Tác Hại Và Cách Xử Lý Tảo Tàn Trong Ao Nuôi Tôm

02 THG12
1220 lượt xem

Trong nuôi tôm, tảo tàn là hiện tượng đáng lo ngại. Tảo tàn có thể khiến tôm bị sốc hoặc bị ngợp do thiếu oxy đột ngột, tôm ăn phải xác tảo cũng dễ mắc các bệnh về đường ruột. Nếu không xử lý tảo tàn kịp thời sẽ ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi.

Bài viết dưới đây VFT Group sẽ giúp bà con nắm rõ tác hại của tảo tàn trong ao nuôi và cách xử lý tảo tàn, bà con có thể tham khảo thêm nhé!

Hiện tượng tảo tàn là gì?

Ảnh minh họa xác tảo tàn trong ao nuôi tôm
Ảnh minh họa xác tảo tàn trong ao nuôi tôm tạo thành các mảng bọt khí.

Tảo tàn là hiện tượng tảo chết và phân hủy trong ao. Khi tảo tàn, xác tảo sẽ bắt đầu phân hủy tạo ra khí CO2, NH3, NO2, H2S và CH4. Đây là những khí độc gây ảnh hưởng trực tiếp đến tôm như chết cục thịt, tôm rớt đáy, tôm nổi đầu, gây tổn thương mang tôm. Ngoài ra, trong lúc phân hủy một lượng lớn oxy cần thiết để quá trình này hoạt động, dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy trong ao nuôi.

Biểu hiện nhận biết ao bị sụp tảo:

  • Các chất lơ lửng và xác tảo nổi trên mặt nước, nước nổi bọt nhiều dù có chạy quạt hay không.
  • Nước bị đổi màu so với thường ngày, đục màu hoặc màu trắng bạc.
  • Nước ở cả ao bạt và ao đất đều bắt đầu trong hơn. Ao lót bạt độ trong cao hơn 40cm, còn ao đất thì có thể xuất hiện hiện tượng nước đục hơn do bùn sình.

Cách xử lý tảo tàn trong ao nuôi tôm bằng vi sinh

Sử dụng vi sinh để xử lý tảo tàn đang được chứng minh là hiệu quả nhất và không có tác dụng phụ
Sử dụng vi sinh là cách xử lý tảo tàn đang được chứng minh là hiệu quả nhất và không có tác dụng phụ

Khi phát hiện tảo tàn trong ao nuôi, bà con có thể xử lý tảo tàn bằng những bước dưới đây:

  1. Trước tiên khi tảo chuẩn bị vô giai đoạn nở hoa và nổi trên mặt nước. Ta tiến hành dùng vợt vớt xác tảo nổi trên bề mặt ao và xi phong để loại bỏ bớt xác tảo tàn ở đáy ao. 
  2. Thay nước cho ao tôm, tiến hành thay nước 30% để loại bỏ 1 phần xác tảo tàn còn mới nổi trên bề mặt. Cùng lúc đó bà con nên tiến hành xi phông loại bỏ phần xác tảo tàn đã tích tụ dưới đáy ao. Vì đã thay ra 1 lượng nước lớn sẽ gây ảnh hưởng đến các chỉ số nước, bà con cần đo lại mức pH, nếu pH thấp cần bón thêm vôi để ổn định lại. Khi bón vôi tuyệt đối không nên bón vào ban ngày vì ta sẽ kết hợp việc tăng pH và cắt tảo độc còn sót lại trong ao.
  3. Bổ sung thêm oxy hạt, chạy quạt công suất lớn để cung cấp kịp thời oxy cho tôm. Do lượng oxy trong ao lúc tảo tàn là rất thấp, nếu không cung cấp oxy kịp thời sẽ khiến tôm nổi đầu và chết.
  4. Sau khi, độ pH đã đạt mức 7.5 – 8.5, lúc này bà con hãy sử dụng vi sinh xử lý đáy Aqua hòa với nước ao rồi tạt thẳng xuống. Đây là loại vi sinh với tính năng phân hủy hoàn toàn xác tảo tàn ở đáy ao, các thức ăn dư thừa và chất thải hữu cơ từ tôm. Đồng thời, vi sinh Aqua sẽ làm giảm hàm lượng khí độc (NH3, NO2, H2S) ổn định lại môi trường nước, giúp tôm phát triển bình thường.
  5. Trong trường hợp nếu bà con phát hiện ra tảo tàn muộn, có thể đã ảnh hưởng 1 phần đến sức khỏe tôm. Bà con có thể dùng vitamin C thủy sản cho tôm dùng để tăng đề kháng cùng lúc đó sử dụng men vi sinh tiêu hóa Mipe của VFT Group. Mipe có chứa hàng chục enzyme tiêu hóa cùng hàng tỷ lợi khuẩn để kích thích đường ruột tôm hấp thụ thức ăn tốt hơn, tôm sẽ khỏe mạnh bình thường lại sau 3 ngày sử dụng. Cách dùng: bà con trộn 2g/kg thức ăn trộn liên tục mỗi ngày.

—–> Tham khảo thêm bài viết vi sinh diệt tảo

Nguyên nhân dẫn đến tảo tàn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ao nuôi bị tảo tàn, các nguyên nhân thường thấy là:

Biến đổi thời tiết

trời nắng và trời mưa là tác nhân thúc đẩy quá trình tảo tàn
Trời nắng và trời mưa là tác nhân thúc đẩy quá trình tảo tàn

Mưa lớn đột ngột hoặc mưa kéo dài dẫn đến thiếu ánh sáng mặt trời. Tảo luôn cần ánh sáng để quang hợp và tạo ra oxy hòa tan, khi trời mưa dẫn tới thiếu ánh sáng, tảo không đủ điều kiện để quang hợp tạo năng lượng và bắt đầu sử dụng năng lượng dự trữ trong các tế bào. Khi mưa kéo dài, tảo dùng hết năng lượng dự trữ và bắt đầu chết dần, dẫn tới tình trạng tảo tàn.

Lượng thức ăn dư thừa quá mức

Ảnh minh họa thức ăn dư thừa
Ảnh minh họa thức ăn dư thừa

Trong quá trình nuôi càng về sau lượng thức ăn đưa xuống ao càng nhiều nên phân tôm và lượng thức ăn dư thừa gia tăng đáng kể làm màu nước đậm dần. Dẫn đến tình trạng ánh nắng mặt trời không thể tiếp xúc với tảo dẫn đến mất khả năng quang hợp và chết. Nếu không quản lý tốt màu nước sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của tảo, dẫn đến tảo tàn. Ngoài ra, thức ăn dư thừa và bắt đầu phân hủy thì cần 1 lượng oxy lớn dẫn đến sự thiếu hụt oxy trong ao nuôi gây ảnh hưởng cho cả tảo và tôm.

Lượng tảo phát triển quá mức

Nước ao tôm có màu xanh đậm là do tảo lam phát triển quá và sẽ gây hại cho tôm
Nước ao tôm có màu xanh đậm là do tảo lam phát triển quá mức sẽ gây nên tảo tàn trong ao nuôi tôm

Điều kiện môi trường thuận lợi, tảo sinh sống trong ao nuôi sẽ phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian dài, nếu người nuôi không cắt tảo định kỳ, mật độ tảo trở nên dày đặc, chúng cạnh tranh môi trường sống và thức ăn của nhau sẽ dẫn đến hiện tượng tảo tàn.

Lạm dụng hóa chất

Bà con sử dụng hóa chất diệt tảo kém chất lượng hoặc dùng quá liều lượng quy định cũng dẫn đến hiện tượng tảo tàn.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bà con hiểu rõ về tác hại cũng như cách xử lý tảo tàn trong ao nuôi tôm. Ngoài ra, nếu có thắc mắc hay cần tư vấn sử dụng các sản phẩm vi sinh Bio Active, Aqua có thể liên hệ qua HOTLINE: 0916 859 166 để được kỹ sư VFT Group hỗ trợ nhanh nhất nhé!

—–> Tham khảo thêm bài viết: vi sinh diệt tảo

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/vftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn