Để tăng trưởng về mặt kích thước lẫn trọng lượng, tôm cần phải trải qua quá trình lột vỏ trong suốt quá trình nuôi. Tuy nhiên, trong thời gian lột vỏ nếu tôm không được cung cấp đủ dinh dưỡng và khoáng chất thì nguy cơ mềm vỏ sau lột hoặc không kịp hình thành lớp vỏ mới là rất lớn. Ngoài ra các bộ phận khác như phần phụ bộ bao gồm râu, càng, đuôi có thể sẽ trở thành thức ăn của các con tôm khỏe mạnh khác trong ao. VFT Group gọi đây là hiện tượng “tôm chết cục thịt” hoặc “tôm rớt cục thịt.
Hiện tượng này thường xảy ra khi mưa lớn kéo dài, điều này khiến cho vụ nuôi của nhiều bà con gặp không ít khó khăn. Vậy nguyên nhân gây nên hiện tượng này là gì và nó có đáng lo ngại hay không? Bà con cùng nhau theo dõi nhé!
Như VFT Group đã nói sơ qua đoạn mở đầu trên, tôm chết cục thịt là tình trạng tôm chết khi mà lớp vỏ chưa kịp cứng, có dấu hiệu phần thịt như đuôi và chân bị các con tôm khỏe mạnh ăn thịt rỉa đi mất.
Theo như một số thống kê của các chuyên gia thủy sản, tôm rớt cục thịt xảy ra nhiều ở ao bạt và đặc biệt xảy ra ở tôm từ 2 tháng tuổi trở lên cho đến cuối vụ nuôi. Nhưng theo một số ghi nhận khác, hiện tượng này có thể xảy ra vào thời điểm sớm hơn ở các ao có mật độ thả nuôi dày đặc.
Tôm chết cục thịt để lại nhiều rủi ro về mặt kinh tế cho bà con, điển hình như là vào mỗi đêm thì tôm sẽ rớt đáy từ 5 – 10kg hoặc có thể lên đến vài chục kg. Trường hợp nghiêm trọng hơn thì số lượng tôm chết có thể lên đến con số cả tấn.
Nguồn nước trong ao nuôi và nguồn dinh dưỡng chính là một trong các yếu tố quyết định đến quá trình lột vỏ thành công của tôm. Vì vậy tôm rớt cục thịt có thể đến từ việc kiểm soát môi trường ao nuôi, cho ăn chưa phù hợp và một số nguyên nhân khác. Cụ thể như là:
Sự thiếu hụt hoặc mất cân bằng nguồn dinh dưỡng cần thiết và khoáng chất trong khẩu phần ăn của tôm sẽ gây ra hiện tượng này. Ví dụ như thiếu hụt nguồn canxi, protein, vitamin hay khoáng chất Na+, K+, Mg2+ quan trọng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của tôm và dẫn đến tôm chết cục thịt hàng loạt ở ao.
Trong đó việc thiếu hụt đi khoáng chất là nguyên nhân chính gây ra vấn đề chết tôm sau khi lột vỏ. Vậy việc thiếu hụt đi các khoáng chất sẽ để lại nhiều tác hại như:
– Na+: Khi thiếu hụt đi Na+, quá trình bài tiết NH4+ diễn ra khó khăn hơn so với bình thường và gây nên tình trạng tôm rớt cục thịt.
– K+: Đây là yếu tố cần thiết ở tôm hỗ trợ quá trình tổng hợp các ion, cân bằng axit – bazo và một số quá trình chuyển hóa khác,… Nếu như việc mất cân bằng giữa K+ và Na+ trong máu xảy ra, tôm sẽ gặp tình trạng không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
– Mg2+: Đóng vai trò làm yếu tố chính trong việc điều hòa các ion và áp suất thẩm thấu, từ đó giúp tôm thích nghi tốt ở môi trường ao nuôi có độ mặn thấp. Nếu như thiếu hụt đi Mg2+, quá trình thủy phân ATP sẽ không được diễn ra thuận lợi, cuối cùng là gây chết tôm trong ao nuôi.
Điều này đến từ việc nhiệt độ nước ao giảm đột ngột, lượng oxy hòa tan và độ pH trong ao nuôi suy giảm. Ví dụ như:
– Khi nhiệt độ nước ao nuôi giảm đột ngột hoặc khi trời mưa to, tôm sẽ bơi đến các khu vực có nhiệt độ nước ấm hơn và cũng đồng thời tránh tiếng ồn khi trời mưa lớn diễn ra. Tuy nhiên, đây là nơi có điều kiện để khí độc và mầm bệnh phát triển. Do đó, đây là lý do tại sao tôm sau khi lột vỏ bị rớt cục thịt.
– Lượng oxy hòa tan ở đáy ao suy giảm về đêm đến từ việc mưa lớn diễn biến kéo dài hoặc có thể do trong ao nuôi xuất hiện quá nhiều lượng khí độc cạnh tranh với nguồn oxy trong ao. Mặt khác, khi hệ thống quạt nước bị hư hỏng, chạy quạt chưa đủ công suất và vị trí lắp đặt quạt nước không hợp lý cũng là nguyên nhân gây nên thiếu hụt lượng oxy trong ao nuôi.
– Độ pH trong ao đóng vai trò khá quan trọng trong việc giúp quá trình tôm lột vỏ diễn ra thuận lợi hơn, đặc biệt khi độ pH giảm sau mỗi trận mưa sẽ kích thích tôm lột vỏ nhanh hơn. Nhưng đây không phải là điều nên vui mừng vì sẽ dễ khiến cho tôm chết cục thịt.
Sự thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong việc quản lý ao nuôi cũng là tác nhân gây nên tôm chết cục thịt. Đầu tiên với trường hợp mật độ nuôi tôm quá dày, khi chúng vừa lột xác thì lớp vỏ bên ngoài còn khá mềm và sức khỏe còn rất yếu, nên dễ bị các cá thể tôm khỏe mạnh khác ăn thịt lẫn nhau trong ao.
Bên cạnh đó, trong suốt quá trình nuôi tôm xử lý được lượng thức ăn dư thừa, xác tảo tàn dẫn đến sản sinh ra khí độc H2S, NH3, NO2 tập trung nhiều ở đáy ao. Lúc này, tôm thường bơi đến đáy ao để lột vỏ và tiếp xúc với khí độc dẫn đến ngộ độc và chết. Tảo tàn còn là nơi tập trung nhiều mầm bệnh, cộng thêm việc sức khỏe tôm yếu đồng thời làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh rỗng ruột, đen mang và hoại tử gan tụy,…
Tóm lại, việc quản lý ao nuôi chưa tốt đều có thể gây chết tôm trong ao nuôi. Vì thế, bà con cần chuẩn bị kế hoạch quản lý ao nuôi thật kỹ lưỡng trước khi bắt đầu vụ nuôi.
Như VFT Group đã chia sẻ ở nội dung trên, hiện tượng tôm chết cục thịt thường xảy ra nhiều khi thời tiết mưa kéo dài. Mưa kéo dài còn là tác nhân chính làm cho nhiệt độ ao nuôi suy giảm, gây thiếu hụt đi lượng oxy hòa tan, làm suy giảm độ pH.
Đồng thời, trong thời điểm mưa kéo dài còn làm mất đi ánh nắng mặt trời hoặc ánh nắng không đủ mạnh để phục vụ cho việc quang hợp của tảo. Khi tảo quang hợp kém, dần sẽ dẫn đến hiện tượng sụp tảo và khi tảo tàn tạo ra khí độc, mầm bệnh gây hại đến tôm. Tất cả những yếu tố này làm tăng nguy cơ tôm chết cục thịt.
Đối với các ao nuôi có mật độ nuôi dày đặc như khoảng 300 con tôm/ m2, khi các con tôm bắt đầu lớn từ tháng thứ 2 trở đi sẽ bắt đầu tình trạng giành ăn lẫn nhau. Trong đó sẽ có khoảng 200 cá thể có nguy cơ ăn thịt lẫn nhau dẫn tới tình trạng tôm chết cục thịt. Bà con cần phải có kế hoạch cho ăn theo mật độ và độ tuổi của tôm.
Tôm chết cục thịt là nỗi lo của nhiều bà con nuôi tôm, nhất là vào thời điểm mưa kéo dài. Đây là mối đe dọa có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế vụ nuôi, làm thâm hụt đi số lượng tôm trong ao và nghiêm trọng hơn là có thể mất trắng cả vụ. Việc làm tốt nhất chính là phòng ngừa ngay từ đầu vụ nuôi, nhưng phòng ngừa như thế nào cho hiệu quả? Bà con có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:
Khi nuôi tôm bà con cần phải biết về thời gian tôm lột vỏ . Thông thường, tôm thường bơi đến đáy ao để lột vỏ vào buổi tối từ khoảng 22 – 2 giờ sáng, riêng đối với tôm thẻ thì lột hàng ngày khi đã ăn đủ sức. Thời gian cụ thể của tôm lột vỏ sẽ diễn ra vào các ngày giữa tháng âm lịch như ngày 13, 14,15 và các ngày cuối tháng âm lịch như ngày 29, 30, 31.
Do đó vào thời điểm tôm bắt đầu lột vỏ, bà con cần phải đáp ứng được đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, khoáng tạt, điều kiện môi trường ao nuôi ổn định, bổ sung thêm khoáng chất để hỗ trợ tôm lột tốt hơn và cứng vỏ sau khi lột.
Về phần dinh dưỡng, bà con nên lựa chọn các loại khoáng tạt chất lượng cao và điều chỉnh liều lượng tùy vào ngày tuổi của tôm. Hãy đảm bảo rằng sản phẩm bà con dùng phải có những khoáng chất cần thiết như canxi, Kali, Mg, Natri để hạn chế tôm chết sau lột.
Hiện nay, VFT Group đã nghiên cứu và phân phối sản phẩm siêu khoáng đa lượng Pocama có tác dụng kích tôm lột vỏ nhanh, cứng vỏ sáng đẹp với công thức mới giúp tôm hấp thụ nhanh chỉ sau 2 giờ sử dụng. Sở dĩ Pocama nhận được nhiều sự tin dùng từ bà con bởi vì:
– Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho tôm, giúp tôm hấp thụ 99.9% khoáng hữu cơ và hạn chế được bệnh thối đuôi, mềm râu,…
– Phòng trị bệnh cong thân đục cơ do thiếu hụt đi khoáng chất.
– Giúp tôm lột vỏ đồng đều, cứng vỏ nhanh sau lột, hạn chế trường hợp tôm chết cục thịt.
– Ổn định hệ đệm và điều hòa áp suất thẩm thấu khi môi trường ao nuôi thay đổi.
– Những khoáng chất này cũng là 1 phần dinh dưỡng cho tảo, giúp ổn định, đẹp màu nước ao nuôi.
*Cách sử dụng Pocama
Pocama có dạng lỏng với dung tích 500ml/chai, tùy vào từng trường hợp mà cách sử dụng sẽ khác nhau như:
– Cho ăn định kỳ: Trộn 5ml/kg thức ăn, cho ăn 2 cữ sáng chiều và lặp lại liên tục trong suốt vụ nuôi.
– Trường hợp tôm bị cong thân đục cơ, chậm lớn, khó lột vỏ: Trộn 10ml/kg thức ăn, ngày ăn 2 cữ sáng chiều. Kết hợp hòa thêm 500ml chế phẩm Pocama với 25 lít nước sạch rồi tạt đều cho 500m3 nước ao.
– Ổn định màu nước: Dùng 500ml chế phẩm hòa với 25 lít nước sạch rồi tạt đều cho 1.000m3 nước ao.
Tôm chết cục thịt thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa, vì vậy bà con sẽ cải thiện môi trường nước ao nuôi bằng cách:
– Khi trời đang mưa: Chạy quạt nước, sục khí với công suất tối đa để giảm tình trạng phân tầng nước, đảm bảo các thông số môi trường nước được ổn định như hàm lượng oxy trong ao phải lớn hơn 5mg/l. Ngoài ra cần đảm bảo độ kiềm lớn hơn 126mg/l, độ mặn lớn hơn 15‰, độ pH dao động từ 7,5 – 8,5. Thêm vào đó, bà con cần giảm lượng thức ăn nếu trời mưa kéo dài.
– Sau cơn mưa: Bà con bổ sung thêm vi sinh vật có lợi vào ao nuôi để giúp ức chế, cạnh tranh với vi khuẩn có hại trong ao nuôi. Qua đó, có thể bổ sung thêm khoáng Pocama – VFT Group như hướng dẫn trên để hỗ trợ tôm lột tốt hơn và nhanh cứng vỏ sau khi lột.
Bà con cũng cần kiểm tra và đo đạc thường xuyên các thông số môi trường nước ao như độ pH, độ kiềm và lượng oxy hòa tan.
Tôm chết cục thịt còn đến từ các nguyên nhân khác như khí độc, mật độ thả nuôi,… Để quản lý tốt môi trường ao nuôi tôm, bà con cần làm những công việc sau đây:
– Kiểm soát mật độ ao nuôi phù hợp với diện tích và điều kiện nuôi, tránh trường hợp thả nuôi quá dày và tôm chết nhiều cùng lúc trong quá trình lột vỏ. Sau đó từ mật độ nuôi tôm, bà con điều chỉnh liều lượng thức ăn phù hợp để tránh tình trạng dư thừa thức ăn. Qua đó, bà con còn ngăn ngừa được khí độc NO2, H2S, NH3 phát sinh trong ao.
– Lắp đặt hệ thống xi phông đáy ao và tiến hành xi phông đáy ao thường xuyên nhằm loại bỏ các chất thải hữu cơ ra ngoài ao nuôi, từ đó hạn chế được nhiều mầm bệnh gây hại cho tôm.
– Đảm bảo môi trường ao nuôi luôn ổn định, giúp cắt tảo, phân hủy các chất hữu cơ nhằm ngăn ngừa khí độc bằng cách sử dụng sản phẩm vi sinh Aqua – VFT Group thay thế cho các loại hóa chất và kháng sinh. Do lúc tôm lột vỏ thường sẽ trú ngụ ở đáy ao, vì vậy sản phẩm Aqua là một giải pháp toàn diện để xử lý vấn đề này.
Với vi sinh xử lý đáy ao Aqua, bà con có thể kiểm soát tốt môi trường ao nuôi với công dụng:
– Giúp phân hủy nhanh các chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao như phân tôm, thức ăn thừa, xác tảo tàn, chất thải tôm,… nhờ các vi sinh vật hữu ích như Bacillus spp, Actinomycetes, Lactobacillus spp.
– Giảm nhanh khí độc trong ao nuôi như NH3, NO2, H2S, hạn chế chất độc phát sinh từ tảo tàn, rớt tảo.
– Cải tạo môi trường đáy ao hiệu quả và giúp làm giàu nguồn vi sinh vật nền đáy ao.
*Cách sử dụng Aqua
Aqua là sản phẩm dạng bột có dung tích 500g/hũ, bà con chỉ cần hòa với 50 lít nước rồi tạt đều khắp ao nuôi, sau đó tiến hành chạy quạt nước hoặc súc khí. Lưu ý: Sản phẩm được kích hoạt sẵn, không cần trải qua quá trình ngâm ủ. Bà con sử dụng vi sinh Aqua định kỳ 5 ngày/ lần trong suốt quá trình nuôi.
Liều lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng thực tế mỗi ao nuôi, cụ thể như sau:
– Tháng thứ 1: Dùng 100g Aqua hòa với 50 lít nước để xử lý cho 5.000m3 nước ao nuôi.
– Tháng thứ 2: Dùng 150g Aqua hòa với 50 lít nước để xử lý cho 5.000m3 nước ao nuôi.
– Tháng thứ 3: Dùng 200g Aqua hòa với 50 lít nước để xử lý cho 5.000m3 nước ao nuôi.
– Tháng thứ 4: Dùng 250g Aqua hòa với 50 lít nước để xử lý cho 5.000m3 nước ao nuôi.
Chế phẩm vi sinh của VFT Group là những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:
Ngoài ra, để đặt mua các sản phẩm vi sinh của VFT Group với ưu đãi vô thời hạn, bà con hãy nhanh chóng liên hệ với đội ngũ kỹ sư của chúng tôi qua HOTLINE: 0916 859 166. Chúc bà con thật nhiều thuận lợi và thành công trong nhiều vụ nuôi!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/vftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn