa Mipe – VFT Group để giúp hấp thụ dinh dưỡng tối đa từ thức ăn, bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột với liều lượng từ 2 – 5g/kg thức ăn.
Vỏ tôm bao gồm 2 thành phần chính như là 55% khoáng vô cơ và 45% còn lại là kitin. Vì vậy có thể thấy khoáng chất góp phần quan trọng đối với tôm. Do lượng khoáng chất trong ao nuôi không dồi dào như trong tự nhiên cho nên cần phải bổ sung khoáng cho tôm. Bà con có thể tham khảo dòng khoáng tạt Pocama Mic – VFT Group để giúp kích tôm lột vỏ nhanh, cứng vỏ sáng đẹp, ngăn ngừa bệnh cong thân đục cơ do thiếu khoáng hiệu quả. Liều lượng Pocama sẽ là 5ml/kg thức ăn, ngày ăn 2 cửa sáng chiều và cho ăn liên tục trong suốt vụ nuôi.
Bà con cần kiểm tra các thông số môi trường nước ao nuôi trước khi tiến hành bằng phương pháp hóa học. Nếu như các thông số này đã ổn định thì bà con dùng Saponin hoặc Formalin để kích tôm lột xác đồng đều.
– Đối với Formalin, bà con dùng với nồng độ 10 – 20 ml/m3 nước vào lúc sáng sớm và tạt đều trên bề mặt ao nuôi đã tháo cạn nước chỉ còn ở mức 20 – 30cm. Bà con đợi khoảng 12 tiếng rồi sau đó vào lúc chiều mát mới thêm nước vào.
– Đối với Saponin chỉ áp dụng cho các ao nuôi tôm có độ mặn cao, liều lượng sẽ là 1 – 1,5kg cho 1.000m2 nước ao. Lưu ý: Trước khi dùng Saponin, bà con sẽ phẩm ngâm nó trong nước trong vòng 12 tiếng cho nở ra rồi tạt đều lên bề mặt ao nuôi đã tháo cạn nước chỉ còn sâu 25- 30cm vào lúc 9 giờ sáng. Tiếp đến bà con chờ đến 12 giờ trưa rồi mới cho nước vào thì tôm sẽ lột xác.
Vôi thường được dùng để kích thích tôm lột xác theo cơ chế là làm thay đổi nhiệt độ, độ pH trong nước đột ngột. Để dùng vôi cho việc lột xác, bà con hòa với nước rồi tạt đều khắp ao nuôi với liều lượng từ 10 – 15kg/1.000m2 đã tháo cạn nước, chỉ còn sâu 15 – 25cm. Để 4 – 6 giờ sau đó sẽ cho nước vào, tôm sẽ bị sốc nhẹ và lột xác. Bà con để 4 – 6 giờ sau đó sẽ cho nước mới vào, tôm sẽ bị sốc nhẹ và lột xác.
Hy vọng bà con đã nắm được chu kỳ lột xác và các cách kích thích tôm lột xác tốt hơn. Bà con có thể thực hiện các cách trên tùy thuộc vào điều kiện ao nuôi của mình như thế nào. Nếu như bà con còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc muốn đặt mua các sản phẩm như Bio Active, Mipe, Pocama Mic – VFT Group thì hãy nhanh tay liên hệ đến HOTLINE: 0916 859 166 để nhận ngay các ưu đãi hấp dẫn. Chúc bà con nuôi tôm thuận lợi và được giá!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn