Bệnh hoại tử cơ trên tôm – Nguyên nhân và điều trị

29 THG05
275 lượt xem

Để nuôi tôm thành công, việc kiểm soát dịch bệnh vô cùng quan trọng. Một trong các loại bệnh phổ biến chính là bệnh hoại tử cơ trên tôm. Bệnh này không chỉ gây tỷ lệ chết tôm hàng loạt lên đến 70% mà còn gây thiệt hại kinh tế lớn cho bà con nuôi tôm. Đối mặt với tình hình này, việc hiểu biết sâu hơn về bệnh và có giải pháp ngăn ngừa phù hợp là điều không thể thiếu. Hôm nay, hãy cùng VFT Group phân tích cụ thể và cách thức điều trị hiệu quả khi tôm bị hoại tử cơ.

Bệnh hoại tử cơ trên tôm là gì?

Tôm bị hoại tử cơ sẽ có những mảng trắng trên thân hoặc đuôi
Tôm bị hoại tử cơ sẽ có những mảng trắng trên thân hoặc đuôi

Hoại tử cơ trên tôm là căn bệnh nghiêm trọng do Infectious Myonecrosis Virus (IMNV) gây ra và có khả năng lây nhiễm cao nếu trong ao có cá thể tôm mắc bệnh. Đây là loại virus ARN mạch đôi có khả năng lây nhiễm mạnh mẽ trong môi trường nước. Chúng sẽ tấn công vào các tế bào cơ của tôm, gây nên hoại tử và dần làm chết tôm hàng loạt. Điều kiện thuận lợi để loài virus này phát triển mạnh là do sức khỏe tôm yếu đi dẫn đến đề kháng yếu, tạo điều kiện cho việc thâm nhập của virus vào tôm dễ dàng hơn.

Điều thú vị của căn bệnh này chủ yếu chỉ xuất hiện hầu hết trên tôm thẻ chân trắng, có rất ít ca phát hiện tôm sú bị nhiễm bệnh hoại tử cơ. Giai đoạn trong năm hay xảy ra bệnh này vào tháng 6 đến tháng 9. Trong đó, mức độ nguy hại của độc tố cũng như tỷ lệ bùng phát của virus sẽ tăng dần lên khi nhiệt  độ cao và độ mặn thấp.

Cho nên VFT sẽ liệt kê 1 vài nguyên nhân sau hay làm đề kháng của tôm bị yếu đi:

– Do chất thải hữu cơ: Nếu ao nuôi không được vệ sinh thường xuyên sẽ khiến nguồn nước bị ô nhiễm sản sinh ra nhiều khí độc. Khí độc ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh và khả năng vận chuyển khí oxy đến các tế bào trên cơ thể của tôm, làm cho tôm bị ngạt dần dần yếu đi. Công với việc nuôi tôm với mật độ quá dày vừa tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây ra các con khác cũng như tăng lượng chất thải trong ao nuôi lên.

– Do thời tiết: Hiện tượng mưa nhiều hay nắng nóng kéo dài vài ngày, chúng làm tôm bị stress. Mưa nhiều sẽ làm cho tôm trốn xuống dưới đáy ao để tránh tiếng động, tăng nguy cơ tiếp xúc với các khí độc. Chưa kể khi mưa liên tục kéo dài sẽ làm độ pH trong ao giảm mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến sinh lý của tôm. Đối với trời nắng nóng cũng tương tự như trời mua, nhiệt độ làm tôm chui xuống đáy để tránh sốc nhiệt cũng tạo cơ hội tiếp xúc với khí độc.

Ảnh minh họa hoại tử cơ trên tôm
Ảnh minh họa hoại tử cơ trên tôm

Bệnh hoại tử cơ trên tôm được phát hiện đầu tiên ở Brazil vào năm 2002, sau đó lây nhiễm qua một số nước khác như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam. Virus gây ra bệnh này có thể lây nhiễm theo chiều dọc, chiều ngang và lây nhiễm chéo.

Lây nhiễm theo chiều ngang: Qua môi trường nước từ tôm bệnh sang tôm khỏe.

Lây nhiễm theo chiều dọc: Từ tôm bố mẹ sang tôm giống.

Lây nhiễm chéo: Lây nhiễm bệnh giữa các ao nuôi trong trong cùng 1 khu vực.

Bệnh hoại tử cơ trên tôm xuất hiện nhiều nhất trên tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn 45 ngày tuổi trở lên, với tỷ lệ chết tôm hàng loạt có thể lên đến 70%. Nếu trường hợp nghiêm trọng hơn, con số này này có thể lên đến 100% và khiến bà con mất trắng vụ nuôi. Khi nhiễm bệnh sẽ có hiện tượng tôm bị trắng thân ở vùng bụng hoặc đuôi.

Để kiểm soát dịch bệnh tốt, cần thực hiện vệ sinh sạch sẽ ao nuôi, kiểm soát nguồn nước tốt và thường xuyên theo dõi sức khỏe của tôm. Điều này rất quan trọng để phòng tránh sự lan truyền của virus và bảo vệ đàn tôm khỏi các nguy cơ tiềm ẩn.

Một số nguyên nhân làm giảm sức đề kháng tôm để IMNV tấn công
Một số nguyên nhân làm giảm sức đề kháng tôm để virus gây bệnh hoại tử cơ trên tôm tấn công

Dấu hiệu nhận biết bệnh hoại tử cơ trên tôm

Triệu chứng của bệnh thường bao gồm các vùng hoại tử trắng trải rộng trên cơ bụng hoặc cơ đuôi của tôm. Đặc biệt, các vùng này sẽ trở nên đục và mang màu đỏ sau khi chết, tương tự như màu tôm đã luộc chín. Theo nghiên cứu, một vài trường hợp khác còn ghi nhận cơ quan lympho phình to lên gấp 2 – 4 lần so với thông thường. Ngoài ra, bà con nên để ý nếu tôm chết đột ngột và kéo dài nhiều ngày sẽ là biểu hiện của bệnh ở mức độ nặng.  Các biểu hiện này thường nổi bật hơn ở tôm thẻ chân trắng so với các loài tôm khác như tôm xanh, tôm sú.

Ảnh minh họa bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng
Ảnh minh họa bệnh hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Ngoài triệu chứng hoại tử phần cơ bụng và đuôi, tôm còn có dấu hiệu bơi lờ đờ, giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn. Đôi lúc các dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với các bệnh trắng đuôi xuất hiện nhiều ở tôm he hoặc tôm càng xanh. Mặc dù các dấu hiệu này đều giống nhau nhưng nguyên nhân gây ra bệnh trắng đuôi sẽ khác nhau và gây ra bởi Penaeus vannamei nodaviruses, Macrobrachium rosenbergii nodaviruses. Vì vậy để phân biệt rõ ràng, bà con có thể tìm đến biện pháp test PCR, kiểm tra mô học hoặc phân lập vi khuẩn.

Tác hại của tôm bị hoại tử cơ

Hoại tử cơ trên tôm thẻ gây thiệt hại nặng nề đến vụ nuôi
Hoại tử cơ trên tôm thẻ gây thiệt hại nặng nề đến vụ nuôi

Trong suốt vụ nuôi nếu xuất hiện bệnh hoại tử cơ ở tôm sẽ gây ra những tác hại đáng kể như:

Suy giảm năng suất: Như bà con đã biết, bệnh này khiến tỷ lệ tôm chết hàng loạt lên đến 70%. Khi tôm chết với số lượng lớn như vậy đồng nghĩa với việc bà con mất trắng vụ nuôi đó. Ngoài ra các chi phí như thuốc men và xét nghiệm cũng tốn 1 khoản kha khá làm thiệt hại kinh tế.

Ảnh hưởng xấu đến môi trường: Khi tôm bị hoại tử cơ, một số bà con sử dụng các loại hóa chất để chữa trị, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước ao. Nếu sử dụng quá liều lượng có thể gây ô nhiễm nguồn nước và mất cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi.

Ảnh hưởng đến chất lượng tôm: Việc điều trị hoại tử cơ ở tôm còn làm giảm chất lượng tôm. Các chất kháng sinh, hóa chất có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và từ đó chất lượng tôm bán ra sẽ bị thương lái ép giá.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh hoại tử cơ trên tôm

Ảnh minh họa các cán bộ đi thăm ao tôm của người dân
Ảnh minh họa các cán bộ đi thăm ao tôm của người dân

Tác nhân gây nên bệnh hoại tử cơ trên tôm là do virus, hiện tại chưa có thuốc điều trịbà con tuyệt đối không nên tin các quảng cáo bán thuốc để tránh mất tiền oan uổng. Cách tốt nhất vẫn là phòng ngừa trước khi có dấu hiệu phát bệnh. VFT Group xin gợi ý các cách như sau:

– Lựa chọn các trang trại cung cấp tôm giống có tiếng, uy tín và có giấy chứng nhận tôm giống sạch bệnh, khỏe mạnh và có kết quả PCR.

– Vệ sinh ao nuôi trước và sau vụ nuôi để loại bỏ đi vi khuẩn, mầm bệnh và một số tác nhân khác trước khi thả tôm vụ mới. Nên ngâm các thiết bị với Chlorine hoặc BKC sau mỗi vụ nuôi. Rải vôi nóng hoặc sút khi phơi ao.

– Nuôi tôm với mật độ vừa phải và phù hợp với khả năng vận hành nắm bắt kỹ thuật, khả năng đầu tư các trang thiết bị cũng như là điều kiện ao nuôi và kinh tế cho phép.

– Tăng cường bổ sung dinh dưỡng đầy đủ kết hợp với men vi sinh giúp tôm khỏe mạnh và có hệ miễn dịch tốt, có thể chịu được sự thay đổi của môi trường cũng như dịch bệnh xâm nhập.

– Khi nuôi với mật độ cao phải đảm bảo nồng độ oxy hòa tan trong ao từ 4mg/l trở lên,

– Chấp hành chặt chẽ việc không xả nước thải từ ao nuôi bị nhiễm bệnh mà chưa thông qua quá trình xử lý ra sông, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh cho cả vùng. Đã có trường hợp một vùng miền tây không thể nuôi tôm do bà con xả nước có chứa virus đốm trắng và hoại tử cơ trực tiếp ra sông. 

– Duy trì việc xử lý môi trường nước và diệt khuẩn hàng tuần để chất lượng nước luôn sạch, kiềm hãm sự phát triển của virus.

– Việc di chuyển các trang thiết bị và phương tiện trong khu vực đang bị nhiễm bệnh hoại tử cơ cần được hạn chế hoặc ít nhất xử lý diệt khuẩn trước khi mang qua khu vực nuôi mới.

—-> Bà con tham khảo thêm bài viết: Diệt khuẩn trong ao nuôi tôm

Một vài nghiên cứu cho rằng vi sinh có khả năng gia tăng hệ miễn dịch bẩm sinh ở tôm và giúp ngăn chặn mầm bệnh, virus, vi khuẩn xâm nhập. Một số sản phẩm vi sinh có chứa chủng Bacillus sẽ có khả năng kháng lại virus gây hoại tử cơ. Vấn đề chất lượng nước cũng tốt cũng là yếu tố để loại trừ bệnh hiệu quả, vi sinh là sản phẩm cũng giúp làm tốt việc này.

VFT Group đang sở hữu hai dòng sản phẩm vi sinh, đầu tiên là Bio Active chuyên giúp xử lý nguồn nước, đáy ao với hiệu quả chỉ sau 1 đến 2 liệu trình dùng, loại bỏ nguyên nhân khiến tôm bị giảm đề kháng. Kế đến Mipe là sản phẩm men vi sinh chứa 1 số chủng Bacillus cùng các chủng vi sinh khác, dùng để trộn với thức ăn giúp tôm khỏe mạnh hơn từ bên trong. Thành phần của 2 sản phẩm đều không chứa chất độc hại, hormone hoặc kháng sinh. Bà con hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng vì sản phẩm đã được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành và bán trên toàn thị trường Việt Nam. Mời bà con xem qua về công dụng và cách sử dụng nhé!

1/ Vi sinh Bio Active

Sản phẩm với mật độ vi sinh gốc cao chứa hơn 10 tỷ lợi khuẩn có công dụng làm sạch ao nuôi, cắt tảo độc, đánh bay khí độc, phân hủy chất hữu cơ, khử nhớt, sạch bạt và đặc biệt gây màu trả chỉ trong nửa ngày. Chỉ với 1 chai Bio Active mà đem lại nhiều công dụng như thế sẽ giúp bà con tiết kiệm được thời gian và giảm bớt chi phí nuôi.

Bio active chưa các chủng vi sinh chuyên diệt tảo độc trong ao nuôi tôm
Bio active chứa các chủng vi sinh chuyên diệt tảo độc, khử khí độc và xử lý bùn đáy trong ao nuôi tôm. Tạo ra môi trường nước luôn sạch sẽ, cản trở sự phát triển virus gây bệnh hoại tử cơ trên tôm

* Hướng dẫn sử dụng:

Sản phẩm được kích hoạt sẵn, không cần ngâm ủ. Bà con chỉ cần hòa vi sinh với nước rồi tạt đều khắp ao. Dung tích 1 chai/lít sẽ giúp xử lý tận 10.000m3 nước ao nuôi.

– Khử nhớt và gây màu trà: Đánh vào buổi sáng khi trời có nắng tầm 8 đến 10 giờ.

– Giảm khí độc và cắt tảo: Đánh vào ban đêm tầm 9 đến 10 giờ.

2/ Men vi sinh Mipe

Men vi sinh Mipe có chứa các vi sinh vật và nhiều enzyme có lợi cho việc hỗ trợ tiêu hóa, ức chế sự phát triển của vi khuẩn/virus trong ruột tôm. Ruột tôm là nơi yếu nhất dễ bị virus tấn công, Mipe sẽ là 1 tấm khiên chắc chắn bảo vệ mọi sự xâm nhập của Virus hoại tử cơ trên tôm tấn công từ bên trong. 

* Hướng dẫn sử dụng:

Sản phẩm dưới dạng bột, bà con hòa bột Mipe với nước rồi trộn với thức ăn cho tôm. Với liều lượng 2g Mipe/kg thức ăn và cho ăn mỗi ngày trong suốt vụ nuôi, chỉ dùng Mipe cho tôm từ 20 ngày tuổi trở đi.

Men vi sinh Mipe có chứa các loại vi sinh kích thích hệ tiêu hóa của tôm hấp thụ chất dinh dưỡng tốt và nhanh hơn. Tôm sẽ mau lớn và giảm lượng thức ăn từ 2-40%
Men vi sinh Mipe có chứa các loại vi sinh kích thích hệ tiêu hóa của tôm hấp thụ chất dinh dưỡng tốt và nhanh hơn. Tôm sẽ mau lớn khỏe mạnh và giảm lượng thức ăn từ 2-40%

Bệnh hoại tử cơ trên tôm thật sự nguy hiểm và mất mát lớn đến nhiều bà con nuôi tôm. Vì thế mà việc phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu. Việc kiểm soát và theo dõi môi trường nước ao nuôi bằng sản phẩm vi sinh Bio ActiveMipe là biện pháp an toàn và hiệu quả. Để đặt mua hàng và được kỹ sư VFT Group tư vấn miễn phí, bà con có thể liên hệ qua HOTLINE: 0916 859 166. Chúc bà con có vụ nuôi thật nhiều thuận lợi nhé!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vftgroup.thuysan