Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

26 THG05
3669 lượt xem

Bệnh đốm trắng trên tôm – WSS là loại bệnh vô cùng nguy hiểm thường xảy ra nhiều ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Khi tôm nhiễm bệnh, tỷ lệ gây chết tôm có thể từ 90 – 100%, đây đồng nghĩa với tình trạng chết toàn bộ tôm trong ao nuôi chỉ trong vài ngày. Có thể thấy tôm bị bệnh đốm trắng sẽ gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế đối với bà con nuôi tôm. 

Ngay bài viết dưới đây, VFT Group sẽ mách bảo cho bà con về các dấu hiệu và cách điều trị tôm bị đốm trắng hiệu quả, mời bà con tìm hiểu nhé!

Tổng quan về bệnh đốm trắng trên tôm

Virus gây bệnh đốm trắng trên tôm tên là White Spot Syndrome Virus
Virus gây bệnh đốm trắng trên tôm tên là White Spot Syndrome Virus

Tình trạng xuất hiện đốm trắng trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở ao nuôi là biểu hiện của tôm nhiễm bệnh, đây còn được gọi với tên đầy đủ là Bệnh đốm trắng (White spot syndrome – WSS hoặc White spot disease – WSD). Đây là căn bệnh truyền nhiễm ở tôm với tác nhân chính là do White Spot Syndrome Virus – WSSV giống Whispovirus ở họ Nimaviridae gây nên, nó sẽ khác hoàn toàn so với bệnh đốm trắng do môi trường. Khi tôm bị nhiễm bệnh sẽ gây chết hàng loạt trong vòng 3-7 ngày với tỷ lệ 90-100%. 

Điều kiện thuận lợi để virus đốm trắng phát triển là nhiệt độ nước phải thấp và môi trường nước bị ô nhiễm. Đó là lý do vào vụ mùa trước tết (mùa đông cuối năm) là giai đoạn bùng phát của bệnh đốm trắng và hâu như không bao giờ thấy đốm trắng ở mùa hè.

—->Tham khảo thêm bài viết: Nuôi tôm mùa lạnh

Đặc biệt hơn, bệnh đốm trắng xuất hiện ở tôm có thể là do virus hoặc do vi khuẩn và bà con thường hay nhầm lẫn về vấn đề này. Sau đây là 2 nguyên nhân chính gây bệnh đốm trắng trên tôm cụ thể:

– Đốm trắng do Virus gây nên: Như đã nói ở trên.

– Đốm trắng do môi trường: Mặc dù hình thành các đốm trắng trên vỏ tôm dễ gây hiểu lầm nhưng lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho đàn tôm. Nguyên nhân hình thành các đốm trắng này là do nước cứng chứa quá nhiều Ca2+ và Mg2+, dẫn tới tôm hấp thụ quá nhiều sẽ làm xuất hiện các đốm trắng trên cơ thể. Triệu chứng sẽ giống như tôm bị đóng vôi nhưng tôm vẫn khỏe mạnh hoạt động bình thường chỉ có điều sẽ khó lột vỏ hoặc lột vỏ ít hơn do lớp vỏ cũ dày. Chỉ cần xử lý lại môi trường nước và khi tôm lột vỏ các đốm trắng sẽ không còn xuất hiện trên lớp vỏ mới.

Về khả năng lây nhiễm bệnh, nó có thể lây nhiễm và xâm nhập vào các loài động vật giáp xác, đặc biệt là các loài tôm thuộc họ tôm he bao gồm các loài tôm đã được nhắc như tôm thẻ chân trắng, tôm sú,… Đây là các loài hầu hết có tầm quan trọng kinh tế khá cao trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng. Theo một số trường hợp còn ghi nhận rằng Virus gây bệnh đốm trắng trên tôm còn xuất hiện cả trên một số loài cua, tôm hùm và cả tôm hùm đất.

Phương thức lây nhiễm bệnh đốm trắng trên tôm

Ảnh minh họa tôm bị đốm trắng
Ảnh minh họa tôm bị đốm trắng

Theo VFT Group tổng hợp từ nhiều nghiên cứu, đặc điểm sinh học của chủng virus này chỉ có thể sống tự do trong môi trường nước ở một thời gian ngắn 3-4 ngày, nhưng tồn tại lâu trong sinh vật mang mầm bệnh là các loài giáp xác hoang dã (tôm, cua, còng, ghẹ,…). Phương thức lây nhiễm của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm đều có thể lây lan qua trục ngang và dọc, bao gồm:

– Tôm bố mẹ mắc bệnh đốm trắng trong quá trình tôm mẹ đẻ trứng, các virus gây bệnh tồn tại ở tuyến sinh dục dẫn đến lây lan trực tiếp tới buồng trứng làm cho các ấu trùng tôm con ngay từ đầu. Đây là lý do tại sao cần phải lựa chọn và đảm bảo tôm giống sạch bệnh.

– Các cá thể tôm khỏe mạnh ăn xác tôm chết có chứa virus gây bệnh đốm trắng trên tôm, từ đó chúng sẽ xâm nhập và khiến các cá thể khỏe mạnh nhiễm bệnh tương tự.

– Nguồn nước cấp vào có chứa virus và không qua xử lý kỹ dẫn tới cả ao bị nhiễm bệnh. Thực tế khi 1 vùng đã có ao xuất hiện đốm trắng, thường bà con sẽ rất đắn đo về việc tiếp tục nuôi tiếp các vụ sau hay không. Vì phần lớn các hộ nuôi tôm không đầu tư hệ thống xử lý nước thải trước khi đổ ra sông.

– Khi trong ao nuôi có tôm đang mắc bệnh đốm trắng, một số chim cò vô tình bắt và ăn các con tôm nhiễm bệnh này. Sau đó bay ngang qua và vô tình làm rơi các mẩu thừa vào các ao nuôi khác.

Ảnh minh họa chim cò bay xuống ao ăn tôm làm lây lan dịch bệnh
Ảnh minh họa chim cò bay xuống ao ăn tôm làm lây lan dịch bệnh

Dấu hiệu tôm bị mắc bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng trên tôm thường xuất hiện vào thời điểm từ 1 đến 2 tháng sau khi thả nuôi, đây là giai đoạn chất lượng môi trường nước khá xấu do tôm lớn. Biểu hiện rõ nhất ở chứng bệnh đốm trắng này là đột nhiên tôm ăn nhiều, sau một thời gian sẽ giảm ăn hoặc có thể bỏ ăn hoàn toàn. 

Nếu quan sát dưới ao nuôi, bà con sẽ thấy tôm bơi lờ đờ, bơi dạt gần bờ, cơ thịt có màu hơi đục và triệu chứng nổi bật nhất chính là sự xuất hiện của các đốm trắng tròn có kích thước từ 0,5 – 2mm nằm dưới lớp vỏ kitin ở khu vực giáp đầu ngực, ở đốt bụng thứ 5, 6 hoặc lan ra toàn thân khi bệnh chuyển nặng. Về ban đêm tôm bị đốm trắng sẽ phát sáng 

Ảnh minh họa tôm bị đốm trắng phát sáng trong đêm
Ảnh minh họa tôm bị đốm trắng phát sáng trong đêm

Ngoài các dấu hiệu trên, một số trường hợp còn thấy tôm có dấu hiệu đỏ thân và khi các đốm trắng này xuất hiện sau 3 – 10 ngày, nếu không có biện pháp can thiệp thì tỷ lệ tôm chết rất cao với tốc độ khá nhanh. Hầu như có thể gây chết hết cả đàn tôm trong ao với tỷ lệ lên đến 100% chỉ trong 3 – 7 ngày phát hiện tôm bệnh.

Có một số trường hợp tôm vào bờ và chết dữ dội một cách nhanh chóng nhưng không xuất hiện các dấu hiệu của đốm trắng, nhưng khi mang đi test PCR lại cho kết quả dương tính. Nguyên do là độc lực của virus cao khiến tôm chết trước khi có triệu chứng.

Các dấu hiệu trên đa phần là dấu hiệu của bệnh đốm trắng ở tôm do virus gây ra, còn về bệnh do yếu tố môi trường gây ra thì khi tôm vẫn còn biểu hiện bình thường như bắt mồi, lột vỏ nhưng chưa thấy xuất hiện đốm trắng. Nhưng quá trình lột vỏ của tôm sẽ diễn ra chậm hơn và điều này đồng nghĩa với việc quá trình tăng trưởng của tôm sẽ chậm hơn. Khi bệnh diễn biến nặng hơn, tôm sẽ chết rải rác, cơ thể tôm bị đóng rong, mang tôm bẩn. Khi này nếu quan sát tôm thì mới thấy các đốm trắng mờ đục hình tròn có kích thước nhỏ xuất hiện khắp cơ thể vỏ tôm

Phương pháp điều trị và phòng bệnh đốm trắng trên tôm

Hình ảnh tôm bị bệnh đốm trắng
Hình ảnh tôm bị bệnh đốm trắng

– Hiện nay, tôm bị mắc bệnh đốm trắng do Virus WSSV chưa có phác đồ hay thuốc điều trị. Nếu bà con test PCR ra kết quả dương tính thì nên tiến hành thu tôm sớm, bà con đừng nên mua bất kỳ thuốc chữa trị sẽ không đạt hiệu quả và tốn chi phí. Cho nên cách tốt nhất là bà con nên phòng ngừa để hạn chế nguy cơ bệnh đốm trắng xuất hiện.

– Sau khi thu tôm bệnh xong, bà con không nên thải nước ra ngoài sông ngay lập tức vì sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền nông nghiệp trong tương lai. Bà con hãy đánh chlorine xuống ao theo liều lượng của nhà sản xuất, ngâm ao đến khi lượng clo bay hơi hết rồi hãy tiến hành xả thải ra ngoài. Khi đã rút cạn nước, bà con nên dùng sút NaOH thay cho vôi nóng rải đều xung quanh ao và tiến hành phơi tầm 4-5 ngày. Để kỹ hơn bà con có thể phơi ao thêm nửa tháng vì lúc đó virus sẽ không có vật chủ để tồn tại. Đối với các dụng cụ bà con tiến hành ngâm chất diệt khuẩn để khử trùng hoàn toàn.

– Khi thả tôm lại, nếu vùng nuôi của bà con xuất hiện dịch đốm trắng nên hạn chế đi qua ao đã xuất hiện bệnh và tiến hành rải vôi nóng quanh bờ ao để ngăn chặn virus gây bệnh thâm nhập vào. Bà con nên mua giống ở những trang trại uy tín và yêu cầu xem giấy xét nghiệm bệnh tật PCR.

– Thiết lập lưới rào để ngăn chim, động vật để hạn chế sự lan truyền dịch bệnh từ khu vực này sang khu vực khác.

Bà con nên sử dụng lưới che ao tôm để phòng ngừa chim bay vào ao mang mầm bệnh
Bà con nên sử dụng lưới che ao tôm để phòng ngừa chim bay vào ao mang mầm bệnh

– Xử lý sạch sẽ nguồn nước cấp để đảm bảo không còn mầm bệnh trước khi cấp nước vào ao nuôi chính.

– Khi nuôi tôm mùa lạnh, bà con chọn phương pháp nuôi hạn chế thay nước để tránh virus hay vật chủ mang mầm bệnh vào ao. Trong suốt quá trình nuôi, bà con nên tiến hành diệt khuẩn ao nuôi định kỳ, đối với ngày mưa thì sử dụng Iodine còn ngày nắng thì sử dụng BKC hoặc Chlorine. Về liều lượng, VFT Group sẽ không đưa ra cụ thể, tốt nhất bà con nên tham khảo nhà sản xuất do liều lượng mỗi bên sẽ khác nhau.

– Sau khi diệt khuẩn ao, bà con cần phải tiến hành gây lại hệ vi sinh vật có lợi cho ao nuôi như tảo khuê/lục. Sản phẩm Bio Active của VFT Grooup là dòng vi sinh chứa hơn 10 tỷ lợi khuẩn hoạt tính cao. Khi sử dụng sẽ có hiệu quả nhanh và rõ rệt vì khả năng thích ứng môi trường khá nhanh và phù hợp với điều kiện nuôi trồng ở Việt Nam. Về chứng nhận, men vi sinh Bio Active đạt chứng nhận ISO và được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Cùng điểm qua công dụng và cách dùng của sản phẩm nhé!

– Phân hủy nhanh các chất hữu cơ dư thừa trong ao nhanh chóng như thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo tàn, xác tôm lột,…Đây là tính năng rất cần thiết vì phương pháp nuôi hạn chế thay nước sẽ không sử dụng xi phong thường xuyên được và cần vi sinh xử lý các chất thải hạn chế ô nhiễm.

– Làm sạch ao nuôi và gây màu trả chỉ trong “nửa ngày”.

– Ức chế các vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio, từ đó hạn chế được bệnh phân trắng, đốm đen, hoại tử gan tụy.

– Cắt các loại tảo độc như tảo lam, tảo xanh, tảo đỏ, tảo giáp.

– Giảm hàm lượng khí độc NH3, NO2, H2S.

– Khử nhớt sạch bạt, giảm mùi hôi đáy ao.

***Cách sử dụng Bio Active đạt hiệu quả cao

Sản phẩm không cần ngâm ủ, chỉ với 1 lít sản phẩm mà sở hữu tận 3 công dụng khác nhau như “Gây màu nước, diệt tảo độc, cắt tảo độc”, bà con hòa với nước sạch rồi tạt trực tiếp xuống ao để xử lý cho 10.000m3 nước ao nuôi vào các thời điểm khác nhau như:

  • Để khử nhớt và gây màu trà thì đánh vào buổi sáng từ 8 – 10 giờ.
  • Để xử lý khí độc và cắt tảo độc thì đánh vào ban đêm từ 21 – 22 giờ.

Bio Active sẽ phát huy hiệu quả tối đa khi sử dụng định kỳ trong suốt vụ nuôi với tần suất 3 – 5 ngày/lần.

—-> Bà con có thể tham khảo chi tiết sản phẩm tại đây: Vi sinh xử lý nước Bio Active

 

Bio active chưa các chủng vi sinh chuyên diệt tảo độc trong ao nuôi tôm
Bio active chưa các chủng vi sinh chuyên diệt tảo độc, xử lý chất thải hữu cơ trong ao nuôi, tạo môi trường bất lợi cho virus và vi khuẩn sinh sống

 

Điều trị bệnh đốm trắng trên tôm do môi trường

– Đối với trường hợp bà con phát hiện tôm xuất hiện tình trạng đốm trắng nhưng khi xi phong không thấy tôm chết và test PCR cho ra kết quả âm tính thì tin vui tôm bà con chỉ bị hiện tượng bị bám vôi trên vỏ. Để xử lý tình trạng này, bà con sử dụng EDTA để làm mềm nước và trung hòa bớt kim loại Ca2+ và Mg2+. Khi nước mềm, tôm sẽ bắt đầu lột vỏ và không còn thấy hiện tượng đốm trắng trên vỏ nữa.

—> Bà con có thể tham khảo liều lượng sử dụng EDTA tại bài viết sau: sử dụng edta hiệu quả trong nuôi tôm.

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng siêu khoáng đa lượng cho tôm Pocama – VFT Group bổ sung khoáng chất cần thiết cho tôm mà không gây cứng nước. Pocama sở hữu các công dụng như:

– Giúp tôm lột vỏ tốt, đồng đều, cứng vỏ sau lột và hạn chế phân đàn, hao hụt đầu con.

– Bổ sung các khoáng chất cần thiết giúp tôm hấp thụ 99,9% khoáng hữu cơ.

– Ổn định hệ đệm, điều hòa áp suất thẩm thấu khi môi trường thay đổi.

– Ổn định tảo, dẹp màu nước.

***Hướng dẫn dùng khoáng tạt Pocama đúng cách

Bà con nên sử dụng ngay từ đầu vụ nuôi để hỗ trợ quá trình lột vỏ của tôm tốt hơn. Tùy vào mỗi trường hợp mà cách sử dụng và liều lượng sẽ khác nhau như:

  • Dùng bình thường: Trộn 5ml/kg thức ăn, ngày ăn 2 cử sáng chiều và cho ăn liên tục trong suốt vụ nuôi.
  • Trường hợp tôm thiếu khoáng, khó lột vỏ, chậm lớn, cong thân đục cơ: Trộn 10ml/kg thức ăn, ngày ăn 2 cử sáng chiều. Kết hợp dùng thêm 500ml chế phẩm hòa với 25 lít nước sạch, sau đó tạt đều cho 500m3 nước ao.
Pocama kích thích tôm lột vỏ hạn chế tình trạng tôm bị đốm trắng do Ca và Mg trong ao nhiều
Pocama kích thích tôm lột vỏ hạn chế tình trạng tôm bị đốm trắng do Ca và Mg trong ao nhiều 

Một vài lưu ý khi xử lý ao khi tôm bị bệnh đốm trắng

Ảnh minh họa hậu quả của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm
Ảnh minh họa hậu quả của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm

– Khi phát hiện bệnh đốm trắng trên tôm, bà con cần có biện pháp cách ly ao sớm và tiến hành xét nghiệm PCR kể cả ở ao chưa có dấu hiệu bệnh gần đó.

– Nếu  bà con không bán được tôm bệnh thì xác tôm chết phải được chôn xa khu vực nuôi bằng cách chôn cùng với vôi bột, hoặc đem đốt tiêu hủy. Tuyệt đối không đem xác tôm chết ra ngoài môi trường.

– Trường hợp tôm còn quá nhỏ và mắc bệnh, bà con sử dụng thuốc sát trùng liều lượng cao để tiêu diệt hoàn toàn virus trước khi loại bỏ tôm. Sau đó dùng Formol 50 – 70ppm hoặc Chlorine 50 – 100ppm để khử trùng ao nuôi.

– Bà con cần phải báo cho cán bộ thú y địa phương hoặc cơ quan chức năng nếu tôm có dấu hiệu nhiễm bệnh đốm trắng. Họ sẽ có giải pháp kiểm soát tốt tình trạng này nhằm hạn chế tối đa sự lây lan và bùng phát dịch bệnh.

– Một điểm cần lưu ý nữa là khi ao nuôi bị đốm trắng, bà con không nên cải tạo ao ngay mà cần cần phơi ao ít nhất nửa tháng để mầm bệnh được diệt sạch. Sau đó mới cải tạo lại môi trường đáy ao, bà con nên thả cá rô phi đẻ tiêu diệt hết các loại ký chủ trung gian còn mang mầm bệnh.

Tác hại của virus gây bệnh đốm trắng trên tôm

Virus gây đốm trắng ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng để lại nhiều tác hại nghiêm trọng cho ngành nuôi tôm. Dưới đây là một số tác hại chính:

– Suy giảm năng suất: Bệnh đốm trắng làm tôm chết hàng loạt và có thể là toàn bộ đàn tôm trong ao. Điều này có thể thấy năng suất vụ nuôi sẽ suy giảm.

– Thiệt hại kinh tế: Bệnh đốm trắng gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế lớn đối với bà con nuôi tôm, đặc biệt nếu tình trạng nhiễm bệnh cứ tái diễn qua các mùa mà không có biện pháp phòng trị sẽ ảnh hưởng lâu dài về tài chính. Bà con sẽ không thu được lợi nhuận như mong muốn từ vụ nuôi hoặc thậm chí là thua lỗ hoàn toàn. 

– Ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu tôm: Kim ngạch tôm xuất khẩu có thể giảm mạnh do sự nghiêm ngặt về chất lượng tôm. Tôm mắc các bệnh đốm trắng, đường ruột và một số bệnh khác làm suy giảm chất lượng tôm xuất khẩu. Điều này gây ra tổn thất lớn trong ngành xuất khẩu thủy sản, ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia.

– Ảnh hưởng môi trường: Nếu dịch bệnh đốm trắng ở tôm không có biện pháp kiểm soát thích hợp, virus có thể lây lan từ nguồn nước trong ao sang nguồn nước khác, từ tôm bố mẹ sang tôm con hoặc từ môi trường này sang môi trường khác. Hình thành 1 vùng dịch cho nguyên khu vực nuôi tôm

Chung quy lại thì bệnh đốm trắng ở tôm không chỉ gây ra những tổn thất nặng nề về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến cả ngành nuôi tôm và môi trường sinh thái. Vì vậy cần trang bị kiến thức kỹ càng để có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tốt trong trường hợp có dấu hiệu tôm bị đốm trắng.

Trên đây là tất tần tật về bệnh đốm trắng và cách trị bệnh đốm trắng trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng,…  VFT Group hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp vụ nuôi của bà con về đích an toàn. Qua đó đề cao việc phòng ngừa bệnh ngay từ đầu vụ nuôi để hạn chế được nhiều rủi ro không đáng có. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ hoặc muốn đặt mua sản phẩm vi sinh, bà con vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 0916 859 166 để được kỹ sư bên chúng tôi tư vấn miễn phí nhé!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn