Lột vỏ là quá trình bắt buộc của tôm nếu chúng muốn phát triển về mặt kích thước lẫn trọng lượng. Vì vậy mà nhiều bà con nuôi tôm luôn tìm cách để kích tôm lột vỏ hoặc hỗ trợ tôm lột vỏ tốt hơn nhằm nâng cao năng suất vụ nuôi.
Ngược lại, nhiều trường hợp tôm không lột vỏ được và chúng có thể sẽ chết, gây thiệt hại kinh tế cho bà con. Việc tìm ra nguyên nhân và cách xử lý sẽ giúp bà con cải thiện được tình trạng này tốt hơn. VFT Group hân hạnh được đồng hàng cùng bà con trong bài viết này!
Vỏ tôm được xem như là bộ giáp giúp bảo vệ chúng khỏi các tác động bên ngoài như kẻ thù hoặc mầm bệnh xâm nhập. Nếu không có lớp vỏ bên ngoài bao bọc cơ thể và các cơ quan bên trong, chúng sẽ có hình dạng như một con sâu. Phần vỏ được cấu thành từ 2 thành phần chính như khoáng vô cơ (55%) và chitin (45%). Đặc biệt, phần vỏ còn chứa sắc tố có thể thay đổi màu sắc tùy vào môi trường sinh sống.
Tương tự như các loài giáp xác khác, tôm sẽ không thể lớn hơn về mặt kích thước lẫn trọng lượng nếu chúng không lột vỏ. Ngoài việc giúp cho tôm tăng trưởng, nếu lớp vỏ tôm bị thương, mang sẹo, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc các tạp chất đeo bám cũng sẽ đồng thời được loại bỏ hoàn toàn. Sau quá trình lột vỏ thành công, tôm sẽ có lớp vỏ mới cứng cáp và hoàn thiện hơn. Những con tôm không lột vỏ được phần lớn sẽ ốm yếu và tỷ lệ chết cao, đây được xem là một phần quan trọng để chọn ra những con tôm khỏe mạnh và loại bỏ đi những con tôm yếu.
Lột vỏ là quá trình quan trọng của tôm nhưng cũng là lúc tôm trở nên yếu nhất, vì thế trong suốt quá trình tôm lột vỏ bà con nên có biện pháp chăm sóc kỹ càng để quá trình này diễn ra thuận lợi hơn và tăng tỷ lệ tôm sống cao. Hiện nay, nhiều bà con thường sử dụng các sản phẩm để kích tôm lột và hỗ trợ tôm lột tốt hơn để tăng năng suất cho vụ nuôi.
Đầu tiên, để bà con hiểu rõ hơn về quá trình lột vỏ của tôm diễn ra như thế nào. VFT Group mời bà con xem qua nội dung dưới đây:
– Giai đoạn tôm chuẩn bị lột vỏ: Ở giai đoạn đầu tiên, tôm cần bổ sung khoáng chất và chúng sẽ tích trữ vào các túi khoáng. Các túi khoáng sẽ có nhiệm vụ giúp cho quá trình nứt vỏ diễn ra thuận lợi hơn. Sau đó tôm sẽ hấp thụ nước để bơm vào trong người cho thể tích cơ thể to ra để làm nứt lớp vỏ cũ. Khi chuẩn bị lột, tôm thường giảm ăn hoặc bỏ ăn và hạn chế di chuyển.
– Giai đoạn tôm nứt vỏ: Với áp suất bên trong cơ thể, phần vỏ cũ sẽ dần nứt ra ở phần nối giữa đầu và thân. Trước đó tôm đã tạo ra một lớp vỏ mới mỏng tạo ra khoảng trống giữa lớp vỏ cutin cũ và mới. Điều này giúp tạo thành một túi khí nhỏ ở giữa lớp vỏ cũ và mới. Túi khí này rất hữu dụng tạo ra áp suất, giúp tôm thoát khỏi lớp vỏ cũ dễ dàng hơn.
– Giai đoạn tôm thoát khỏi lớp vỏ cũ: Tôm sẽ cong thân lại rồi dùng chân đạp để tạo đà kéo mình ra khỏi lớp vỏ cũ. Khi tách khỏi lớp vỏ cũ thành công, tôm sẽ bắt đầu gia cố lớp vỏ mới còn đang mềm mại và nhạy cảm với môi trường xung quanh. Lúc này là lúc tôm yếu nhất và cần rất nhiều khoáng chất
– Giai đoạn tôm cứng vỏ sau lột: Sau khi quá trình lột vỏ, tôm tập trung hấp thụ các khoáng chất từ nước để lớp vỏ mới cứng hơn. Đây là lúc chúng sẽ ăn nhiều hơn bình thường để phục hồi năng lượng cũng như cung cấp chất dinh dưỡng đã tiêu hao trong quá trình lột vỏ.
Tôm không thể lột vỏ bất cứ lúc nào mà sẽ phải đến chu kỳ nhất định mới có thể lột vỏ được. Chu kỳ lột vỏ của tôm sẽ diễn ra nhiều lần trong vòng đời của chúng, thông thường tôm đều lột vỏ vào ban đêm từ khoảng 10 giờ tối → 2 giờ sáng. Sau đây sẽ là mốc thời gian cụ thể:
– Từ 1 đến 15 ngày tuổi: Tôm lột hàng ngày.
– Từ 15 đến 30 ngày tuổi: Tôm lột 2 -3 ngày/lần.
– Từ 30 đến 45 ngày tuổi: Tôm lột 3 – 5 ngày/lần.
– Từ 45 đến 75 ngày tuổi: Tôm lột hàng tuần.
– Từ 75 đến 90 ngày tuổi: Tôm lột 10 ngày/lần.
– Từ 90 ngày tuổi trở lên: Tôm lột 2 tuần/lần.
Trong chăn nuôi tôm, đa phần bà con đều muốn kích cho tôm lột vỏ đồng đều để tôm phát triển nhanh hơn, đồng nghĩa với việc năng suất vụ nuôi cũng sẽ tăng theo. Tuy nhiên dù là quá trình bắt buộc của tôm nhưng nhiều trường hợp tôm không lột vỏ được sẽ làm hao hụt đi số lượng tôm trong ao, tệ hơn là xuất hiện hiện tượng tôm lột dính vỏ và tôm chết cục thịt. Nhiều bà con buộc phải thu tôm sớm nếu không có thể sẽ mất trắng hoàn toàn cả vụ nuôi.
Bà con nuôi tôm cần chú ý đến các yếu tố như:
Khoáng chất chính là một trong các yếu tố chính khiến tôm không thể lột vỏ. Những ao nuôi có độ mặn cao sẽ giúp cung cấp hàm lượng khoáng chất tự nhiên cao hơn so với ao nuôi có độ mặn thấp. Bà con cần theo dõi và kiểm soát độ mặn trong ao phù hợp, đồng thời cũng nên lưu ý thêm các chỉ số khác như độ pH, độ cứng, lượng oxy hòa tan nhằm tạo ra môi trường giúp tôm lột vỏ tốt hơn.
Ngoài ra, bà con cần chủ động cung cấp các loại khoáng chất cần thiết như Canxi (Ca), Magie (Mg), Đồng (Cu), Natri (Na), Phospho (P), Kali (K), Kẽm (Zn) và Selenium (Se) để giúp tôm tái tạo lớp vỏ mới nhanh chóng.
Trước giờ dinh dưỡng luôn là yếu tố cần thiết đối với tôm, không những giúp tôm mau lớn để kích thích tôm lột vỏ mà còn giúp tôm lột vỏ dễ dàng hơn. Khi thiếu dinh dưỡng, tôm sẽ không đủ lớn để làm đầy vỏ, lớp vỏ cũ sẽ khó mà căng nứt để hành thành lớp vỏ mới.
Để giải quyết tình trạng tôm không lột vỏ được do thiếu dinh dưỡng, bà con nên chú trọng những loại thức ăn có hàm lượng đạm từ 32 – 45%. Kết hợp bổ sung thêm các loại vitamin, axit amin, các loại khoáng chất cần thiết kèm men vi sinh tiêu hóa vào thức ăn hàng ngày để cho tôm dễ dàng hấp thụ.
Khí độc và bùn bã hữu cơ trong ao nuôi không chỉ là tác nhân gây khó khăn cho việc lột vỏ mà còn khiến tôm nhiễm bệnh. Trong đó, các loại khí độc như H2S, NO2, NH3 xuất hiện rất nhiều trong ao nuôi, tác hại của chúng làm ngăn cản sự vận chuyển khí oxy trong cơ thể tôm làm tôm bị ngạt không đủ khả năng để lột vỏ. Lý do xuất hiện khí độc trong ao là do sự phân hủy của bùn bã hữu cơ tích tụ ở dưới đáy ao như thức ăn thừa, xác tôm, xác tảo tàn…
Để đánh bay khí độc và bùn bã hữu cơ trong ao, bà con có thể thay nước ao và xi phông đáy ao nuôi thường xuyên. Để hiệu quả hơn, dùng men vi sinh xử lý nước ao nuôi và đáy ao như Bio Active và Aqua – VFT Group sẽ tiện lợi và hiệu quả hơn. Vi sinh sẽ không gây hại đến tôm và sức khỏe của bà con khi sử dụng.
Tôm không lột vỏ được còn do thức ăn có chất lượng kém hoặc cho tôm ăn với liều lượng quá nhiều hoặc quá ít sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của tôm. Hệ tiêu hóa kém dẫn đến việc chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng suy giảm, tôm thiếu dinh dưỡng sẽ khó có thể lột vỏ thành công. Dư thừa thức ăn đồng thời cũng khiến ao nuôi dễ bị ô nhiễm và sản sinh ra mầm bệnh gây hại đến tôm.
Để quản lý thức ăn tốt, bà con cần cân đối lượng thức ăn phù hợp và lựa chọn nguồn thức ăn chất lượng đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. Tháng đầu tiên thì bà con nên cho ăn 8 – 10% tổng trọng lượng tôm trong ao, các tháng còn lại sẽ giảm xuống còn 5 – 7%. Lưu ý: Nếu có đổi sang loại thức ăn mới thì cần trộn lẫn thức ăn cũ và cho tôm ăn trong 3 ngày để chúng dần thích nghi.
Các chỉ số của nước rất quan trọng đối với tôm, đặc biệt là độ pH và độ kiềm. Như bà con đã biết tôm phát triển tốt ở độ pH lý tưởng 7,5 – 8,3 nhưng khi pH vượt mức lý tưởng này sẽ khiến cho tôm châm lột vỏ. Đối với độ kiềm cao sẽ hạn chế sự biến đội độ pH trong ngày. Sau đây là một số biện pháp giúp ổn định độ pH và kiềm:
– Tăng cường chạy quạt nước và sục khí để cung cấp đủ lượng oxy hòa tan trong nước để hỗ trợ quá trình lột vỏ của tôm. Hãy luôn duy trì lượng oxy hòa tan lớn hơn 5 mg/l.
– Điều chỉnh độ pH nằm trong khoảng 8,0 – 8,2. Đối với độ kiềm cần duy trì từ 100 mg/l trở lên và độ khoáng với tỷ lệ Mg:Ca (4:1). Nếu độ mặn trong ao thấp bà con cần bổ sung thêm khoáng để tăng độ mặn.
– Khi độ pH tăng cao bà con có thể dùng phèn nhôm hoặc thay nước để hạ pH xuống.
– Cải tạo ao nuôi thật kỹ, điều chỉnh mật độ nuôi tôm phù hợp và bổ sung vi sinh Bio Active để gây màu nước, xử lý nước cho ao nuôi.
—->Tham khảo thêm bài viết: Cách hạ ph trong ao nuôi tôm
Tôm thường bị xâm nhập bởi ký sinh trùng, điều này có thể gây bệnh cho tôm và tác động xấu đến quá trình lột vỏ. Các loại ký sinh trùng như nấm đồng tiền sẽ góp phần gây ra các triệu chứng như giảm ăn, còi cọc, ốm yếu làm cho tôm không lột vỏ được.
Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm ký sinh trùng trên tôm, bà con nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe của chúng để phát hiện sớm triệu chứng và xử lý nước ao nuôi định kỳ để loại mầm mống sinh sôi của chúng. Sau đó dùng thuốc diệt ký sinh trùng đúng theo liều lượng và thời điểm sử dụng của nhà sản xuất.
Tôm rất dễ bị stress nếu các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột như nhiệt độ, ánh sáng, độ pH và lượng oxy hòa tan. Stress có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và gây cản trở quá trình lột vỏ khiến tôm không lột vỏ được. Bà con lưu ý theo bản năng tự nhiên tôm chỉ lột vỏ khi cảm thấy mọi thứ đủ an toàn để lột, chứ không bao giờ cố chấp lột để chết.
Cách giải quyết rất đơn giản, bà con cần theo dõi sức khỏe tôm thường xuyên và duy trì môi trường ao nuôi ổn định. Tránh việc thay đổi đột ngột các chỉ số môi trường ao nuôi. Bên cạnh đó, bà con cũng nên sử dụng các sản phẩm vi sinh để ổn định nguồn nước ao nuôi và kích tôm lột vỏ. Hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm trên thị trường, nhưng bà con chỉ nên sử dụng một chuỗi sản phẩm của 1 hãng để mang lại hiệu quả ổn định. Một vài sản phẩm của VFT Group được tin dùng và nhận được phản hồi tích cực của nhiều bà con như:
+ Xử lý môi trường nước ao:
– Bio Active (Vi sinh gây màu nước ao tôm)
– Aqua (Vi sinh xử lý đáy ao tôm)
– Biprotect King (Vi sinh diệt nấm đồng tiền/nấm chân chó)
– Bibafu Gold (Vi sinh xử lý nhớt ao bạt)
+ Kích tôm lột vỏ:
– Pocama (Siêu khoáng đa lượng cho tôm)
Có khá nhiều cách kích tôm lột vỏ, chẳng hạn như dùng biện pháp sinh học hoặc hóa học. Cụ thể như:
Kích tôm lột vỏ bằng việc thay nước, đây cũng là cách đơn giản mà nhiều bà con thường áp dụng. Khi thay nước chỉ nên thay 1/2 – 2/3 tổng lượng nước trong ao, sau đó chạy quạt nước sục khí cho ao nuôi.
***Lưu ý:
Việc thay nước cũng sẽ mang lại rủi ro nếu nguồn nước cấp không được xử lý cẩn thận và khử trùng. Nếu không thì dẫn đến tình trạng thay đổi môi trường nước ao nuôi và đồng thời tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập. Ngoài ra, chỉ thay nước vào những ngày nắng nhẹ và tránh thay nước vào những ngày mưa vì nước mưa sẽ trôi dạt các chất bẩn, độc tố, phèn xuống ao.
Nếu tôm không lột vỏ được, nhiều bà con rất e ngại khi dùng hóa chất với liều lượng cao vì nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tôm. Nhưng bà con không nên lạm dụng quá nhiều các loại hóa chất kích tôm lột vỏ. Nếu dùng quá mức có thể khiến tôm chết hàng loạt và suy giảm năng suất. Vì vậy biện pháp hóa học chỉ áp dụng khi bà con thực sự cần thiết và chỉ nên dùng với liều lượng rất ít. Một số loại hóa chất thường được dùng phổ biến như Chlorine, thuốc tím,…
***Lưu ý:
Sau khi tôm lột vỏ thành công, bà con nên bổ sung các loại khoáng chất cần thiết để giúp tôm mau cứng vỏ như Pocama của VFT Group với liều lượng 5ml/kg (Cho ăn 2 lần/ngày và cho ăn xuyên suốt vụ nuôi). Trong trường hợp tôm mới lột chưa ăn được, bà con có thể hòa 500ml với 25 lít nước sạch rồi tạt đều khắp ao, để tôm có thể thẩm thấu khoáng chất thông qua mang. Bên cạnh đó, chọn lọc và cung cấp các loại thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng cho tôm.
Khi những ngày mưa kéo dài làm độ pH trong ao nuôi giảm làm mềm vỏ tôm, bà con cần đánh vôi và bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh để hạn chế các tình trạng này xảy ra.
Chế phẩm vi sinh của VFT Group là những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:
VFT Group hy vọng bà con đã hiểu được tầm quan trọng của tôm khi lột vỏ và hạn chế trường hợp tôm không lột vỏ được. Bằng cách bổ sung dinh dưỡng, kiểm soát môi trường ao nuôi tốt, bổ sung các khoáng chất cần thiết bằng Pocama là các việc cần thiết cho ao nuôi bà con. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn tư vấn cụ thể hơn về sản phẩm, bà con hãy liên hệ đến HOTLINE: 0916 859 166. Chúc bà con bội thu và thu được lợi nhuận tỷ bạc trong mọi vụ nuôi nhé!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/vftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vftgroup.thuysan