Nuôi tôm là nuôi nước, khi nguồn nước ao nuôi bị ô nhiễm thì sẽ sinh ra các loại vi khuẩn, virus, tảo độc, chất cặn bã dơ bẩn bám trên thân tôm, gây ra các bệnh trên tôm. Đặc biệt là gây hiện tượng tôm bị đóng khói đèn, đen mang. Bài viết dưới đây VFT Group chia sẻ với bà con Cách điều trị tôm bị đóng khói đèn, bệnh đen mang trên tôm, bà con xem hết bài viết nhé.
Bệnh đen mang trên tôm còn được gọi là hiện tượng tôm bị đóng khói đèn, thường gặp ở môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm. Khi môi trường nuôi dơ làm cho nhiều chất hoặc sinh vật bám vào mang tôm và làm cho mang tôm chuyển từ màu trắng trong sang màu đen, nâu. Mang tôm bị đen sẽ mất khả năng hấp thụ oxy và các chất khoáng/dinh dưỡng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tôm đen mang. Cụ thể là:
Các nguyên nhân gây ra ao nuôi bị dơ là do các chất thải hữu cơ như phân tôm, vỏ tôm, xác tảo tàn, thức ăn dư thừa tích tụ đáy ao khi phân hủy sẽ sản sinh ra các loại khí độc như NH3, NO2 và H2S. Khi tôm tiếp xúc với các khí độc này một thời gian dài, mang tôm bị tổn thương và các sắc tố ở mang chuyển sang màu sẫm/đen. Nếu không xử lý dứt điểm và để lâu sẽ gây chết hàng loạt.
Ao nuôi nhiều tảo, rong nhớt, vi khuẩn sợi chúng sẽ dần bám trên cơ thể tôm đặc biệt là mang tôm. Tích lũy thời gian dài các chất này sẽ tạo điều kiện cho các chất dơ bẩn bám vào mang và làm mang tôm bị chuyển màu đen, gây bệnh đen mang trên tôm.
Khi pH trong ao thấp, tạo điều kiện cho nồng độ kim loại nặng trong ao tăng cao: Sắt, Chì…khi những kim loại nặng này bám vào mang tôm chúng sẽ làm tổn thương các tế bào ở mang. Các tơ mang bắt đầu chết dần chuyển sang màu đen.
Vi khuẩn Vibrio hoặc nấm Fusarium bám vào mang tôm làm xuất hiện các sắc tố melanin khiến mang tôm có màu đen. Bà con có thể quan sát được sợi nấm khi soi dưới kính hiển vi.
Giai đoạn tôm gần trưởng thành và trưởng thành thường sẽ dễ bị nhiễm nấm nặng nhất. Tôm thẻ chân trắng có sức đề kháng với nấm nhưng khi nhiễm bệnh thì rất khó có thể điều trị được.
Khi môi trường ao nuôi bị trong quá, tảo có lợi không thể phát triển, thiếu khoáng chất và các loại vitamin cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh đen mang trên tôm.
– Tôm bị đen mang sẽ mất đi chức năng hoạt động bình thường của mang, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, điều hòa áp suất thẩm thấu và bài tiết. Tôm sẽ hay nổi đầu và bơi lờ đờ trên mặt nước.
– Tôm bị đen mang có chu kỳ lột xác ngắn hơn nhằm loại bỏ các lớp mang bị tổn thương. Tuy nhiên nếu không có biện pháp xử lý thì hiện tượng này sẽ tái lại rất nhanh chóng.
– Tôm bị đen mang kiệt sức rất nhanh do lượng oxy không đủ cung cấp đến các tế bào dẫn tới sức khỏe suy giảm, mất khả năng chống chọi lại bệnh tật và áp lực thay đổi trong môi trường nước như tôm khỏe.
Khi phát hiện tôm bị bệnh đen mang, bà con bình tĩnh đi test các chỉ số nước để xem nguyên do tới từ đâu. Sau khi có kết quả, bà con lên kế hoạch đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả.
– Trường hợp tôm bị đen mang do ao nuôi bị ô nhiễm
Ao bị ô nhiễm sẽ có 2 nguyên nhân khiến tôm bị đóng khói đèn: Ô nhiễm do các chất thải hữu cơ/Tảo độc và do vi khuẩn.
Khi trong ao bà con xuất hiện nhiều tảo độc và rong nhớt, bà con nên tiến hành thay nước khoảng 30% để loại bỏ bớt 1 phần. Sau đó, bà con tiến hành sử dụng vôi, đồng sulfate hoặc vi sinh để loại bỏ phần còn lại. Tuy nhiên, bà con nên hạn chế sử dụng đồng sulfate để cắt tảo, mặc dù chúng mang lại hiệu quả nhanh tức thì nhưng để lại lưu lượng kim loại nặng, 1 phần làm tôm đen mang.
—> Tham khảo bài viết: Cách diệt tảo nhanh nhất
Ao nuôi bị ô nhiễm là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn hay kí sinh trùng sinh sôi, phát triển. Đối với trường hợp tôm bị đen mang do vi khuẩn, bà con tiến hành sử dụng các chất diệt khuẩn như BKC hoặc Iodine. Tuy nhiên trước khi thực hiên, bà con nên bổ sung vitamin C và chất khoáng trước 3 tiếng để tăng cường đề kháng và tăng sức chịu đựng cho tôm, hạn chế tình trạng tôm bị sốc đột ngột.
Sau 3 giờ bà con tiến hành diệt khuẩn cho ao nuôi. Sau khi diệt khuẩn thì bà con bổ sung vi sinh để xử lý các tác nhân làm ao nuôi bị ô nhiễm hạn chế tình trạng tái phát triệt để, xong gây màu nước cho ao nuôi để tôm khỏe mạnh lại. Để cho tốt nhất, bà con bổ sung men vi sinh vào thức ăn cho tôm giúp tôm khỏe hơn và
Thay 20 – 30%nước mỗi ngày để giúp nước được thông thoáng.
Tiến hành xi phông đáy ao và giảm hàm lượng khí độc tích tụ đáy ao.
—> Tham khảo bài viết: Diệt khuẩn trong ao nuôi tôm
– Trường hợp tôm bị bệnh đen mang do trong nước chứa nhiều kim loại nặng
Ao nuôi chứa nhiều kim loại nặng thì độ pH trong nước sẽ thấp, bà con cần có biện pháp tăng độ pH trong ao lên mức phù hợp. Sử dụng vôi với liều lượng 20kg cho 1000m3 nước để tăng độ pH lên và dùng Natri thiosulphate hoặc EDTA (một loại axit hữu cơ) để hấp thụ các kim loại nặng.
Trên đây là một số thông tin về bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng nói riêng và tôm nói chung, cách điều trị và phòng ngừa tôm bị đen mang giúp bà con dễ nhận biết và điều trị kịp thời, hạn chế tối đa thất thu từ dịch bệnh. Mọi thắc mắc xin liên hệ ngay với đội ngũ kỹ sư của VFT Group nhé. Mến chúc bà con có một vụ mùa bội thu.
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn