Xử lý phèn trong ao nuôi tôm luôn là vấn đề được nhiều bà con quan tâm, nhất là những vùng nước lợ, ven biển. Ao nuôi khi bị nhiễm phèn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng tôm nuôi, khó gây màu nước do tảo chậm phát triển, làm giảm độ pH, làm tăng độc tính của khí độc,…
Làm thế nào để xử lý phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả? Trong bài viết này, VFT Group sẽ chia sẻ các cách khử phèn trong ao nuôi tôm đơn giản mà hiệu quả cho bà con. Mời bà con theo dõi!
Phèn – Alum là một hợp chất hóa học, cụ thể rõ hơn là Kali Sunfat nhôm ngậm nước. Phèn có công thức hóa học là KAl(SO4)2·12H2O.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 15 triệu ha là đất phèn. Khu vực nhiều đất phèn nhất là Đông Nam á, điển hình là Indonesia (2 triệu ha) và Việt Nam (1,8 triệu ha). Trong đó các tỉnh thành như Cà Mau, Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… đều là những nơi có đất phèn. Đồng thời đây cũng là nơi có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước (71%).
Đầu tiên có 2 loại phèn sẽ tác động đến ao tôm:
– Phèn nhôm (phèn lạnh): Chứa muối Sunfat kép của Kali và Nhôm. Khi nhiễm phèn nhôm, nước trong khó lên màu, nếu quan sát rõ hơn sẽ thấy có bọt vàng nổi trên mặt nước.
– Phèn sắt (phèn nóng): Chứa muối kép của Sắt (III) Sunfat kết hợp với muối của kim loại kiềm hoặc Amoni. Loại phèn này làm cho nước ao nuôi có màu đỏ.
Đồng thời bà con cần chú ý thêm khi đất bị nhiễm phèn sẽ có màu xám đen và chứa hàm lượng FeS2 cao. Khi phơi khô đất thường có phấn trắng, đối với ao nuôi tôm trên những vùng đất như thế này thì việc xử lý phèn sẽ rất khó.
Có thể nhận biết ao bị nhiễm phèn thông qua việc quan sát tôm nuôi. Bà con có thể thấy thân tôm có màu vàng nhạt hoặc vàng đậm. Không chỉ vậy phèn cũng là một trong những nguyên nhân tôm lột không cứng vỏ và chu kỳ lột vỏ của tôm sẽ diễn ra thường xuyên hơn.
– Trường hợp ao nuôi tôm nhiễm phèn ở mức độ nặng có thể khiến cho tôm chết rải rác. Nguyên nhân là do lượng phèn lơ lửng bám vào mang khiến tôm hô hấp gặp khó khăn.
Các chất hữu cơ bị tích tụ lâu ngày dưới đáy ao, phân huỷ trong điều kiện yếm khí sẽ sẽ giải phóng ra lưu huỳnh, lưu huỳnh phản ứng với sắt tạo thành chất Pyrite (FeS2). Hợp chất FeS2 sau đó tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và tạo thành các Oxit Sắt & Axit Sunfuric. Axit Sunfuric sẽ làm tan sắt và các kim loại nặng trong đất như nhôm, kẽm, đồng… Cuối cùng sẽ khiến cho đất bị nhiễm phèn hay còn gọi là đất bị chua. Thông thường đất bị nhiễm phèn đều chứa nhiều kim loại nặng gây hại đến tôm.
Ngoài ra bà con cần lưu ý khi trời mưa kéo dài, nước mưa làm trôi lớp phèn bám ở bờ xuống ao. Đây cũng là nguyên nhân gây xuất hiện phèn trong ao tôm của bà con.
Bà con cần xác định đúng nguyên nhân gây ra phèn để có cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm hiệu quả.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý phèn trong ao nuôi tôm, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. VFT Group sẽ cung cấp thông tin chi tiết của từng phương pháp, để bà con có cái nhìn tổng quát, từ đó lựa chọn được cách hạ phèn trong ao nuôi tôm nhà mình.
Tận dụng vôi bột là cách khử phèn trong ao nuôi tôm đơn giản nhất, được nhiều bà con áp dụng. Bà con nên sử dụng vôi bột để hạ phèn vào thời điểm trước khi nuôi, trong giai đoạn cải tạo ao, rút cạn nước.
+ Liều lượng sử dụng: Từ 15-20kg/ 100m2 (khi trời mưa thì rải quanh bờ ao với liều lượng 10kg/1.000m2 ).
+ Tần suất: Dùng định kỳ 20 ngày/lần.
+ Cách sử dụng: Dùng vôi hòa loãng với nước để tạt xuống ao.
***Ưu điểm:
***Nhược điểm:
Cách khử phèn trong ao nuôi tôm bằng phân lân là giải pháp giúp hạ phèn, gây màu hiệu quả ở những vùng đất phèn tiềm tàng. Tuy nhiên, vấn đề còn hạn chế ở đây chính là phân lân có khả năng tạo điều kiện cho tảo lam, tảo giáp phát triển quá mức. Bà con cần cân nhắc kỹ càng trước khi áp dụng phương pháp này.
***Ưu điểm:
***Nhược điểm:
Hóa chất EDTA
Ngoài vôi và phân lân thì bà con có thể dùng hóa chất EDTA – Ethylene Diamine Tetraacetic Axit là cách hạ phèn trong ao nuôi tôm. EDTA là một loại hóa chất đã được sử dụng từ rất lâu trong nuôi trồng thủy sản. Hóa chất này có thể khử phèn và giảm độc tố ở đáy ao nuôi. Ngoài ra, nó còn được gọi là chất càng hóa, chất ổn định hoặc chất chống phá cặn tùy vào mục đích và lĩnh vực khác nhau.
Hiện nay có rất nhiều dạng EDTA được bán bên ngoài thị trường, vì vậy bà con cần tìm mua sản phẩm ở các cơ sở uy tín, tránh tiền mất tật mang. Bà con tham khảo liều lượng như sau
+ Liều lượng sử dụng: 2-5kg/1.000 nước.
+ Cách sử dụng: Hòa tan EDTA với nước rồi tạt xuống ao.
***Ưu điểm:
***Nhược điểm:
Có lẽ bà con đã biết được các cách khử phèn trong ao nuôi tôm. Nhưng để tiết kiệm chi phí và tránh được nguy cơ tiềm tàng thì việc phòng ngừa rất cần thiết để ngăn chặn tình trạng xuất hiện phèn trong ao. Bà con có thể tham khảo qua những các phòng ngừa sau đây:
Vệ sinh đáy ao để làm sạch vi khuẩn gây hại, đồng thời cũng là phương pháp ngăn ngừa phèn hình thành. Ngoài ra còn có thể bón vôi vào đáy ao để giảm phèn vào buổi chiều mát. Nếu kỹ hơn thì bà con lót thêm bạt ở dưới đáy ao để không bị rò rỉ phèn trong ao nuôi.
Phơi đáy ao đủ số ngày sau khi đã thu hoạch tôm, ngâm và rửa sạch các chất gây hại trong ao.
Sử dụng sản phẩm Aqua – Vi sinh xử lý đáy ao nuôi của VFT Group. Sản phẩm giúp phân hủy nhanh bùn bã hữu cơ tích tụ đáy ao, đánh bay nhớt bạt, khí độc (NH3, NO2, H2S) và tảo độc có trong ao nuôi. Vi sinh xử lý đáy ao – Aqua cam kết không chứa các chất độc hại – Hoocmon – Kháng sinh, an toàn cho tôm và môi trường. Sản phẩm đã được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
Hướng dẫn sử dụng:
– Liều lượng:
– Cách sử dụng: Hòa bột Aqua với nước và tạt trực tiếp xuống ao. Sau đó chạy máy sục khí hoặc mở quạt để tăng thêm hiệu quả sản phẩm (Sản phẩm không mất thời gian ngâm ủ)
– Lưu ý: Sản phẩm vi sinh có hoạt tính rất mạnh, sau khi đã hòa tan cần được sử dụng ngay. TRÁNH để dung dịch đã hòa tan quá 2 giờ.
*Bà con cần tư vấn về tình trạng ao nuôi, sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, ưu đãi hoặc đặt hàng có thể liên hệ qua HOTLINE: 0916 859 166. Kỹ sư VFT Group rất hân hạnh được hỗ trợ quý bà con!
—> Xem sản phẩm chi tiết tại đây: Vi Sinh Xử Lý Đáy Ao Aqua
Để bà con không cần tốn công xử lý phèn trong ao nuôi tôm, thì tiêu chí đầu tiên chính là lựa chọn những vùng đất ít bị nhiễm phèn. Trường hợp, vùng nuôi khó khả năng nhiễm phèn cao, bà con có thể lựa chọn mô hình nuôi tôm bằng ao nổi hoặc ao bạt thay vì ao đất.
Cách này có tác dụng ngăn phèn, chống xói mòn bờ đáy, tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển, hạn chế bệnh trên tôm.
Trước khi cấp nước cần xử lý nguồn nước thật sạch bằng cách dùng kit để kiểm tra hàm lượng sắt trong nước.
Bà con tham khảo sử dụng siêu vi sinh Bio Active của VFT Group để xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi cũng là cách thức mang lại hiệu quả tích cực. Phèn có thể gây ra hiện tượng tảo tàn, tảo sụp nên cần phải sử dụng sản phẩm Bio Active để gây màu nước nhanh chóng, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, nhất là trong giai đoạn đầu thả giống.
– Bio Active với dung tích 1 lít chứa hơn 10 tỷ lợi khuẩn giúp:
+ Phân hủy các chất hữu cơ, thức ăn dư thừa trong ao.
+ Làm sạch nước ao, gây màu trả chỉ sau NỬA ngày.
+ Cắt tảo độc, Khử nhớt, Sạch bạt.
+ Giảm hàm lượng khí độc, Giảm mùi hôi tích tụ dưới đáy ao.
+ Ức chế vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio.
– Liều lượng:
– Cách sử dụng: Hòa tan Bio Active vào nước ao nuôi rồi tạt trực tiếp xuống ao, không cần ngâm ủ hay sục khí.
– Lưu ý:
+ Đánh vào buổi sáng để khử nhớt và gây màu trà.
+ Đánh vào ban đêm từ 9 đến 10 giờ để giảm khí độc và cắt tảo độc.
Phèn không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường nước ao nuôi, mà còn gây hại cho đàn tôm, làm giảm năng suất và chất lượng tôm cuối vụ.
Trên đây là các thông tin hữu ích cho bà con về cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm. Bà con cần tư vấn thêm về ao nuôi, sản phẩm hoặc đặt mua hàng hãy liên hệ kỹ sư VFT Group qua HOTLINE: 0916 859 166. VFT hân hạnh được phục vụ bà con!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn