Bí quyết trị dứt điểm tôm sú bị đóng vôi

25 THG05
298 lượt xem

 

Trong nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm sú sẽ khó có thể tránh khỏi việc nhiễm bệnh. Trong đó tôm sú bị đóng vôi là hiện tượng thường hay xuất hiện trong ao tôm. Hiện tượng đóng vôi tuy không gây nguy hiểm nhưng để đảm bảo sức khỏe và và tăng năng suất vụ nuôi thì bà con nên chủ động phòng tránh bệnh. Trong bài viết này, VFT Group sẽ giới thiệu đến quý bà con về bí quyết trị dứt điểm hiện tượng này để vụ nuôi luôn được thuận lợi.

Hiện tượng tôm bị đóng vôi là gì?

Tình trạng tôm sú bị đóng vôi rất phổ biến trong ngành nuôi tôm, xảy ra khi vôi tích tụ nhiều trên cơ thể tôm gây cản trở quá trình phát triển của chúng và tăng nguy cơ mắc một số bệnh khác. Bà con có thể bắt gặp hiện tượng này ở hầu hết các giai đoạn phát triển của tôm trong suốt quá trình nuôi với các biểu hiện như:

– Khi tôm sú bị đóng vôi sẽ xuất hiện đốm trắng nhỏ dọc thân và vỏ đầu nhưng sẽ khác với triệu chứng của bệnh đốm trắng.

– Quan sát rõ sẽ thấy vỏ tôm dày, quá trình lột xác sẽ ngừng tiếp diễn.

– Tôm có dấu hiệu giảm ăn hoặc thậm chí bỏ ăn.

– Tôm kém linh hoạt và bơi tấp mé bờ.

Nếu bà con nhận thấy sự xuất hiện của các dấu hiệu trên, việc cần làm là xác định đúng được nguyên nhân gây ra. Vậy hiện tượng đóng vôi xuất hiện do nguyên nhân nào?

Nguyên nhân khiến tôm sú bị đóng vôi

Vi khuẩn và nấm là 2 nguyên nhân chính khiến tôm sú bị đóng vôi
Vi khuẩn và nấm là 2 nguyên nhân chính khiến tôm sú bị đóng vôi

Hiện tượng tôm đóng vôi thường xảy ra do sự biến động của thời tiết hoặc môi trường ao nuôi. Chẳng hạn như trời mưa kéo dài, độ mặn và độ pH quá thấp hoặc thiếu hụt khoáng vi lượng (Al, Co, Cu, F, I, Fe, Mn, Se, Zn, Ni) cũng sẽ góp phần gây ra hiện tượng này. Bà con nên kiểm tra các chỉ số này thường xuyên và theo dõi tình hình thời tiết để kiểm soát sức khỏe tôm tốt hơn.

Ngoài ra, nhiều bà con vẫn luôn có thói quen sử dụng vôi nhằm ổn định độ pH, độ kiềm, khử phèn, cắt tảo trong ao nuôi. Đây là một loại hóa chất được đánh giá tương đối an toàn với giá thành rẻ mà vẫn mang lại hiệu quả cao là việc không thể bàn cãi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bà con đánh không đúng cách hoặc đánh quá liều lượng cho phép sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường. Khi đó, lượng vôi dư thừa sẽ bám vào thân tôm gây nên hiện tượng đóng vôi. 

Tác hại của tôm bị đóng vôi

Lột vỏ là quá trình bắt buộc đối với tôm để loại bỏ đi lớp vỏ cũ để tăng trường về mặt trọng lượng, kích thước. Khi đánh liều lượng vôi quá mức cho phép sẽ gây tồn đọng vôi trên cơ thể tôm và khiến cho chúng chậm lột vỏ hoặc không thể lột vỏ hoàn toàn. Nếu quá trình lột vỏ không thành công, tôm sẽ chết và gây nên hiện tượng “tôm rớt cục thịt”, làm hao hụt đi sản lượng tôm trong ao. Bà con sẽ có nguy cơ thất thu trong vụ nuôi.

Ngoài ra khi tôm sú bị đóng vôi sẽ giảm ăn, chúng sẽ chậm lớn và khó về size dẫn đến thương lái ép giá khi mua. Nhiều trường hợp tôm bỏ ăn hoàn toàn 

Cách xử lý tôm sú bị đóng vôi

Bổ sung khoáng chất đầy đủ giúp tôm lột vỏ thường xuyên là cách trị tôm sú bị đóng vôi
Bổ sung khoáng chất đầy đủ giúp tôm lột vỏ thường xuyên là cách trị tôm sú bị đóng vôi

Chúng ta đã hiểu nguyên nhân tôm bị đóng vôi là do lưu lượng vôi dư thừa. Cách xử lý lượng vôi dư thừa chỉ có thể là tiến hành thay nước để giảm lượng vôi đó xuống. Đầu tiên bà con cần điều chỉnh độ pH tại ao lắng về mức phù hợp từ 7.5-8.3, khi cấp nước vào ao sẽ cho đi qua 1 túi lọc (vải 2 lớp dày) để loại bỏ những lợn cợn hay lượng vôi dư thừa bên ao lắng. 2 ngày sau bà con tiến hành lặp lại cách này thêm 1 lần nữa.

Lưu ý: mỗi lần thay nước bà con chỉ nên thay tối đa 30% nước để tránh sốc tôm và nhớ đo lại độ pH mỗi ngày để kiểm tra nồng đồ pH có bị ảnh hưởng mạnh sau khi thay nước vào không

Cách phòng ngừa tôm bị đóng vôi

Theo VFT Group, để phòng ngừa hiệu quả thì bà con có thể tham khảo theo các cách sau đây:.

– Theo dõi và kiểm soát môi trường ao nuôi như độ pH dao động từ 7,5 – 8,5 ; độ kiềm trong ao nuôi phải từ 80 mg/l ; nhiệt độ trong ao nuôi phải từ 27 – 31OC; độ cứng nước dưới 100 mg/l. 

– Thay đổi phương pháp cắt tảo độc, không dùng vôi nữa mà chuyển qua sử dụng vi sinh như Bio Active với thời gian hiệu quả nhanh hơn lại không để lại tác dụng phụ.

– Tìm hiểu và điều chỉnh liều lượng khi sử dụng vôi, tránh bón quá liều vì sẽ gây mất ổn định môi trường ao nuôi và khiến vôi bám trên vỏ tôm.

– Bổ sung lượng khoáng cần thiết cho tôm với mục đích chính kích tôm lột vỏ thường xuyên hơn bằng Pocama của VFT Group để loại bỏ đi lớp vỏ cũ bị đóng vôi và thay thế bằng lớp vỏ mới sạch khỏe hơn, hạn chế vôi bị tích tụ dày trên vỏ. Đây là dòng sản phẩm an toàn tuyệt đối cho môi trường, chúng tôi cam kết không chứa kháng sinh, hoocmon và hóa chất độc hại. Với tiêu chí “Tiện lợi – Tiết kiệm – Hiệu quả”, Pocama sẽ là sản phẩm mang lại nhiều hữu dụng cho ao tôm và bà con chỉ cần trộn với thức ăn là có thể sử dụng ngay. Mời bà con tham khảo thành phần cụ thể của sản phẩm!

  • Thành phần chính trong sản phẩm:

– Kali: 3000mg (dạng KCl)

– Natri: 500mg (dạng NaCl)

– Calcium: 120mg (dạng CaHPO4)

– Magnesium: 300mg (dạng MgSO4)

– Dung môi lên men: 500ml

– Cát sạn: 2%

  • Công dụng của sản phẩm:

– Bổ sung các khoáng chất cần thiết và ngăn ngừa các bệnh về vỏ như vỏ tôm không cứng, tôm lột dính vỏ, thối đuôi, mềm râu…

– Phòng trị bệnh cong thân đục cơ do thiếu khoáng.

– Giúp tôm lột xác nhanh, thường xuyên hơn.

– Ổn định hệ đệm, điều hòa áp suất thẩm thấu khi biến động môi trường.

  • Hướng dẫn sử dụng đúng cách:

– Kích tôm lột vỏ nhanh: Bà con trộn 5ml Pocama với 1kg thức ăn và cho ăn 2 cử/ngày trong suốt vụ nuôi. Lưu ý: đối với tôm dưới 20 ngày tuổi nên giảm chỉ còn nửa liều lượng.

—-> Xem sản phẩm chi tiết tại đây: Khoáng tạt cho tôm

Hiện tượng tôm sú bị đóng vôi không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng cũng để lại nhiều hậu quả đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bà con chú ý kỹ hơn về việc sử dụng vôi và kiểm soát môi trường ao nuôi tốt sẽ đảm bảo tình trạng này khó có thể xảy ra. Nếu bà con còn bất kỳ thắc mắc hoặc muốn tư vấn rõ hơn về dòng sản phẩm bên VFT Group, hãy liên hệ ngay HOTLINE: 0916 859 166. Cảm ơn quý bà con đã dành thời gian xem qua bài viết của chúng tôi!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn