Mức độ ổn định của nguồn nước ao nuôi sẽ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó đóng vai trò không thể thiếu chính là độ pH. Đây là yếu tố có liên quan và ảnh hưởng khá lớn đến quá trình phát triển, tỷ lệ sống và nguồn dinh dưỡng của tôm trong ao nuôi. Biết được độ pH quan trọng như thế nào, do đó bà con cần nắm được cách giữ pH ổn định nhằm đem lại môi trường sống thuận lợi cho tôm cá trong ao nuôi. Đây còn là việc làm có thể đảm bảo năng suất của vụ nuôi. Bà con hãy theo dõi bài viết của VFT Group nhé!
Độ pH là chỉ số của hoạt động ion H+ trong một dung dịch và độ pH trong ao nuôi có thể được hiểu đơn giản là tính axit hoặc tính kiềm của nước. Để ao nuôi ổn định thì độ pH thích hợp sẽ dao động từ 7,5 – 8,5, lúc này tôm mới phát triển tốt và khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh. Bà con cần theo dõi độ pH thường xuyên, nếu chúng dao động cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn, nên cần tìm ra cách giữ pH ổn định trở lại. Vậy vai trò chính của pH trong ao nuôi có thể được kể đến như:
– Trường hợp pH quá thấp < 5.5: Ảnh hưởng đến khả năng tích trữ khoáng trong cơ thể tôm, việc thiếu hụt đi khoáng chất sẽ dẫn đến hiện tượng mềm vỏ, chậm lột vỏ, suy giảm hệ miễn dịch, dễ nhiễm bệnh. Chưa kể khi pH thấp còn phóng thích kim loại nặng tạo điều kiện kết hợp với lưu huỳnh tạo ra phèn và nồng độ khí độc H2S sản sinh tăng cao làm cho tôm bị ngộ độc.
– Trường hợp pH quá cao > 8.5: Trong môi trường độ pH cao vượt ngưỡng thích hợp, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra nhiều hơn. Lúc đó tôm sẽ bài tiết thức ăn ra nhanh hơn mặc dù có thể chưa tiêu hóa hết, vì vậy mà tôm ở môi trường này thường chậm lớn. Ngoài ra đây còn là thời điểm thích hợp khiến cho nồng độ Ammonium NH3 tăng cao tới từ các chất thải của tôm và khi vượt qua 9 NH3 chuyển hóa thành Ammonia độc, gây khó khăn trong việc gây màu nước ao nuôi. Nếu nuôi tôm ao bạt, pH vượt ngưỡng làm kết tủa các hợp chất khác khiến cho ao nuôi gặp tình trạng ô nhiễm, sức khỏe tôm cũng bị ảnh hưởng theo.
Có thể thấy độ pH trong ao nuôi có vai trò quan trọng trong việc ổn định môi trường nước ao xuyên suốt vụ nuôi, khi độ pH không bị dao động quá cao hoặc quá thấp thì sức khỏe của tôm sẽ luôn ở tình trạng khỏe mạnh và sự sống không bị đe dọa. Đồng thời còn ngăn ngừa được nhiều yếu tố gây hại khác trong ao.
Trở lại với chủ đề chính, độ pH ổn định trong ao nuôi cũng sẽ đồng nghĩa với ao nuôi đạt chất lượng và là điều kiện sống lý tưởng cho tôm trong ao. Tuy nhiên, để phương pháp ổn định pH mang lại hiệu quả, nguyên nhân gây biến động pH cần được xác định kỹ càng. Vậy nên bà con nên có phương pháp giữ cho pH ổn định trong ao, nhưng làm bằng cách nào?
Vôi là nguyên liệu rẻ tiền không còn quá xa lạ đối với bà con nuôi tôm và nó cũng có thể sử dụng để nâng pH trong ao nuôi trong trường hợp độ pH đang thấp hơn so với độ pH tiêu chuẩn. VFT Group đã tổng hợp được 2 cách sử dụng vôi phổ biến nhất như:
– Sử dụng 10-15kg vôi đá (CaCO3) hoặc vôi đen CaMg(CO3) hòa tan với nước rồi tạt đều cho 1.000m3 nước ao nuôi. Bà con có thể điều chỉnh liều lượng tùy vào độ pH hiện tại, có thể sử dụng 5kg/1000m3/lần rồi kiểm tra độ pH bằng dụng cụ chuyên dụng, nếu độ pH còn thấp thì đánh vôi đến khi độ pH ổn định trở lại. Thời điểm đánh vôi đẹp nhất là vào lúc 22-24h đêm, hạn chế đánh vôi vào ban ngày.
– Thông thường, độ pH vào lúc 7 giờ sáng và 2 giờ chiều không nên chênh lệch quá 0.5, nếu độ chênh lệch quá nhiều thì sử dụng 15kg vôi CaCO3 cho 1.000m3 nước ao và bón vôi vào ban đêm (22-24h), sáng hôm sau bón thêm phèn nhôm. Vì tình trạng này là do tảo lam phát triển mạnh, nên cách trên là để cắt tảo. Bà con nên sử dụng đến khi độ pH dao động không quá 0,5 thì có thể ngưng.
Nếu bà con lo lắng về việc có thể làm mất cân bằng môi trường nước thì có thể chia thành 2 đợt nhưng sẽ sử dụng cách nhau tầm 20 phút hạn chế sử dụng Ca(OH)2 vì vôi tôi rất dễ làm pH tăng cao.
Ngoài dùng vôi để sử dụng cho việc nâng pH trong ao, việc dùng các hạt trao đổi ion cũng là phương pháp có công dụng tương tự. Nhưng chỉ áp dụng với các ao nuôi có diện tích nhỏ, đối với các loại ao nuôi có diện tích sẽ tốn kém khá nhiều chi phí.
Sau khi bà con tiến hành xử lý độ pH về mức ổn định, chúng ta cần có các biện pháp khác để duy trì độ pH, các phương pháp sau sẽ là những cách hạn chế tình trạng biến đổi pH.
Nguyên nhân gây mất ổn định độ pH đến từ nhiều tác nhân khác nhau, trong đó bùn bã đáy ao hoặc chất thải dư thừa là tình trạng thường xảy ra nhiều ở các ao nuôi của bà con. Do khi đáy ao tích tụ nhiều chất hữu cơ, qua một khoảng thời gian thì chúng sẽ phân hủy thành khí độc, đặc biệt là CO2 dẫn tới hình thành axit H2CO3 làm giảm pH trong ao nuôi.
Cách giữ pH ổn định bằng vi sinh xử lý đáy ao Aqua – VFT Group là phương pháp an toàn, hiệu quả và khi sử dụng quá liều lượng sẽ không để lại bất cứ tác dụng phụ nào. Đây là ưu điểm vượt trội của dòng sản phẩm này so với các dòng sản phẩm vi sinh khác trên thị trường. Về chứng nhận xuất xứ, Aqua đạt chứng nhận ISO và được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành. Bà con xem qua về công dụng và cách sử dụng sản phẩm nhé!
Công dụng vi sinh xử lý đáy ao Aqua
Hướng dẫn sử dụng vi sinh xử lý đáy ao Aqua
Aqua là dạng vi sinh có dạng bột với dung tích 500g/hũ, bà con chỉ cần hòa với nước rồi tạt đều khắp ao nuôi, sau đó chạy quạt nước hoặc chạy máy sục khí mà không mất thời gian ngâm ủ. Bà con sử dụng định kỳ 5 ngày/lần với liều lượng sử dụng như sau:
Lưu ý khi sử dụng vi sinh xử lý đáy ao Aqua
—-> Xem sản phẩm chi tiết tại đây: Vi sinh xử lý đáy
Ao nuôi thiếu hụt đi lượng oxy dẫn đến quá trình hô hấp của tôm gặp khó khăn nghiêm trọng dẫn tới lượng khí CO2 trong ao nuôi tăng cao, điều đó dẫn tới độ pH trong ao đồng thời giảm (bà con có thể dựa vào hình ở trên để hiểu mối quan hệ giữa nồng độ Oxy và pH). Lúc này, bà con cần khởi động quạt nước và chạy liên tục để cung cấp đủ lượng oxy cho ao nuôi. Đối với các ao nuôi có mật độ thả nuôi thưa thì nên đo đạc và điều chỉnh nồng độ oxy hòa tan ở mức 4ppm, ngược lại đối với ao nuôi có mật độ thả dày đặc thì nồng độ oxy hòa tan phải đạt từ 6 – 8ppm.
Gây màu nước là 1 cách để kiểm soát lượng tảo độc (tảo lam) phát triển trong ao nuôi làm ảnh hưởng đến độ pH, do tảo phát triển quá mức sẽ sản sinh ra nhiều khí CO2 vào ban đêm. Có khá nhiều cách gây màu nước như sử dụng hỗn hợp cám gạo, phân xanh, bột đậu nành hoặc hỗn hợp mật rỉ đường, cám gạo, đậu nành,… Nhưng tất cả cách gây màu nước này cần phải chuẩn bị đủ nguyên liệu, mất thời gian ngâm ủ và cần độ chính xác tuyệt đối trong quá trình ủ nếu không sẽ không có tác dụng. Thay vào đó, VFT Group đề xuất bà con nên chuyển sang dùng vi sinh gây màu nước được kích hoạt sẵn và có thể sử dụng trực tiếp.
Tương tự như vi sinh xử lý đáy ao, bà con cũng nên tìm hiểu và lựa chọn các dòng vi sinh ổn định nguồn nước và màu nước của ao nuôi, Bio Active – VFT Group sẽ là sản phẩm giúp bà con xử lý tốt tình trạng này. Đồng thời đây là cách giữ pH ổn định, hạn chế ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng nước. Đặc biệt, Bio Active giúp gây màu trà cho ao nuôi trong thời gian “nửa ngày” và ngoài ra còn giúp kích thích sự phát triển của tảo khuê với hàng tỷ lợi khuẩn có trong sản phẩm. Ngoài ra, bà con nên sử dụng vi sinh Bio Active để thay thế các loại hóa chất cắt tảo khác để hạn chế tình trạng giảm pH đột ngột.
Công dụng vi sinh xử lý nước ao nuôi Bio Active
Hướng dẫn sử dụng vi sinh xử lý nước ao Bio Active
Sản phẩm không cần mất thời gian ngâm ủ, bà con chỉ cần pha với nước và tạt trực tiếp xuống ao nuôi. Với dung tích 1 lít/chai sẽ giúp bà con xử lý 10.000m3 nước ao, thời điểm sử dụng như sau:
Tảo là một trong các tác nhân chính gây mất cân bằng độ pH trong ao nuôi. Các loài tảo độc không những làm tổn thương đường ruột của tôm khi ăn phải, mà còn gây nên tình trạng “tảo nở hoa” khi chúng phát triển quá mức dẫn tới sản sinh ra khí độc cùng với CO2 lúc phân hủy. Bà con có thể sử dụng các hóa chất sau để cắt tảo như Formol với liều lượng 3 – 4ml/1.000m3 tưới đều khắp ao để giảm mật độ của tảo, kết hợp xi phông để đẩy bớt xác tảo ra khỏi ao. Tuy nhiên formol khá độc hại cho tôm, bà con có thể tham khảo thêm về bài viết “cách diệt tảo nhanh nhất“.
Chế phẩm vi sinh của VFT Group là những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:
Bà con nên biết rõ về việc pH nếu bị thay đổi sẽ để lại những tác hại như thế nào, có thật sự nghiêm trọng không và tại sao luôn cần có cách giữ pH ổn định trong suốt quá trình nuôi. Điển hình như:
– Độ pH quá cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại tảo gây hại phát triển như tảo xanh, tảo lam, tảo giáp, tảo mắt. Các loài tảo này sinh sôi trong ao và khi thực hiện quá trình quang hợp sẽ tạo CO2 gây dao động pH mạnh. Chưa kể khi pH cao ( >9 ) sẽ làm độc tính từ tảo lam tiết ra hoạt động mạnh mẽ hơn
– Độ pH quá thấp cũng sẽ tác động xấu đến tảo và các vi sinh vật sống trong môi trường nước, như gây sụp tảo hoặc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ/xác tảo. Chuỗi phản ứng này gây ra hệ lụy khí độc H2S tăng gây ngộ độc tôm và phóng khích kim loại nặng ở nền đáy ao ra gây ảnh hưởng đến tôm/vật nuôi
– Trường hợp khác, tảo tàn còn khiến cho vi khuẩn sinh sôi, xác tảo có mùi tanh hấp dẫn tôm ăn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, điều này sẽ ảnh hưởng phần nào đến đường ruột tôm và là nguyên nhân dẫn đến bệnh phân trắng, ruột rỗng.
– Độ pH trong ao nuôi tăng cao sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt đi lượng oxy hòa tan trong ao, đặc biệt là vào ban đêm (do tảo quang hợp). Khi tình trạng thiếu hụt oxy tiếp diễn, vi khuẩn hiếm khí sẽ sinh sôi phát triển mạnh mẽ tạo ra nhiều khí độc H2S và tạo thêm điều kiện giải phóng các khí độc khác như NH3, NO2, CO2. Cách giữ pH ổn định trở lại trong trường hợp này là cung cấp tối đa lượng oxy hòa tan như chạy quạt công suất mạnh hoặc sục khí cho ao nuôi ở mức 4-6ppm.
– Khi độ pH dao động ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn gây ảnh hưởng đến quá trình tôm chậm lột/mềm vỏ, một số chức năng nội tạng và suy giảm đề kháng.
Khi độ pH thấp: NaCl trong máu giảm kèm với tế bào máu trương phồng làm rối loại điều áp suất thẩm thấu (gây hụt khoáng) và mất khả năng điều hòa chất điện giải. Điều đó khiến cho vỏ tôm trở nên không cứng sau lột, tôm có nguy cơ sẽ chết rất nhanh.
– Không chỉ vậy, pH thấp làm cho mang tôm tăng tiết dịch nhờn gây khó khăn trong việc hô hấp trao đổi khí.
– Độ pH trong ao quá cao sẽ là môi trường thích hợp để mầm bệnh phát triển mạnh mẽ và xâm nhập vào tôm do sức đề kháng giảm sút bởi khí độc tấn công, khiến chúng dễ nhiễm bệnh đốm trắng, bệnh phân trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm – EMS.
– Lượng vi khuẩn sản sinh ra nhiều hơn nếu độ pH trong ao nuôi tăng cao, lúc này phần gan tụy của tôm sẽ đồng thời bị ảnh hưởng khiến cho tôm bị teo gan, phần gan không được nở theo kích thước tiêu chuẩn sẽ làm tôm chậm phát triển. Có thể thấy đây là điều đáng lo ngại vì năng suất vụ nuôi sẽ suy giảm.
Các nội dung trên hy vọng sẽ giúp bà con biết được cách giữ pH ổn định trong ao nuôi cũng như là quản lý ao nuôi tốt hơn. Tóm lại, bà con cần theo dõi chỉ số pH thường xuyên trong ao để tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời. Mọi thông tin về thông tin, giá cả của các sản phẩm Aqua, Bio Active, bà con vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 0916 859 166. Cảm ơn bà con đã quan tâm đến nội dung ngày hôm nay và chúc bà con “thắng lớn” trong mùa vụ!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn