Hướng Dẫn Cách Diệt Khuẩn Trong Ao Nuôi Tôm Để Tôm Luôn Khỏe

31 THG05
2277 lượt xem

Vấn đề nước trong ao luôn là vấn đề bàn tán nhiều nhất đối với bà con nuôi tôm. Vì thế mà bà con cần kiểm soát nguồn nước tốt ở hầu hết các giai đoạn trong vụ nuôi. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì đồng nghĩa với việc mật độ vi khuẩn, vi sinh vật gây hại đang rất cao. Vậy trong trường hợp này, làm thế nào để diệt khuẩn trong ao nuôi tôm? VFT Group mời bà con tìm hiểu cách để diệt khuẩn qua bài viết dưới đây nhé!

Tầm quan trọng diệt khuẩn trong ao nuôi tôm trước khi thả

Bà con cần diệt khuẩn trong ao nuôi tôm trước khi thả giống vô
Bà con cần diệt khuẩn trong ao nuôi tôm trước khi thả giống vô

Người ta thường hay nói “Nuôi tôm là nuôi nước”, từ nước ở đây có nghĩa là môi trường nước trong ao nuôi tôm. Xuyên suốt quá trình nuôi tôm, bà con chắc chắn sẽ không xa lạ gì với việc vi khuẩn xuất hiện trong ao. Việc cần làm ở đây là tìm ra cách diệt khuẩn trong ao nuôi tôm hiệu quả, nhất là ở giai đoạn trước khi thả tôm. Vậy việc diệt khuẩn trước khi thả tôm nhằm mục đích:

– Tiêu diệt vi khuẩn, vi sinh vật gây hại và các tạp chất còn sót lại từ vụ nuôi trước ngấm trong đất. Điều này sẽ giúp đảm bảo môi trường nước sạch và an toàn cho tôm giai đoạn đầu.

– Kiểm soát và xử lý nguồn nước mới trước khi cấp vào ao, hạn chế tình trạng mầm bệnh có từ nguồn nước cấp.

—-> Tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn cách thay nước cho ao nuôi tôm

Nguyên nhân thường khiến vi khuẩn sinh sôi

Việc chăm sóc ao tôm đặc biệt quan trọng cũng như là việc diệt khuẩn trong ao nuôi tôm nhằm ngăn chặn sự phát triển quá mức của chúng. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến chúng phát triển nhiều trong ao:

– Môi trường trong ao ít ánh sáng: Việc thiếu ánh sáng trong ao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi với mức độ nhiều hơn.

– Tảo độc phát triển quá mức: Các loại tảo độc sẽ tiết ra độc tố làm tăng thêm nồng độ vi khuẩn trong ao. Khi mật độ đảo độc quá dày sẽ chiếm hết oxy trong ao và tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

– Nồng độ oxy trong ao thấp: Tình trạng này có thể khiến ao nước đục vì vi khuẩn sẽ phát triển mạnh để tiêu thụ các chất hữu cơ nếu ao nuôi thiếu hụt oxy. Ví dụ điển hình đây là môi trường thuận lợi cho vi sinh phân hủy chất hữu cơ thành khí độc H2S.

—-> Xem thêm bài viết: Cách xử lý khí độc H2S

– Cho tôm ăn quá liều lượng: Nếu để lượng thức ăn dư thừa trong ao quá nhiều, lâu ngày sẽ làm ao bị ô nhiễm do sự hình thành của các khí độc NH3, NO2 từ sự phân hủy của thức ăn. Khiến tôm bị yếu đi và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Vì thế nên điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với mật độ nuôi và diện tích ao theo từng giai đoạn.

– Dùng phân bón quá mức: Việc sử dụng quá mức phân bón để gây màu nước cho ao nuôi có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước và ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Nguyên nhân do trong phân bón chứa nhiều hàm lượng Nito và Phốt pho đây là 2 nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn có hại hấp thụ như Vibrio (gây bệnh EMS), Aeromonas (Gây bệnh đỏ thân và mòn râu)

Bà con nên chú ý các nguyên nhân này để có biện pháp duy trì môi trường nuôi tôm khỏe mạnh, giảm thiểu tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức.

Dấu hiệu nhận biết môi trường ao nuôi và tôm bị nhiễm khuẩn

Để duy trì môi trường nước sạch và sức khỏe tôm khỏe mạnh, việc chú ý các dấu hiệu nhiễm khuẩn rất cần thiết. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi môi trường nước và tôm bị nhiễm khuẩn:

– Tôm thay đổi màu sắc và vỏ bị bong tróc.

– Trên cơ thể tôm có dấu hiệu bị tổn thương.

– Tôm ăn ít, bỏ ăn và hoạt động kém.

– Tốc độ bơi của tôm chậm hoặc bơi lờ đờ.

– Nước ao nuôi có màu đục hoặc có mùi hôi bốc lên, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo ao bị ô nhiễm.

→ Bà con nên chú ý quan sát màu sắc, hoạt động của tôm, môi trường nước ao hàng ngày để có biện pháp diệt khuẩn trong ao nuôi tôm kịp thời. Điều này không chỉ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn mà còn bảo vệ sức khỏe cho đàn tôm của bà con. 

Diệt khuẩn trong ao nuôi tôm theo giai đoạn

Bà con cần lưu ý 3 giai đoạn chính để diệt khuẩn trong ao nuôi, cụ thể là:

1/ Giai đoạn chuẩn bị ao nuôi

Bón vôi với mực nước thấp để xử lý môi trường đáy ao trước khi tiến hành bơm nước đầy
Bón vôi với mực nước thấp để xử lý môi trường đáy ao trước khi tiến hành bơm nước đầy

Trước khi thả tôm, bà con cần tiến hành diệt khuẩn toàn bộ ao nuôi để tiêu diệt mầm bệnh và các vi sinh vật gây hại còn sót lại ở vụ nuôi trước. Đầu tiên, bà con cần phơi nắng ao nuôi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây hại. Đối với ao bạt, bà con cần chà bạt để loại bỏ hết nhớt bạt cũng như bùn tích tụ còn sót lại. Đối với ao đất, bà con cần xới đất lên và loại bỏ hết tất cả bùn đen vì đó là chất thải hữu cơ tích tụ lâu không phân hủy và chứa nhiều khí H2S. Sau khi cải tạo ao xong, bà con tiến hành quét vôi xung quanh ao để phòng ngừa ký sinh trùng và nấm chân chó. 

Lấy nước vào ao nuôi thông qua túi lọc với mực nước từ 10 – 20 cm. Tiếp đến là tiến hành tạt vôi sống khắp bề mặt ao nuôi và ngâm trong thời gian từ 5 – 7 ngày để giúp diệt trừ mầm bệnh và tạo hệ đệm cho đáy ao nuôi tôm.

Về nguồn nước khi cấp vào ao nuôi tôm cần phải xử lý qua túi lọc để loại trừ trứng và các loại ấu trùng có nguy cơ mang mầm bệnh vào ao. Khởi động chạy quạt nước từ 5 – 7 ngày để các mầm bệnh này nở rồi bà con mới sử dụng thuốc diệt khuẩn Chlorine 25 – 35 ppm (25 – 35 kg/1000m3). Trong quá trình diệt khuẩn, bà con kết hợp chạy quạt và sục khí mạnh từ 3 – 5 ngày để Chlorine bay hơi hết. Cuối cùng là gây màu nước và cấy vi sinh để mật độ vi khuẩn có lợi chiếm tỷ lệ cao hơn trong ao, sau đó mới bắt đầu thả tôm giống.

2/ Giai đoạn tôm giống đến 45 ngày tuổi

Khi sử dụng thuốc để diệt khuẩn trong ao nuôi tôm ở giai đoạn này, bà con phải thật cẩn trọng do tôm còn nhỏ nên sức đề kháng yếu. VFT không khuyến khích bà con dùng thuốc diệt khuẩn trực tiếp vào ao nuôi mà chỉ nên sử dụng xử lý ở ao lắng. Trong trường hợp bất khả kháng, bà con chỉ sử dụng thuốc diệt khuẩn nhẹ hoặc liều lượng ít vừa đủ an toàn cho tôm nhỏ để không ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của tôm, tránh trường hợp tôm bị sốc thuốc diệt khuẩn. 

Ngoài ra, tảo khuê và các vi sinh vật phù du ở giai đoạn này rất cần thiết cho tôm nhỏ. Đây được xem là nguồn thức ăn tự nhiên và nguồn oxy cho ao. Nếu sử dụng thuốc diệt khuẩn loại mạnh hoặc hóa chất diệt tảo với liều lượng quá mức sẽ làm mất đi nguồn thức ăn tự nhiên và khiến tôm chậm lớn gây ra tình trạng ao tôm nước trong. Vì thế mà sau khi tiến hành diệt khuẩn, bà con nên sử dụng vi sinh xử lý môi trường nước ao nuôi Bio Active để cấy tảo và ổn định hệ vi sinh vật có lợi trong nguồn nước.

3/ Giai đoạn tôm từ 45 ngày đến khi thu hoạch

Tôm ở giai đoạn này đã khỏe hơn và có kháng thể chống chịu thuốc diệt khuẩn cao hơn so với trước kia. Phần lớn ở giai đoạn này bà con hay dùng thuốc diệt khuẩn trực tiếp lên ao nuôi để xử lý ký sinh trùng và nấm. Tuy nhiên, vẫn phải hạn chế sử dụng vì có thể tiêu diệt tảo và các vi sinh vật phù du có lợi cho tôm trong ao nuôi. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc diệt khuẩn trong giai đoạn này còn ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị tôm khi thu hoạch. 

Vì thế để an toàn cho môi trường và sức khỏe của tôm, bà con nên thay thế thuốc diệt khuẩn trong ao nuôi tôm bằng các loại men vi sinh như Bio Active (Xử lý nước)Aqua (Xử lý đáy ao) hay Biprotect King (Xử lý ký sinh trùng và nấm) để mang lại hiệu quả tích cực không ảnh hưởng trực tiếp lên tôm.

Top 5 dòng thuốc diệt khuẩn trong ao nuôi tôm

Nguồn nước là nguồn sống của tôm, tôm phát triển khỏe mạnh cũng tùy thuộc vào môi trường nước. Hãy cùng VFT Group tìm hiểu xem 5 dòng thuốc diệt khuẩn mà nhiều bà con hay dùng.

1/ BKC (Benzalkonium Chloride) 80%:

– Đây là dòng thuốc được sử dụng rất lâu trong nuôi trồng thủy sản để tiệt diệt virus, nấm mốc và các vi sinh vật gây hại trong ao. Tuy nhiên, sản phẩm không nên sử dụng trong giai đoạn mới thả tôm vì BKC có thế giết chết tôm trong ao. Nếu sử dụng quá liều lượng cho phép sẽ làm giảm đi giá thua mua của tôm (Ngưng dùng BKC 30 ngày trước khi thu hoạch). Chỉ sử dụng khi xử lý nước ở ao lắng và trường hợp bất khả kháng khi tôm sau 45 ngày tuổi.

– Cách sử dụng:

+ Diệt khuẩn khi chuẩn bị ao: 1 Lít/1.500 m3.

+ Diệt khuẩn định kỳ: 1 Lít/2.500 m3 với tần suất 2 Tuần/Lần.

2/ Đồng Sunfat 

Đồng sulfate rất được nhiều bà con sử dụng để cắt tảo và diệt khuẩn trong ao nuôi tôm
Đồng sulfate rất được nhiều bà con sử dụng để cắt tảo và diệt khuẩn trong ao nuôi tôm

– Đồng Sunfat đã không còn quá xa lạ đối với nhiều bà con. Nó có công dụng diệt tảo, ổn định nguồn nước cũng như là loại trừ ký sinh trùng trên tôm. Đồng Sunfat thường có màu xanh dương đậm, không mùi và rất dễ hòa tan vào nước. Trái ngược với sự hữu dụng của nó, Đồng Sunfat rất độc hại cho cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe tôm vì chứa kim loại nặng. Do đó, nhiều bà con cũng đã hẹn chế sử dụng phương pháp diệt khuẩn này.

– Cách sử dụng:

Hòa tan bột Đồng Sunfat với nước và rải khắp bề mặt ao nuôi với nồng độ 0,1g/m3 nước ao. Bà con dùng mỗi ngày 1 lần và sử dụng liên tục từ 2 – 3 ngày.

3/ Chlorine

Chlorine là chất hữu hiệu nhất khi dùng để diệt khuẩn trong ao nuôi tôm
Chlorine là chất hữu hiệu nhất khi dùng để diệt khuẩn trong ao nuôi tôm

– Chlorine hay Clo diệt khuẩn được dùng nhiều trong giai đoạn xử lý nước ao lắng do tính diệt khuẩn của nó khá cao. Điều này sẽ giúp làm sạch và loại trừ đi mầm bệnh của nguồn nước cung cấp vào ao. Mặt khác, đây còn là thuốc diệt khuẩn trong ao nuôi tôm có khả năng tiêu diệt cả vi khuẩn Vibrio gây nên bệnh chết sớm (EMS) ở tôm.

– Cách sử dụng:

+ Khử trùng các dụng cụ, thiết bị: 100 – 200ppm (100 – 200kg/ 1.000m3 nước trong 30 phút)

+ Khử trùng đáy ao: 50 – 100ppm (50 – 100kg/ 1.000m3)

+ Khử trùng nước ao: 25 – 35ppm (25 – 35kg/ 1.000m3 nước)

4/ Thuốc tím KMnO4

Thuốc tím luôn là 1 trong những ưu tiên hàng đầu để diệt khuẩn trong ao nuôi tôm
Thuốc tím luôn là 1 trong những ưu tiên hàng đầu để diệt khuẩn trong ao nuôi tôm

– Thuốc tím được sử dụng trong ao nuôi tôm thường sẽ ở dạng bột hoặc tinh thể. Khi sử dụng thuốc tím, bà con không nên tạt thẳng trực tiếp xuống ao mà cần phải hòa tan với nước rồi mới có thể sử dụng hiệu quả. Thuốc tím được sử dụng nhiều để diệt khuẩn ở mô hình nuôi tôm thay nước 2 giai đoạn và 3 giai đoạn.

– Cách sử dụng:

Bà con dùng với liều lượng từ 3 – 5ppm (3 – 5kg/ 1.000 m3 nước)

5/ Iodine

– Một trong các loại Iodine phổ biến nhất trong nuôi trồng thủy sản chính là Povidone – Lodine. Thuốc diệt khuẩn này bà con tạt thẳng xuống ao để sát khuẩn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm cũng như là tảo và các vi sinh vật có lợi khác. Đặc biệt, loại thuốc diệt khuẩn này còn không tác động xấu đến sức khỏe của bà con và môi trường xung quanh.

– Cách sử dụng:

+ Diệt khuẩn bể ương, ao bạt: Dùng 2.5 ml/ 1 Lít Nước.

+ Diệt khuẩn dụng cụ, thiết bị: Dùng 2ml/ 1 Lít Nước.

+ Diệt khuẩn nguồn nước ao tôm: 2.5 ml/m3 Nước.

Dùng vi sinh diệt khuẩn sau khi thả tôm

Ngày nay, việc sử dụng thuốc diệt khuẩn trong ao nuôi tôm vẫn được nhiều bà con áp dụng vì tính hiệu quả ngay tức thì nhưng đi kèm với nó là những hậu quả khôn lường. Bà con nên dùng trong giai đoạn trước khi thả tôm giống hoặc trong ao lắng, nhưng sau khi tôm đã được thả xuống ao thì bà con nên thay thế bằng vi sinh để diệt khuẩn. Các loại vi sinh sẽ không chứa các chất kháng sinh, chất độc hại hoặc hormon gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sức khỏe của tôm. Theo VFT, các sản phẩm vi sinh diệt khuẩn được nhiều bà con sử dụng nhiều nhất hiện nay là:

1/ Bio Active – Vi sinh xử lý môi trường nước ao nuôi

Nguồn nước chính là sự sống của tôm và cũng là nơi mà vi khuẩn sinh sống nếu nước bị ô nhiễm, vì vậy mà Bio Active ra đời với tiêu chí giúp bà con kiểm soát nguồn nước trong ao nuôi. Đây là sản phẩm chứa hơn 10 tỷ lợi khuẩn với đa chủng vi sinh có hoạt tính cao với các thành phần như:

– Bacillus spp……………………..109 CFU/L

Rhodopseudomonas spp……..109 CFU/L

– Saccharomyces cerevisiae……109 CFU/L

– Nước cất và rỉ mật vừa đủ 1 lít

Sản phẩm sản xuất trên nền nhiều chủng vi sinh có lợi cho môi trường ao nuôi: Rhodobacter spp, Lactobacillus spp

*Công dụng:

– Phân hủy các chất hữu cơ và thức ăn thừa, một trong các nguyên nhân khiến vi khuẩn phát triển ở ao.

– Làm sạch ao nuôi, Gây màu trà trong nửa ngày, Giảm hàm lượng khí độc trong ao như NH3, NO2, H2S và Tăng sức đề kháng để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập.

– Cắt các loại tảo độc trong ao như tảo lam, tảo xanh, tảo đỏ, tảo giáp có khả năng làm tăng nồng độ vi khuẩn trong ao nếu chúng phát triển quá mức.

– Khử nhớt, Sạch bạt, Giảm mùi hôi để ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

*Cách sử dụng:

– Khử nhớt, Gây màu trà (Đánh vào buổi sáng khi trời có nắng)

– Cắt tảo, Giảm khí độc (Đánh vào buổi tối từ 9 – 10 giờ)

*Tần suất và liều lượng sử dụng:

– Tháng thứ 1: 1 lít Bio Active dùng cho 8000 → 10000m3 nước  (Dùng định kỳ 5 đến 7 ngày/ lần)

– Tháng thứ 2 đến thu hoạch: 1 lít Bio Active dùng cho 8000 → 10000m3 nước (Lặp lại 3 đến 5 ngày/ lần)

*Lưu ý:

– Sản phẩm Bio Active đạt chứng nhận ISO và được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành. Bà con có thể sử dụng thoải mái vì sản phẩm không gây hại đến sức khỏe và môi trường xung quanh.

2/ Aqua – Men vi sinh diệt khuẩn ở đáy ao

Thức ăn thừa, tảo tàn hoặc xác tôm chết ở đáy ao là một trong các tác nhân khiến vi khuẩn phát triển. Nếu không tiến hành xử lý sẽ khiến môi trường đáy ao bị ô nhiễm và gây ra nhiều hệ lụy sau này. Ngoài việc dùng các loại thuốc diệt khuẩn trong ao nuôi tôm thì bà con nên sử dụng men vi sinh Aqua để an toàn và hiệu quả hơn. Các thành phần có trong sản phẩm có thể được kể đến như:

– Bacillus spp 109 CFU/kg.

– Rhodopseudomonas sp 109 CFU/kg.

– Dextrose vừa đủ 1kg.

*Công dụng:

– Phân hủy nhanh bùn bã hữu cơ có khả năng hình thành vi khuẩn ở dưới đáy ao.

– Cung cấp 10 tỷ lợi khuẩn cùng 100% vi sinh gốc có hoạt tính mạnh giúp làm giàu vi sinh vật nền đáy ao.

– Ngăn ngừa tình trạng tảo tiết ra chất độc từ tảo tàn hoặc rớt tảo.

– Giảm ngay hàm lượng khí độc trong ao như NH3, NO2, H2S.

– Giảm mùi hôi nước xi phông đáy, Khử nhớt, Sạch bạt.

*Cách sử dụng:

– Sản phẩm Aqua có dạng bột, bà con chỉ cần hòa với nước và tạt trực tiếp xuống ao. Sau đó chạy máy sục khí hoặc mở quạt để tăng hiệu quả sản phẩm.

– Xử lý khí độc, lợn cợn (Đánh vào buổi sáng từ 8 – 10 giờ sau đó chạy quạt)

– Cắt tảo (Đánh vào buổi tối từ 9 – 11 giờ sau đó chạy quạt)

*Tần suất và liều lượng sử dụng:

– Tháng thứ 1: Dùng 100g Aqua cho 5.000m3 nước, sử dụng 5 ngày/lần.

– Tháng thứ 2: Dùng 150g Aqua cho 5.000m3 nước, sử dụng 5 ngày/lần.

– Tháng thứ 3: Dùng 200g Aqua cho 5.000m3 nước, sử dụng 5 ngày/lần.

– Tháng thứ 4: Dùng 250g Aqua cho 5.000m3 nước, sử dụng 5 ngày/lần.

*Lưu ý:

– Sản phẩm Aqua không chứa các chất gây hại đến tôm và môi trường xung quanh. Bà con có thể dùng cho nhiều loại ao như ao đất, ao xi măng, ao lót bạt, ao khung thép lót bạt… Mức độ hiệu quả còn tùy thuộc vào cách sử dụng, điều kiện môi trường ao nuôi và thời tiết.

3/ Biprotect King – Vi sinh tiêu diệt nấm đồng tiền/nấm chân chó

Nếu đã sử dụng thuốc diệt khuẩn trong ao nuôi tôm như Đồng Sunfat hoặc Chlorin mà không tiêu diệt được nấm đồng tiền/nấm chân chó hoặc 1 số ký sinh trùng. Bà con có thể sử dụng vi sinh Biprotect King để tiêu diệt triệt để các vấn đề này. Sản phẩm tuyệt đối an toàn cho bà con khi sử dụng và cam kết không chứa thành phần độc hại. Thay vào đó, Biprotect King sử dụng các thành phần như:

– 200g/l Bromochlorodimethyl-hydantoin (min)

– 50,0 mg/l Sodium (min)

– 3,0 g/l Potassium

– Các chất khác: 1% cát sạn (khoáng không tan trong HCL), dung môi vừa đủ 1 lít.

*Công dụng:

– Tiêu diệt triệt để nấm đồng tiền/nấm chân chó.

– Diệt khuẩn và khử mùi hôi tanh.

– Làm cứng và sáng vỏ, phòng ngừa bệnh mềm vỏ ở tôm.

– Làm sạch môi trường nước ao nuôi giúp tôm khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa được vi khuẩn.

*Cách sử dụng:

– Lắc kỹ trước khi dùng, hòa 1 Lít Biprotect King với ít nhất 30 Lít nước và tạt đều khắp ao. Cụ thể như:

+ Bước 1: Bà con tiến hành dùng các sản phẩm để khử kim loại nặng và nâng pH lên 8 vào buổi sáng sớm.

+ Bước 2: Dùng Biprotect King để diệt khuẩn và diệt nấm đồng tiền/nấm chân chó vào 5 giờ chiều.

+ Bước 3: Khởi động chạy quạt tối thiểu 1 Tiếng.

*Tần suất và liều lượng sử dụng:

– Định kỳ diệt khuẩn ao lắng: Sử dụng 1 Lít Biprotect King/ 1.500 m3 nước (1 Tuần/Lần)

– Tôm có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn: Sử dụng 1 Lít Biprotect King/ 1.000m3 nước (1 Tuần/Lần)

*Lưu ý:

Trong trường hợp tôm bị bệnh phân trắng thì tuyệt đối không nên sử dụng sản phẩm. Bà con không nên pha sản phẩm với nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ cao vì sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn trong đó. Để sản phẩm phát huy hiệu quả tối đa, bà con nên kết hợp với vi sinh xử lý đáy Aqua để diệt khuẩn nhanh hơn.

Lợi ích mua sản phẩm từ VFT Group

Chế phẩm vi sinh của VFT Group là những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:

  • Chất lượng cao: Sản phẩm vi sinh từ VFT Group được nghiên cứu và sản xuất theo công nghệ mới, quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động của vi sinh vật. Tất cả các chủng vi sinh của VFT đều là chủng đã kích hoạt sẵn nên không cần ngâm ủ có thể sử dụng ngay phù hợp trong việc cần xử lý các trường hợp gấp.
  • Uy tín: Tất cả sản phẩm của VFT đều đã được kiểm nghiệm và được tổng cục thủy sản cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
  • An toàn: VFT cam kết sản phẩm an toàn cho người, vật nuôi và môi trường. Đảm bảo không chứa hormon, kháng sinh hay các chất độc hại, bà con mình hoàn toàn an tâm khi sử dụng.
  • Hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn tận ao: Đội ngũ kỹ sư của VFT có kiến thức và kinh nghiệm về vi sinh học, luôn sẵn sàng chia sẻ và tư vấn cho bà con trong việc sử dụng sản phẩm và giải quyết các vấn đề liên quan đến ao nuôi tôm. Chúng tôi sẵn sàng tới tận ao của bà con để xem xét tình hình và đưa ra phương án giải quyết tối ưu.

Trên đây là các cách diệt khuẩn trong ao nuôi tôm hiệu quả mà bà con có thể tham khảo. VFT Group khuyến khích bà con nên sử dụng vi sinh để diệt khuẩn vì nó mang tính an toàn và hiệu quả cao hơn. Bà con có thể đặt mua sản phẩm, tư vấn tình trạng ao nuôi qua HOTLINE: 0916 859 166 để được kỹ sư VFT hỗ trợ. Chúc bà con bội thu trong mọi mùa vụ nhé!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn