Vi khuẩn Vibrio trên tôm là tác nhân gây ra nhiều bệnh trên tôm lẫn cá và là mối đe dọa lớn khiến bà con đau đầu. Đặc biệt nó là tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng trong nghề nuôi tôm. Các bệnh do vi khuẩn Vibrio có thể gây ra hội chứng tôm chết sớm (EMS) hay còn được gọi với tên gọi khác là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) gây ra thất thoát vụ mùa của bà con.
Cho nên việc hiểu rõ về vi khuẩn Vibrio gây bệnh ở tôm và cá là việc cần thiết, chúng ta cần biết tại sao nó xuất hiện trong ao nuôi và cách phòng ngừa cũng như là chữa trị như thế nào cho hiệu quả? Tất cả các thông tin sẽ được VFT Group phân tích cụ thể trong bài viết này! Mời bà con cùng đọc bài nhé!
Đầu tiên, vi khuẩn Vibrio là gì? Đây là giống vi khuẩn Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. Đặc điểm chung các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio: Gram âm, di động và có hình que hay hình dấu phẩy với kích thước tế bào 0,3-0,5 x1,4-2,6 Micro mét. Chúng không hình thành bào tử và chuyển động nhờ một tiên mao hoặc nhiều tiên mao mảnh.
Thực tế thì không phải mọi loài vi khuẩn Vibrio trên tôm và cá đều có thể gây bệnh, một số loài không gây hại và được tìm thấy ở tôm hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi gặp môi trường thuận lợi thì chúng mới thực sự gây bệnh cho tôm + cá, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ nhất ở môi trường mặn 20 – 40 phần ngàn, một số có thể sống ở độ mặn lên tới 70 phần ngàn. Do đó thường bắt gặp vi khuẩn Vibrio ở trong nước biển hay gần cửa sông và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Mặt khác, các chỉ số môi trường nước như nhiệt độ nước, lượng oxy hòa tan, hàm lượng amoniac, kim loại nặng và các chất hữu cơ nếu biến động sẽ góp phần khiến cho vi khuẩn bùng phát..
Trong ngành nuôi trồng thủy sản, các loài vi khuẩn Vibrio gây bệnh chủ yếu phổ biến là V. parahaemolyticus, V. harvey, V. vulnificus, V. alginolyticus, V. anguillarum, V. splendidus, V. damsela, V. cholerae… Dưa trên xét nghiệm sử dụng Thiosulphate citrate bile salt agar (TCBS), Vibrio spp được chia làm 2 nhóm: Nhóm có khả năng lên men đường Sucrose (Khuẩn lạc màu vàng) và nhóm không có khả năng lên men (Khuẩn lạc màu xanh lá cây).
Trong bệnh Vibriosis, vi khuẩn Vibrio trên tôm có thể là tác nhân sơ cấp hoặc thứ cấp (tác nhân cơ hội), ký sinh trùng ký sinh hay tác động môi trường như cơ học, hóa học.
Riêng vi khuẩn Vibrio trên tôm sẽ gây nên bệnh phát sáng, bệnh chết sớm (EMS) hay còn được gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Đồng thời còn khiến tôm bị đỏ thân, mòn vỏ kitin và mắc bệnh phân trắng. Một điểm đáng lưu ý nữa là một số chủng Vibrio là nguyên nhân gây khiến viêm dạ dày ruột cấp tính ở người khi họ ăn phải hải sản bị nhiễm khuẩn.
Trong quá trình nuôi tôm, mỗi loài vi khuẩn Vibrio đều sẽ gây nên một số bệnh nhất định với các dấu hiệu nhận biết điển hình như sau:
Khi tôm bị bệnh thường yếu, bơi lờ đờ, kém bắt mồi lúc bị nặng có thể bỏ ăn, trong bóng tối phát ra ánh sáng xanh liên tục. Hậu quả của căn bệnh này diễn ra ở trại giống lúc tôm ở giai đoạn ấu trùng Zoea, Mysis, dạng cấp tính có thể làm tôm ấu trùng chết hàng loạt với tỷ lệ 100%. Các con vi khuẩn sinh sôi chiếm chỗ của các nội quan; máu, gan, tụy, mang,…làm cơ thể tôm không thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, ở giai đoạn ấu niên đến khi ra ao nuôi thịt thì tác hại không còn nghiêm trọng nữa. Nguyên nhân gây ra bởi chủng Vibrio harveyi, vulnificus và parahaemolyticus.
Đối với tôm, bệnh này còn có các tên gọi khác: Bệnh vỏ (Shell disease), bệnh đốm nâu, đốm đen, bệnh hoại tử phụ bộ. Còn đối với cua thì gọi là bệnh rỉ sắt, bệnh hoa mai.
Khi giáp xác bị bệnh này thường có một số dấu hiệu sau: xuất hiện các vùng mềm trên vỏ kitin, sau đó tạo nên các điểm nâu, đen hay trắng, tại đó vỏ kitin bị ăn mòn, các phần phụ (chân bò, chân bơi, râu) và đuôi tôm sẽ phồng lên rồi dần dần bị ăn mòn cụt đi. Sắc tố melanin bị khuếch đại, có sự mờ đục của đốt bụng thứ 6 và xuất hiện sắc tố đen nâu trên mô gan tụy.
Cũng có trường hợp bệnh xảy ra kèm theo một số dấu hiệu khác trong các ao nuôi tôm như: tôm bị bệnh thường bẩn mình, bẩn mang, có màu hồng đỏ trên cơ thể, yếu bỏ ăn rồi chết. Các chủng vi khuẩn được phân lập ra có liên quan đến bệnh hoại tử cục bộ gồm: Vibrio alginolyticus, parahaemolyticus, ordali.
Bà con lưu ý tôm cũng có 1 bệnh hoại tử khác nhưng do 1 loại virus khác gây ra, có thể tìm hiểu thêm tại đây: hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng
Bệnh thường có biểu hiện trên thân xuất hiện các đốm đỏ nhỏ, tại đó vây cá bị tróc và rụng đi. Sau 1 thời gian tạo nên các vết loét nhỏ sâu, vây cá có thể bị mòn cụt, xơ xác. Khi giải phẫu bên trong thấy hiện tượng xuất huyết nội tạng và xuất huyết trong cơ của cá. Hậu quả là đàn cá sẽ bị chết hàng loạt, các chủng vi khuẩn được phân lập được là Vibrio parahaemolyticus, alginolyticus và anguilarum
– Hiện nay, bệnh TPD hoành hành ở nước ta, một số nghiên cứu cho rằng bệnh này tới từ 1 chủng của vi khuẩn Vibrio. Tuy nhiên chưa có văn bản chính thức của cơ quan chính thống nào xác nhận là do vi khuẩn Vibrio hay 1 loài virus nào gây ra
Nhìn chung thì các loài vi khuẩn Vibrio trên tôm đều mang dấu hiệu nhiễm bệnh chung như hệ tiêu hóa và gan tụy gặp vấn đề. Điển hình là gan tụy bị sưng, nhạt màu, ruột rỗng không có thức ăn và thải ra phân lỏng. Khi mật độ vi khuẩn càng cao thì các dấu hiệu bệnh lý ở tôm càng rõ rệt.
Bên cạnh đó, để cụ thể hơn về triệu chứng khi tôm nhiễm khuẩn Vibrio, mời bà con xem qua nội dung dưới đây:
– Tôm yếu ớt: Khuẩn Vibrio khiến sức khỏe tôm suy giảm, trở nên yếu ớt, mất sức, còi cọc. Chúng bơi lờ đờ, khả năng hoạt động kém hơn bình thường như nổi đầu, kéo đàn và bám bờ.
– Kích thước nhỏ hơn: Trong một số trường hợp, tôm bị nhiễm khuẩn Vibrio có kích thước nhỏ hơn so với tôm khỏe mạnh. Điều này cho thấy ảnh hưởng của vi khuẩn trên tôm cũng góp phần tác động đến quá trình phát triển của chúng.
– Cơ thể tôm mất màu hoặc biến đổi màu sắc: Một dấu hiệu khác của nhiễm khuẩn Vibrio là cơ thể tôm mất màu hoặc thay đổi màu sắc. Chúng có thể trở nên mờ nhạt, cơ thể biến đổi màu hơi đỏ, xanh hoặc xuất hiện các mảng trắng ở phần cơ bụng. Đôi khi mang chúng chuyển sang màu vàng
– Rối loạn tiêu hóa: Lượng thức ăn tiêu thụ của tôm sẽ giảm so với ban đầu, do khi nhiễm thì chúng sẽ ăn kém hoặc bỏ ăn hoàn toàn. Bà con có thể quan sát thấy ruột tôm hoàn toàn rỗng không có thức ăn.
– Gan tụy bị ảnh hưởng: Khuẩn Vibrio sẽ tác động đến bộ phận gan tụy của tôm khiến phần gan tụy sưng nhũn, nhạt màu, teo gan và thậm chí hoại tử gan tụy. Vi khuẩn Vibrio còn làm cơ thể tôm có các u hạt nổi ở trên.
Tuy chưa có phương pháp điều trị nào được công bố chính thức có thể điều trị triệt để 100% các bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra, nhưng bà con có thể áp dụng các biện pháp sau đây để kiểm soát được phần nào vi khuẩn trong ao:
– Điều chỉnh môi trường ao nuôi: Vibrio phát triển mạnh mẽ trong môi trường có độ pH kiềm, độ mặn cao và nhiệt độ ấm. Do đó, cần điều chỉnh môi trường ao nuôi sao cho pH 7.5-8.5, độ mặn ở ngưỡng phù hợp với loại tôm bà con đang thả và duy trì nhiệt độ ao nuôi ở mức từ 27 – 31oC. .
– Bổ sung men vi sinh trong khẩu phần ăn cho tôm: Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tôm ăn . Bà con nên tăng cường bổ sung men vi sinh tiêu hóa với thức ăn để những lợi khuẩn hạn chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio trong ruôt tôm. Hiện nay, VFT có men vi sinh Mipe hỗ trợ điều trị các bệnh đường ruột ở tôm do Vibrio gây ra như phân trắng và các bệnh đường ruột như lỏng ruột, ruột đứt khúc. Bà con sử Mipe với liều lượng 5g/kg thức ăn và cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày để hỗ trợ điều trị vấn đề đường ruột do vi khuẩn Vibrio. Ngoài ra, lượng thức ăn cũng phải được điều chỉnh phù hợp để tránh dư thừa làm ô nhiễm ao nuôi khiến cho vi khuẩn Vibrio bùng phát khắp ao.
– Sử dụng thuốc kháng sinh: Khi phát hiện tôm bị bệnh do Vibrio gây ra, bà con có thể dùng thuốc diệt khuẩn BKC hoặc Iodine với liều lượng từ 10 – 15ppm để loại bỏ mầm bệnh. Xong tiến hành, bà con có thể dùng kháng sinh oxytetracycline để điều trị nhiễm khuẩn Vibrio bằng cách trộn 5g/kg thức ăn (hoặc liều lượng lớn để trị dứt điểm hoàn toàn) và cho ăn từ 3 – 5 ngày hoặc đến khi tôm hết hoàn toàn mới ngưng.
Lưu ý: các dòng hóa chất và kháng sinh nếu dùng quá liều lượng an toàn có thể gây sốc tôm và ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của chúng nên hỏi người có kinh nghiệm hoặc tuân theo hướng dẫn sử dụng.
Bà con nên kiểm soát lượng vi khuẩn Vibrio xuất hiện trong ao theo các mốc sau:
Phòng ngừa bệnh luôn là mục tiêu hàng đầu trong suốt vụ nuôi, nếu phòng ngừa hiệu quả sẽ đảm bảo được năng suất và lợi nhuận thu về. Có một số biện pháp quan trọng mà bà con có thể thực hiện:
– Áp dụng phương pháp khử trùng ao nuôi: Trước vụ nuôi mới, hãy đảm bảo rằng ao nuôi đã được khử trùng và vệ sinh sạch sẽ. Bà con có thể sử dụng các chất khử trùng như Clo, thuốc tím,… với liều lượng an toàn để diệt sạch mầm bệnh còn sót lại ở vụ nuôi trước. Ngoài ra, bà con hãy luôn sử dụng nguồn nước đã được qua xử lý ở ao lắng để đảm bảo không chứa mầm bệnh và vi khuẩn Vibrio trên tôm. Đối với bà con sử dụng ao bạt hãy thường xuyên xi phong để loại bỏ bùn đáy ao.
– Chọn lọc tôm giống chất lượng: Nguồn tôm giống phải được chọn lọc kỹ càng tại các trang trại giống uy tín trước khi thả ao. Tôm giống phải có giấy chứng nhận sạch bệnh và tôm bố mẹ không bị nhiễm khuẩn Vibrio.
– Bổ sung dinh dưỡng cho tôm: Cho tôm ăn đúng với liều lượng hợp lý, sử dụng thêm sản phẩm men vi sinh tiêu hóa nhằm kích tôm ăn, hỗ trợ hấp thu và chuyển hóa thức ăn tốt hơn. Khi tôm được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ có sức khỏe tốt hơn nhờ khả năng miễn dịch cao có thể ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Cung cấp thức ăn chất lượng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không sử dụng thức ăn bị nấm mốc hay quá hạn sử dụng. Thức ăn kém chất lượng có thể làm suy giảm sức đề kháng của tôm.
– Sử dụng chế phẩm vi sinh: Việc sử dụng chế phẩm vi sinh Bio Active có thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio trong nước nuôi. Dòng sản phẩm vi sinh Bio Active với hơn 10 tỷ lợi khuẩn với đa chủng vi sinh có hoạt tính cao sẽ giúp cạnh tranh môi trường sống và thức ăn với nhóm vi khuẩn Vibrio. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp đánh bay khí độc, phân hủy chất hữu cơ, làm sạch ao nuôi, gây màu trà trong nửa ngày. Khi chất lượng nước được cải thiện sẽ ngăn chặn được sự phát triển của khuẩn Vibrio.
*Cách sử dụng:
Chỉ với 1 lít Bio Active sẽ giúp xử lý được 10.000m3 nước ao và sử dụng 5 – 7 ngày/ lần để đạt hiệu quả cao. Tùy vào mục đích mà thời điểm sử dụng cũng sẽ khác nhau như:
– Đánh vào buổi sáng khi trời nắng từ 8 – 10 giờ để khử nhớt và gây màu trà.
– Đánh vào buổi tối từ 21 – 22 giờ để giảm khí độc, xử lý chất thải hữu cơ và cắt tảo độc.
*Lưu ý:
Bio Active là sản phẩm sinh học sử dụng 100% vi sinh vật gốc nên sẽ không gây hại đến tôm trong ao và sức khỏe của bà con khi sử dụng. Thêm vào đó, sản phẩm không cần ngâm ủ hay sục khí, bà con chỉ cần pha với nước ao rồi tạt xuống ao tốt nhất nên tạt thẳng vào quạt khí để được hòa đều khắp ao hơn.
– Theo dõi sức khỏe tôm: Theo dõi sức khỏe tôm thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường. Sau đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp xử lý phù hợp.
—->Tham khảo thêm bài viết: Xử lý nước ao nuôi tôm
Chế phẩm vi sinh của VFT Group là những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:
Vi khuẩn Vibrio trên tôm là mối lo ngại lớn cho ngành nuôi tôm và là nỗi ám ảnh của bà con trong mỗi vụ mùa. Vì vậy, việc trang bị các kiến thức sẽ giúp bà con nhận biết sớm và có hướng xử lý kịp thời. Hy vọng bà con sẽ nắm được các kiến thức để cho quá trình nuôi tôm được thuận lợi và suôn sẻ. Nếu bà con còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến Hotline: 0916 859 166 để được kỹ sư VFT Group hỗ trợ nhé!
Chúc bà con có vụ nuôi thành công!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn