Từ A-Z Về Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Trên Tôm

30 THG06
119 lượt xem

Bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm là bệnh gây nên hội chứng chết sớm EMS do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả tôm thẻ chân trắng hay cả tôm sú.

Sơ lược về bệnh hoại tử gan tụy ở tôm

1/ Dấu hiệu nhận biết hoại tử gan tụy cấp ở tôm

Tôm bị trắng gan rất dễ nhận biết, chỉ cần quan sát bằng mắt thường
Ảnh minh họa tôm bị gan cấp tính/hoại tử gan tụy (bên trái) với tôm khỏe mạnh (bên phải)

Thông thường tôm bị gan cấp tính ở giai đoạn 10-45 ngày tuổi.

Ở giai đoạn đầu (Ủ bệnh): mới nhiễm bệnh sẽ không có nhiều dấu hiệu để xác định.

Ở giai đoạn 2 (vi khuẩn sinh sôi): lúc này tôm sẽ có những biểu hiện rõ ràng hơn, như tôm bơi lờ đờ, tấp mé. Ở giai đoạn này bà con sẽ thấy tôm có biểu hiện vàng gan hoặc sưng gan, kéo nhá kiểm tra thức ăn sẽ có tầm 10% lượng thức ăn dư thừa.

Ở giai đoạn 3 (Bùng phát bệnh): tại giai đoạn này bà con sẽ bắt đầu thấy nhiều cá thể tôm bị trống ruột còn phần gan tụy bị teo lại, lúc xi phông sẽ thấy vài cá thể tôm chết lác đác. Lượng thức ăn dư thừa lúc này sẽ lên đến hơn 20%.

Ở giai đoạn 4 (Dịch bệnh bùng phát mạnh): Lúc này bà con sẽ thấy tôm có màu sắc nhợt nhạt, vỏ tôm mềm nhũn(do thiếu chất dinh dưỡng) và lượng lớn tôm chết rải rác. Khi bà con cầm xác tôm chết bóp vào gan lại không bị vỡ do không còn túi mật.

Ở 4 giai đoạn trên thì tại giai đoạn 2 bà con nên có mang tôm đi xét nghiệm PCR để có phương án phòng ngừa trước khi bệnh tật diễn biến xấu khó kiểm soát.

2/ Nguyên nhân khi tôm bị gan cấp tính

Nguyên nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm tới từ vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Con đường lây nhiễm của vi khuẩn này sẽ thông qua 3 đường chính như sau:

– Do lây truyền từ bố mẹ sang con: Lý do này thường khiến tôm chết ở giai đoạn dưới 30 ngày tuổi.

– Do chất thải của tôm: Khi tôm bệnh thải phân ra môi trường nước đồng thời cũng phóng thích vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus ra ngoài và tấn công các con tôm khác trong ao nuôi. Nếu bà con nuôi với mật độ dày thì tỷ lệ tôm nhiễm bệnh sẽ tăng rất nhanh dẫn tới chết hàng loạt.

Do tôm khỏe ăn thịt tôm bệnh: Khi tôm bị gan cấp tính chết, bên trong cơ thể sẽ còn vi khuẩn tồn tại. Với mật độ nuôi dày, các con tôm mạnh ăn xác các con tôm đã chết đồng thời hấp thụ vi khuẩn Vibrio vào bên trong dễ dàng bám vào tế bào gan tụy.

Tham khảo thêm bài viết: Vi khuẩn Vibrio

Tôm bị nhiễm virus IMNV sẽ làm cho cả đàn tôm bị chết hàng loạt
Ảnh minh họa tôm chết hàng loạt do bệnh hoại tử gan tụy ở tôm

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy ở tôm

1/ Điều trị bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm

– Bước 1: Cải tạo môi trường ao nuôi tốt hơn

Mục tiêu ở bước 1 này là để tạo môi trường sạch sẽ cho tôm sống, hạn chế sức đề kháng của tôm bị giảm sút. Cải tạo môi trường ao nuôi để giảm mức độ thiệt hại do bệnh gan tụy cấp gây ra, bao gồm các bước sau:

+ Do tôm đã bị bệnh, gan tụy sẽ không còn khỏe mạnh như trước, bà con cần cắt giảm liều lượng thức ăn xuống để hạn chế nội tạng tôm hoạt động.

+ Tiến hành diệt khuẩn ao nuôi bằng chlorine (thuốc duy nhất diệt được Vibrio), sử dụng với liều lượng 25-35ppm (25-35kg/1000m3 điều chỉnh tùy vào độ tuổi của tôm). Sau đó, bà con hãy chờ 2-3 ngày sau để chlorine bay hơi hoàn toàn thì tiến hành cấy lại vi sinh Bio Active để gây màu, do mới diệt khuẩn xong hệ đệm sẽ có biến đổi nên việc gây màu nước sẽ khó hơn, bà con kiên nhẫn phải đánh 2-3 nhịp màu nước mới bắt đầu lên.

– Bước 2. Sử dụng kháng sinh

Đối với việc điều trị bệnh hoại tử gan tụy trên tôm đã có nhiều biểu hiện như đã nói ở trên thì tỷ lệ chữa trị thành công sẽ không còn cao nữa và rất tốn kém. Cho nên bà con chỉ tiến hành sử dụng kháng sinh khi phát hiện một vài cá thể có biểu hiện bệnh nhưng chưa kịp lây ra cho cả đàn. Lúc đó việc sử dụng kháng sinh sẽ bảo vệ được những cá thể đang trong tình trạng ủ bệnh, hay có nguy cơ nhiễm bệnh.

Trên thị trường hiện nay, kháng sinh được sử dụng rộng rãi cho kết quả tốt là:

  • Kháng sinh nhóm Quinolon (đã bị cấm sử dụng): Oxolinic acid, Norfloxacin, Enrofloxacin.
  • Kháng sinh nhóm Sulfamid: Sulfadimidin, Trimethoprim, Methoxazol.

Thời gian sử dụng: Dùng liên tục trong vòng 3 – 5 ngày, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau 8 tiếng. Bà con trộn kháng sinh cùng với thức ăn và chất kết dính để tôm hấp thụ thuốc qua đường ruột sẽ có hiệu quả hơn so với việc bị hòa tan trong nước rồi hấp thụ qua mang.

Lưu ý:

+ Bà con nên tuân theo liều lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất, hoặc liên hệ kỹ sư của VFT để được hướng dẫn sử dụng kỹ hơn.

– Bước 3. Sử dụng men tiêu hóa

Sau khi sử dụng kháng sinh trong vòng 5 ngày bắt buộc phải sử dụng ngay các men vi sinh để phục hồi lại hệ vi sinh vật đường ruột cho tôm. Giúp tôm bổ sung dinh dưỡng hồi phục lại các tế bào bị tổn thương do vi khuẩn và kháng sinh gây ra.

Bà con có thể tham khảo sản phẩm men vi sinh Mipe hỗ trợ đường ruột cho tôm. Vi sinh 3 trong 1 Mipe có tác dụng bổ sung hơn 10 loại enzyme tiêu hóa và hệ vi sinh vật đa dạng cho đường ruột, giúp tôm tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn mà không phải hoạt động nhiều. Sau thời gian sử dụng sẽ thấy hiệu quả tôm nở ruột, chắc thịt, về size lớn nhanh trở lại.

Men vi sinh Mipe có chứa các loại vi sinh kích thích hệ tiêu hóa của tôm hấp thụ chất dinh dưỡng tốt và nhanh hơn. Tôm sẽ mau lớn và giảm lượng thức ăn từ 2-40%
Men vi sinh Mipe có chứa các loại vi sinh hỗ trợ bảo vệ đường ruột, gan tụy khỏi vi khuẩn/ký sinh trùng tấn công

2/ Phương pháp phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy trên tôm

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, trong nuôi tôm thì phòng bệnh là cách mà bà con phải lưu ý hàng đầu. Để phòng bệnh hoại tử gan tụy trên tôm, bà con cần:

+ Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tôm giống từ trại giống, đảm bảo nơi nhập giống uy tín và đã có giấy chứng nhận PCR.

+ Cải tạo ao thật kỹ lưỡng: Dọn sạch ao nuôi trước khi thả nuôi trở lại để hạn chế mầm bệnh lây lan trong ao.

+ Trước khi bắt đầu 1 vụ mới cũng như xử lý nước trong ao lắng cần phải sử dụng chlorine + saponin để diệt hết vi khuẩn cũng như các loài động vật giáp xác, 2 mảnh. Hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh từ nguồn nước cũng như vi khuẩn tiềm tàng ở đáy ao.

Dưới đây là Từ A-Z về bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm. Hy vọng bài viết có thể cung cấp cho bà con cách nhìn tổng quát về loại bệnh này để bà con có phương pháp phòng trị kịp thời khi xuất hiện các dấu hiệu nhiễm bệnh. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hoặc tư vấn sản phẩm, bà con hãy liên hệ ngay với kỹ sư VFT Group qua HOTLINE: 0916 859 166. Chúng tôi hân hạnh được phục vụ quý bà con trong việc cải thiện năng suất vụ nuôi!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vftgroup.thuysan