Cách hạ pH trong ao nuôi tôm nhanh và hiệu quả nhất

12 THG04
835 lượt xem

Trong suốt quá trình nuôi tôm, độ pH là một trong các thông số có độ ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe tôm nuôi và môi trường nước ao. Đặc biệt là khi độ pH tăng cao khiến cho tôm yếu đi, chậm lớn, dễ bị mầm bệnh lây nhiễm. Gần đây có nhiều bà con đã hỏi thăm VFT Group về vấn đề này và cách hạ pH trong ao nuôi tôm như thế nào để an toàn và đạt hiệu quả cao. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này cho bà con!

Độ pH lý tưởng trong ao nuôi tôm

Trong thang điểm pH, mức 7,5-8,5 là tốt nhất cho tôm sống và phát triển
Trong thang điểm pH, mức 7,5-8,5 là tốt nhất cho tôm sống và phát triển

Đối với bà con khi mới bắt đầu nuôi tôm, có lẽ sẽ không am hiểu rõ về độ pH và các ảnh hưởng đối với môi trường nước ao và tôm nuôi. Thực tế thì độ pH đóng vai trò quan trọng giúp tôm khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh hơn, góp phần không nhỏ trong việc cải thiện năng suất vụ nuôi. Vây độ pH lý tưởng cho tôm sẽ là bao nhiêu? Độ pH lý tưởng sẽ dao động ở mức 7,5 – 8,5 và mức tốt nhất sẽ dao động từ 7,5 – 8,3.

Trong suốt vụ nuôi, đôi lúc độ pH biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên không nên để pH biến động vượt mức 0,5 vì có thể gây nên nhiều tác động xấu đến sức khỏe tôm. Nếu để độ pH tăng cao trong thời gian lâu dài thì tôm sẽ bị còi cọc, yếu ớt, chậm lớn, size nhỏ so với thời gian nuôi và dễ mắc bệnh.

Bà con có thể kiểm tra độ pH trong ao bằng các thiết bị chuyên dụng như bút đo pH, máy đo pH,…Trong 1 ngày, bà con kiểm tra độ pH 2 lần vào lúc 6-8h sáng và 14h chiều. Khi kiểm tra thấy pH tăng vượt ngưỡng lý tưởng, bà con nên tìm cách hạ pH trong ao nuôi tôm. Nên cân nhắc áp dụng các phương pháp giảm pH an toàn, hiệu quả nhưng vẫn có thể đảm bảo ổn định môi trường sinh sống của tôm.

—-> Tham khảo bài viết: Cách giữ ph ổn định

Top 4 cách giảm pH trong ao nuôi tôm

Đối với việc pH tăng cao trong ao, VFT Group sẽ đề xuất cho bà con về các cách hạ pH trong ao nuôi tôm thường được dùng phổ biến, đặc biệt là không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường ao nuôi. Cụ thể như:

Dùng mật đường giảm pH trong ao nuôi tôm

Khi bà con kiểm tra độ pH trong ao và cho ra kết quả cao hơn 8,3 thì bà con có thể sử dụng mật rỉ đường với liều lượng 5kg tạt đều cho 1.000m3 ao. Trong mật đường có hàm lượng axit hữu cơ làm tăng độ axit trong ao lên.

Dùng phèn nhôm giảm pH trong ao nuôi tôm

Phèn nhôm có tác dụng tạo axit tăng độ pH trong ao nuôi tôm
Phèn nhôm có tác dụng tạo axit tăng độ pH trong ao nuôi tôm

Phèn nhôm cũng là một trong các phương pháp hạ pH trong ao nuôi tôm hiệu quả. Tương tự như các sản phẩm khác, bà con cần tuân thủ đúng theo liều lượng và sau đó pha loãng để tạt đều xuống ao nuôi. Tuy nhiên, bà con cẩn trọng với cách này vì phèn sẽ làm lưu lại lượng tồn dư kim loại nặng trong ao gây ảnh hưởng đến chất lượng, giá thành tôm sau khi thu hoạch.

Giảm pH trong ao nuôi tôm bằng cách cắt tảo

Nếu nguyên nhân làm tăng đột ngột pH trong ao vào ban ngày là do mật độ tảo phát triển dày đặc vì chúng hấp thụ khí CO2 là nồng độ axit trong ao giảm. Bà con có thể tham khảo phương pháp cắt tảo bằng vôi kết hợp với vi sinh để loại bỏ tảo. Công thức cắt tảo như sau:

  • Đối với tảo lam và tảo giáp: bà con sử dụng 1 bao vôi nóng 25-30kg/1500m3
  • Đối với tảo mắt và tảo lục: sử dụng 10-15kg/1000m3 

Cách thực hiện: vào lúc 18-21h bà con rải vôi nóng khô trực tiếp xuống ao kèm với 1 bao dolomit 10kg/1000m3 để cắt tảo và ổn định độ pH. Khoảng 3h sau sử dụng 2 chai vi sinh Bio Active cho 5000m3 để xử lý phần tảo còn sót lại. Đối với tảo lam và tảo giáp thì bà con cần lặp lại thêm 2-3 đêm mới hết triệt để được. Chi tiết cách sử dụng vi sinh sẽ được nói chi tiết ở phần dưới

Giảm pH bằng Vitamin C

Nước cam sành khi có chứa axit hữu cơ nhẹ có thể làm giảm độ pH trong ao nuôi tôm
Việc giảm pH bằng vitamin C thực tế là dùng nước cam sành có chứa axit hữu cơ nhẹ có thể làm giảm độ pH trong ao nuôi tôm

Nhiều bên sẽ nói về việc giảm pH bằng vitamin C nhưng thật ra theo các chuyên gia đánh giá cách này không hề có tác dụng tí nào và gây nhiều lầm tưởng cho bà con. Để hiểu đúng hơn về việc giảm pH bằng vitamin C thực tế là dùng cam sành ép lấy nước rồi tạt xuống ao. Trong nước cam có chứa 1 lượng axit hữu cơ nhẹ sẽ làm giảm độ pH. Cách này được coi là có mức chi phí thực hiện thấp nhất nhưng lượng pH hạ xuống sẽ không được nhiều.

Giảm pH trong ao nuôi tôm bằng men bánh mỳ

Tại VFT, chúng tôi thường khuyến khích bà con sử dụng phương pháp này khi mà lượng pH trong ao vượt ngưỡng 9-10. Công thức của cách này như sau:

  • 1,5kg men bánh mỳ + 3kg đường cát nâu + 1kg cám gạo mịn + 50g EM gốc +100 lít nước ao

Sau khi bà con có đủ hỗn hợp trên tiến hành bỏ vào 1 thùng phuy nhựa xong khuấy đều rồi ủ kín từ 12-24 tiếng. Chia hỗn hợp làm 2 phần bằng nhau, mỗi phần có thể dùng cho 1000m3 nước. Cách thức hoạt động của phương pháp này là men vi sinh EM sẽ phân hủy hỗn hợp đường và cám gạo cùng với men bánh mỳ sản sinh ra ion CO2, khi các ion này gặp nước sẽ tạo phản ứng hóa học tạo thành các gốc axit H2CO3 làm giảm độ pH trong ao nuôi tôm.

Phương pháp này có ưu điểm là nguyên liệu dễ tìm dễ mua, giá thành không quá đắt, độ pH giảm nhiều. Tuy nhiên, nhược điểm duy nhất của cách này là trong trường hợp cần giảm pH ngay lập tức thì không áp dụng được.

Sử dụng vi sinh hỗ trợ ổn định pH

Bio active chưa các chủng vi sinh chuyên diệt tảo độc trong ao nuôi tôm
Bio active loại C chưa các chủng vi sinh chuyên xử lý tảo độc cũng như xác tảo tàn trong ao nuôi tôm, gián tiếp giảm pH trong ao nuôi tôm

Như đã nói ở trên việc pH trong ao tăng là do tảo vì vậy việc sử dụng vi sinh để kiểm soát lượng tảo là 1 cách hạ pH trong ao nuôi tôm vào ban ngày. Hiện nay, vi sinh Bio Active của VFT Group được nhiều bà con dùng vì tính tiện lợi, hiệu quả, không gây hại đến sức khỏe tôm, người dùng và thân thiện với môi trường. Cách thức hoạt động của vi sinh Bio Active sẽ kiểm soát mật độ tảo trong ao (cắt tảo độc, kích thích tảo lợi sinh sôi) chỉ sau 1 nhịp đánh, từ đó có thể hạn chế sự gia tăng pH vượt về ngưỡng lý tưởng vào ban ngày. Bên cạnh đó, sản phẩm vi sinh Bio Active còn có các công dụng sau:

– Phân hủy các chất hữu cơ trong ao nuôi như thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo tàn, vỏ tôm,…

– Gây màu trà, màu nõn chuối chỉ sau nửa ngày sử dụng.

– Ức chế vi sinh vật gây bệnh Vibrio, đây là nguyên nhân gây nên các bệnh trên tôm như bệnh đốm đen, phân trắng, hoại tử gan tụy và các bệnh đường ruột,…

– Giảm hàm lượng khí độc trong ao như NH3, NO2, H2S.

– Khử nhớt, sạch bạt, giảm mùi hôi đáy ao.

Có thể thấy Bio Active không chỉ có tác dụng cắt tảo trong ao mà còn sở hữu nhiều công dụng khác chỉ với 1 chai/lít. Về chứng nhận tính đảm bảo của sản phẩm, Bio Active đạt chứng nhận ISO và được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Sau khi sử dụng, sản phẩm sẽ phát huy hiệu quả chỉ sau 6 – 12 tiếng.

—-> Tham khảo sản phẩm Bio Active tại đây

***Hướng dẫn sử dụng Bio Active:

Sản phẩm không cần ngâm ủ, bà con chỉ cần hòa 1 lít Bio Active hòa với 20 – 50 lít nước và tạt đều trong ao để xử lý cho 8.000 – 10.000m3 nước ao, định kỳ sử dụng 5 – 7 ngày/lần.

– Để giảm mật độ tảo trong ao nuôi và xử lý khí độc thì đánh vào ban đêm từ 21 – 22 giờ.

– Để khử nhớt và gây màu trà thì đánh vào ban ngày, khi trời có nắng từ 8 – 10 giờ.

Lợi ích mua sản phẩm từ VFT Group

Chế phẩm vi sinh của VFT Group là những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:

  • Chất lượng cao: Sản phẩm vi sinh từ VFT Group được nghiên cứu và sản xuất theo công nghệ mới, quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động của vi sinh vật. Tất cả các chủng vi sinh của VFT đều là chủng đã kích hoạt sẵn nên không cần ngâm ủ có thể sử dụng ngay phù hợp trong việc cần xử lý các trường hợp gấp.
  • Uy tín: Tất cả sản phẩm của VFT đều đã được kiểm nghiệm và được tổng cục thủy sản cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
  • An toàn: VFT cam kết sản phẩm an toàn cho người, vật nuôi và môi trường. Đảm bảo không chứa hormon, kháng sinh hay các chất độc hại, bà con mình hoàn toàn an tâm khi sử dụng.
  • Hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn tận ao: Đội ngũ kỹ sư của VFT có kiến thức và kinh nghiệm về vi sinh học, luôn sẵn sàng chia sẻ và tư vấn cho bà con trong việc sử dụng sản phẩm và giải quyết các vấn đề liên quan đến ao nuôi tôm. Chúng tôi sẵn sàng tới tận ao của bà con để xem xét tình hình và đưa ra phương án giải quyết tối ưu.

Tác hại của pH khi quá cao

Khi pH cao quá hay thấp quá đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tôm
Khi pH cao quá hay thấp quá đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tôm

Như VFT Group đã chia sẻ, ngưỡng lý tưởng của pH sẽ từ 7,5 – 8,5, nhưng khí vượt quá cao ngưỡng này sẽ để lại nhiều tác hại đáng kể. Chẳng hạn như:

* Khi độ pH cao (8,5 – 9,5)

– Đây là môi trường phù hợp cho sự chuyển đổi từ NH4 sang NH3 và sinh nhiều khí NO2, khi lượng khí độc tăng cao sẽ làm giảm khả năng vận chuyển Oxy trong máu của tôm. Tôm bị ngạt sẽ cố sử dụng mang để hấp thụ Oxy dẫn đến mang tôm bị tổn thương khiến tôm sinh trưởng chậm sau khi đã xử lý khí độc. Điều đó gián tiếp hỗ trợ các bệnh nguy hiểm khác tác động lên tôm do tôm bị yếu sẵn.

– Trường hợp pH quá cao cũng có thể khiến cho nước trong ao bị trong, gây khó khăn trong việc gây màu nước ao nuôi.

Ngoài ra, ở môi trường độ pH cao nước sẽ bị cứng làm thay đổi tập tính cơ chế sinh học ở tôm, khiến tôm không lột vỏ được. Tiếp theo, hãy cùng VFT tìm hiểu xem về nguyên nhân khiến cho pH tăng cao trong ao nuôi.

Nguyên nhân khiến pH trong ao nuôi tôm tăng cao

Tảo là nguyên nhân khiến pH tăng cao trong ao nuôi tôm vào ban ngày
Tảo là nguyên nhân khiến pH tăng cao trong ao nuôi tôm vào ban ngày

Việc nắm được các nguyên nhân có thể giúp việc ứng dụng cách hạ pH trong ao nuôi tôm đúng cách, tiết kiệm được thời gian và đạt hiệu quả cao. Tác nhân khiến cho pH trong ao tăng cao thường là do:

– Do sự phát triển quá mức của tảo và vi sinh vật: Khi gặp môi trường thuận lợi, tảo và vi sinh vật trong ao nuôi sẽ sinh sôi và phát triển mạnh mẽ khiến cho pH trong ao nuôi bị biến động. Nhất là vào ban ngày, tảo sẽ thực hiện quá trình quang hợp làm cho độ pH tăng cao. Ngược lại vào ban đêm, tảo sẽ cạnh tranh Oxy với tôm để giải phóng CO2 và khi tảo tàn sẽ làm giảm độ pH.

– Cắt tảo bằng vôi: Một số bà con hay dùng vôi để cắt tảo nhưng vì không kiểm soát sát sao lượng vôi làm cho độ pH tăng cao.

Nhìn chung có thể thấy độ pH ảnh hưởng khá nhiều đến môi trường nước ao, sức khỏe tôm nuôi và cả về năng suất vụ nuôi. Vì thế, bà con cần chú trọng kiểm tra thường xuyên chỉ số pH trong ao, nếu có biến động lớn có thì có thể xử lý kịp thời. Hiện nay, cách hạ pH trong ao nuôi tôm có hiệu quả toàn diện nhất là sử dụng vi sinh. Bà con có thể liên hệ qua Hotline: 0916 859 166 để biết rõ thêm về các cách giảm pH trong ao và thông tin cụ thể về sản phẩm vi sinh. VFT Group chúc bà con có một vụ nuôi thật nhiều thành công và thu về lợi nhuận tiền tỷ!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn