Nguyên Nhân Tôm Lột Không Cứng Vỏ Và Cách Xử Lý

23 THG05
224 lượt xem

 

Để tôm tăng trưởng và phát triển, tôm thường có hiện tượng lột vỏ hay còn gọi là lột xác. Chung sẽ loại bỏ đi lớp vỏ cũ và thay bằng lớp vỏ hoàn toàn mới giúp tôm cứng cáp hơn. Tuy nhiên, để tôm cứng vỏ thì phải bổ sung đầy đủ khoáng chất để chúng hấp thụ và cứng vỏ nhanh hơn. Nhưng một vài trường hợp tôm lột xác vỏ lại không cứng, vậy nguyên nhân tôm lột không cứng vỏ là gì? Cùng VFT Group bật mí nguyên nhân và cách xử lý ở bài viết dưới đây nhé!

Sơ lược về vỏ tôm

Để biết rõ về nguyên nhân tôm lột không cứng vỏ, mời bà con xem qua sơ lược về vỏ tôm. Vỏ tôm được xem như là “áo giáp” của loài tôm, các loại tôm như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, tôm càng xanh… đều sở hữu bộ vỏ cứng cáp bên ngoài. Phần ngực tôm, vỏ cơ thể và đuôi tôm được bao bọc hoàn toàn bởi lớp vỏ. Cấu tạo của vỏ tôm chủ yếu từ kitin, đây là một thành phần đặc trưng của các khung xương thuộc động vật giáp xác, trong đó có cả tôm. 

Vỏ tôm cứng cáp do được cung cấp canxi đầy đủ, cộng với việc được cấu tạo bằng kitin nên chúng sẽ có tác dụng che chở và hỗ trợ hệ cơ phát triển. Đồng thời phần vỏ tôm chứa nhiều sắc tố, khi môi trường sống thay đổi thì màu sắc trên vỏ của chúng sẽ thay đổi theo.

Bên cạnh đó, phần vỏ tôm được cấu tạo bởi ba lớp như:

– Lớp biểu bì ngoài cùng mỏng.

– Lớp biểu bì trung gian nhưng dày hơn.

– Lớp biểu bì trong cùng và các mô liên kết.

Vậy tóm lại thành phần cấu tạo của vỏ tôm sẽ bao gồm kitin, canxi và các sắc tố.

Nguyên nhân tôm lột không cứng vỏ

Để tôm phát triển và mau lớn cũng như tăng trưởng về mặt kích thước và trọng lượng, tôm cần phải trải qua quá trình lột xác. Trong khoảng thời gian đó, tôm sẽ mất từ 1 – 2 ngày để lớp vỏ cứng cáp hơn. Nếu như vỏ tôm mềm sẽ rất dễ gặp tổn thương, ngoài ra sức đề kháng của chúng cũng sẽ bị suy giảm và dễ bị mầm bệnh xâm nhập làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi. 

Khi tôm lột vỏ cũng là lúc tôm dễ bị gặp tổn thương nhất. Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho tôm lột nhưng không cứng vỏ, cụ thể như:

1/ Đáy ao bị ô nhiễm

Một trong các nguyên nhân phổ biến nhất là tình trạng đáy ao gặp ô nhiễm và chất lượng nước cũng giảm sút do tảo phát triển quá mức, chất hữu cơ, thức ăn thừa, phân tôm tích tụ dưới đáy ao. Khi chúng phân hủy, vi khuẩn sẽ sinh sôi và tiết ra chất độc gây hại đến tôm. Do khi tôm lột vỏ sẽ lẩn trốn ở dưới đáy ao và nơi tập trung nhiều vi khuẩn, chất độc… khiến chúng dễ bị mắc bệnh.

2/ Thiếu hụt nguồn dinh dưỡng và khoáng chất

Tôm thiếu hụt vitamin, khoáng chất và quan trọng nhất là canxi, phosphor. Thông thường khi tôm lột xác thì vỏ tôm sẽ cứng trở lại sau 1 -2 ngày nhưng nếu thiếu hụt các chất kể trên sẽ khiến vỏ tôm mềm yếu. Bên cạnh việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng còn tạo cơ hội cho các mầm bệnh xâm nhập vì sau khi lột vỏ tôm sẽ bỏ ăn và dùng hết các chất dinh dưỡng đã tích trữ từ trước. Cho nên giai đoạn sau lột vỏ là lúc tôm yếu nhất.

3/ Thiếu hụt nguồn oxy 

Thông thường, tôm cần một lượng lớn oxy để quá trình lột vỏ của chúng diễn ra thuận lợi và tỷ lệ lột xác thành công nhiều hơn. Nếu nguồn oxy trong ao không đủ có thể khiến tôm lột dính vỏ dẫn đến gây chết tôm. Bà con nên chạy quạt và sục khí đều đặn để tăng cường lượng oxy trong ao.

4/ Do độ mặn trong ao nuôi

Độ mặn trong ao nuôi cũng chiếm vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình lột vỏ của tôm. Nếu ao nuôi có độ mặn càng cao thì đồng nghĩa lượng khoáng chất trong ao sẽ càng cao và ngược lại. Do đó bà con cần kiểm tra đo lường và duy trì độ mặn trong ao ở mức phù hợp (tôm sú là 15-20 ppm, tôm thẻ là 32-33 ppm) và quan trọng nhất là trong giai đoạn lột vỏ của tôm.

5/ Do độ pH trong ao nuôi

Để tôm lột vỏ thành công thì độ pH lý tưởng trong ao phải từ 7 – 8.5 và độ pH ổn định nhất là từ 7.5 – 8.0. Trường hợp nếu độ pH trong ao không ổn định, chất lượng vỏ mới của tôm sau khi lột sẽ bị ảnh hưởng. Lý do bởi vì pH ảnh hưởng đến nguồn cung cấp canxi, vỏ tôm được cấu thành từ CaCO3 cho nên nếu pH thấp thì CaCO3 sẽ bị hòa tan nhiều hơn. Do đó tôm không thể hấp thụ dẫn đến nguyên nhân tôm lột không cứng vỏ. Bà con có thể điều chỉnh độ pH trong ao nuôi bằng cách dùng vôi hoặc mật rỉ đường. Một số vùng có tình trạng đất bị nhiễm phèn, thường hay gặp tình trạng độ pH thấp làm cho tôm thường xuyên lột vỏ nhưng vỏ không cứng được.

—-> Tham khảo bài viết: Cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm

6/ Do mầm bệnh

Vi khuẩn, ký sinh trùng gián tiếp khiến tôm lột không cứng vỏ
Vi khuẩn, ký sinh trùng gián tiếp khiến tôm lột không cứng vỏ

Trong giai đoạn lột vỏ, tôm thường rất yếu và dễ dàng bị vi khuẩn và một số mầm bệnh khác tấn công. Vì vậy các tác nhân gây hại trong ao như tảo độc, nấm, khí độc cũng sẽ tác động xấu đến quá trình lột vỏ của tôm. Góp phần gây nên nguyên nhân tôm lột không cứng vỏ.

7/ Do một vài yếu tố khác

Một vài tác nhân khác có thể được kể đến như là nuôi tôm với mật độ quá dày, môi trường ao nuôi biến đổi thất thường, nguồn nước bị nhiễm hóa chất thải từ các nhà máy hoặc chứa lượng thuốc trừ sâu lớn. Những hóa chất này phản ứng hóa học gây tác động tiêu cực về mọi mặt đối với sức khỏe của tôm.

Tóm lại, bà con cần cải thiện các vấn đề trên để hạn chế tôm lột không cứng vỏ. Điều cần thiết là kiểm tra, theo dõi ao nuôi thường xuyên và sử dụng các chế phẩm sinh học để ngăn ngừa mầm bệnh nhé! Hiện tại VFT Group đang có một số dòng chế phẩm sinh học như Bio Active (Xử lý nguồn nước), Aqua (Xử lý đáy ao), Mipe (Cải thiện và phòng ngừa bệnh đường ruột, Chuẩn Bogantuy (Bổ gan lợi tụy và phòng ngừa bệnh EMS), Herbafu (Bổ gan và phòng ngừa bệnh EHP).

Tác hại của vỏ tôm không cứng

Tôm lột không cứng vỏ do thiếu khoáng có thể dẫn tới tình trạng tôm chết hàng loạt
Tôm lột không cứng vỏ do thiếu khoáng có thể dẫn tới tình trạng tôm chết hàng loạt

Nguyên nhân tôm lột không cứng vỏ có lẽ bà con đã biết qua chi tiết kể trên, vậy chúng sẽ gây nên các tác hại gì và có nghiêm trọng hay không? Mời bà con theo dõi các tác hại qua phần dưới đây.

– Vỏ tôm được xem như là bộ giáp cứng cáp, bền bỉ để có thể bảo vệ tôm. Khi vỏ tôm không cứng sẽ mất đi khả năng bảo vệ và dễ bị thủng, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm, vi khuẩn và mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể của tôm. Từ đó có thể khiến cho tôm bị nhiễm và mắc một số bệnh. 

– Tôm bị mềm vỏ thường có sức khỏe yếu hơn bình thường, dẫn đến chúng sẽ chậm lớn và có nguy cơ chết rải rác trong ao.

– Phụ bộ của tôm có thể bị rụng mất trong quá trình lột xác.

– Tôm có hiện tượng bị bộp, xốp thân, cơ thịt không chắc hoặc thịt không dính vỏ và nhẹ ký so với kích cỡ. Khi bắt lên quan sát trong vài phút thì tôm sẽ yếu nhanh hơn bình thường.

– Hiện tượng tôm lột vỏ không cứng khó có thể phát hiện vì tôm thường tìm chỗ trú ẩn ở dưới đáy ao trong giai đoạn lột vỏ. Khi đó sức đề kháng của tôm sẽ rất yếu và dễ tiếp xúc với khí độc và những mầm bệnh ở dưới đáy ao. Vì vậy tôm sẽ chết đáy và khó có thể phát hiện kịp thời, ảnh hưởng đến giá trị thương mại của tôm và bị thương lái ép giá khi xuất bán. 

Cách xử lý tình trạng tôm lột không cứng vỏ

Hiện tượng tôm lột không cứng vỏ ngày càng phổ biến ở nhiều hộ nuôi tôm, nếu không có cách xử lý phù hợp sẽ khiến tôm gặp nhiều tác hại như đã kể trên. Ngoài ra còn gây thiệt hại cho vụ nuôi, vì vậy cần có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt. Theo VFT Group, một số cách dưới đây mà bà con có thể áp dụng:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng:

Khi tôm trong giai đoạn lột vỏ, bà con cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn của tôm. Điều cần lưu ý thêm là bà con nên bổ sung với liều lượng phù hợp tránh tình trạng dư thừa lượng thức ăn trong ao. Sau khi tôm lột vỏ, bổ sung thêm liều vitamin và protein đậm đặc với nguồn thức ăn chất lượng hơn để giúp tôm khỏe hơn.

  • Bổ sung khoáng chất:

Thời điểm để bổ sung khoáng chất tốt nhất chính là vào lúc chiều tối, bao gồm khoáng đa lượng (MgSO4, MgCl2, CaCl2, Vôi…) được dùng trực tiếp vào nước và khoáng vi lượng (Fe, Cu, Zn, Mn…) được dùng trộn chung với thức ăn.

Hiện nay, sản phẩm Pocama của VFT Group bổ sung lượng lớn khoáng đa lượng giúp tôm lột vỏ tốt, cứng vỏ nhanh và còn phòng ngừa được bệnh cong thân đục cơ. Chế phẩm được sản xuất bởi các thành phần như sau:

– Kali: 3000mg (dạng KCl)

– Natri: 500mg (dạng NaCl)

– Calcium: 120mg (dạng CaHPO4)

– Magnesium: 300mg (dạng MgSO4)

– Dung môi lên men: 500ml

– Cát sạn: 2%

Khoáng tạt cho tôm Pocama cung cấp đầy đủ khoáng chất cần thiết để tôm mau cứng vỏ sau lột
Khoáng tạt cho tôm Pocama cung cấp đầy đủ khoáng chất cần thiết để tôm mau cứng vỏ sau lột

* Về công dụng:

– Cung cấp khoáng chất cần thiết giúp tôm hấp thụ 99.9% khoáng hữu cơ giúp tôm lột xác tốt, nhanh cứng và sáng vỏ…

– Phòng và điều trị bệnh cong thân đục cơ do thiếu khoáng.

– Giúp ổn định hệ đệm và điều hòa áp suất thẩm thấu khi môi trường thay đổi.

– Bổ sung các khoáng chất cần thiết và ngăn chặn các bệnh thối đôi, mềm râu…

– Ổn định tảo và đẹp màu nước.

* Về cách dùng:

– Giúp tôm lột xác nhanh, cứng và sáng vỏ: Trộn 5 ml/kg thức ăn và cho ăn 2 lần/ngày (Dùng liên tục trong suốt vụ nuôi). Đối với tôm dưới 20 ngày tuổi thì dùng nửa liều lượng quy định.

– Tôm thiếu khoáng do cong thân đục cơ, chậm lớn và khó lột vỏ: Trộn 10ml/kg thức ăn và cho ăn 2 lần/ngày. Trong trường hợp tôm mới lột vỏ xong chưa thể ăn được, bà con hòa 500ml chế phẩm/25ml nước sạch rồi tạt đều cho 500m3 nước để tôm có thể hấp thụ qua mang đồng thời bổ sung khoáng cho tảo có lợi giúp ổn định màu nước.

Siêu khoáng đa lượng Pocama cam kết không chứa kháng sinh, hoocmon hoặc chất độc hại khác. Chế phẩm còn được kiểm nghiệm chất lượng, đạt chứng nhận ISO và được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành trên thị trường. Nhiều bà con nuôi tôm đã tin dùng và phản hồi tích cực về hiệu quả khi sử dụng. Đặc biệt, sản phẩm phát huy tối đa hiệu quả khi bà con sử dụng trong suốt quá trình nuôi.

  • Kiểm soát mật độ và ngăn chặn tảo phát triển quá:

Tảo là một phần quan trọng trong quá trình nuôi tôm, nhưng việc quản lý mật độ của chúng là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn tôm lột vỏ. Khi tôm lột vỏ, chúng sẽ tiêu hao lượng lớn khoáng chất từ môi trường ao nuôi để tạo ra vỏ mới. Nếu mật độ tảo phát triển quá dày, chúng sẽ hấp thụ các khoáng chất cần thiết và khi lượng khoáng hết sẽ dẫn đến hiện tượng tảo tàn làm giảm đi chất lượng môi trường nước khiến cho vi khuẩn và tác nhân gây bệnh phát triển.

Vì vậy trong thời gian tôm lột vỏ, việc kiểm soát mật độ tảo là vô cùng quan trọng. Bằng cách này, bà con có thể giữ cho môi trường ao nuôi luôn ổn định và hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh ở tôm.

—-> Tham khảo thêm bài viết: Cách xử lý tảo tàn

  • Ngăn chặn và kiểm soát vi khuẩn hoặc hầm bệnh xâm hại:

Vi khuẩn và mầm bệnh là nguyên nhân tôm lột không cứng vỏ, khi chúng xuất hiện, bà con nên sử dụng men vi sinh Bio Active (Xử lý nước ao) và Aqua (Xử lý đáy ao) để làm sạch và duy trì môi trường ao nuôi hạn chế sự triển của mầm bệnh.

  • Thường xuyên kiểm tra các chỉ số trong ao nuôi:

Để đảm bảo tôm lột vỏ diễn ra thuận lợi, các chỉ số như hàm lượng oxy hòa tan, độ mặn hoặc độ pH cần được kiểm tra thường xuyên. Hàm lượng oxy hòa tan cần được duy trì từ 4 đến 6 mg/l để tôm luôn khỏe mạnh. Độ mặn phải giao động từ 15-20 ppm cho tôm sú và 32-33 ppm đối với tôm thẻ chân trắng giúp cân bằng nước để không ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.

Bên cạnh đó, độ pH lý tưởng sẽ dao động từ 7 đến 8.5 tạo điều kiện thuận lợi cho tôm lột vỏ và quá trình phát triển của chúng. Ngoài ra, độ kiềm cũng rất quan trọng và cần được duy trì từ 120 mg/l. Bà con cần thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh để tối ưu tốt các yếu tố môi trường cần thiết.

Lợi ích mua sản phẩm từ VFT Group

Chế phẩm vi sinh của VFT Group là những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:

  • Chất lượng cao: Sản phẩm vi sinh từ VFT Group được nghiên cứu và sản xuất theo công nghệ mới, quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động của vi sinh vật. Tất cả các chủng vi sinh của VFT đều là chủng đã kích hoạt sẵn nên không cần ngâm ủ có thể sử dụng ngay phù hợp trong việc cần xử lý các trường hợp gấp.
  • Uy tín: Tất cả sản phẩm của VFT đều đã được kiểm nghiệm và được tổng cục thủy sản cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
  • An toàn: VFT cam kết sản phẩm an toàn cho người, vật nuôi và môi trường. Đảm bảo không chứa hormon, kháng sinh hay các chất độc hại, bà con mình hoàn toàn an tâm khi sử dụng.
  • Hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn tận ao: Đội ngũ kỹ sư của VFT có kiến thức và kinh nghiệm về vi sinh học, luôn sẵn sàng chia sẻ và tư vấn cho bà con trong việc sử dụng sản phẩm và giải quyết các vấn đề liên quan đến ao nuôi tôm. Chúng tôi sẵn sàng tới tận ao của bà con để xem xét tình hình và đưa ra phương án giải quyết tối ưu.

Phần lớn nguyên nhân tôm lột không cứng vỏ là do thiếu khoáng chất. Cách tốt nhất là siêu khoáng đa lượng Pocama để cung cấp nguồn khoáng đầy đủ cho tôm. Điều này sẽ giúp tôm lột vỏ tốt, cứng vỏ nhanh và sáng vỏ trong suốt quá trình lột vỏ của tôm chúng. Hiện nay, Pocama đang có ưu đãi giảm giá và tặng kèm sản phẩm không giới hạn thời gian. Bà con vui lòng liên hệ với kỹ sư VFT Group qua HOTLINE: 0916 859 166 để đặt mua sản phẩm nhé!  

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn