Tôm bị ký sinh trùng là một trong các vấn đề nan giải của nhiều bà con trong suốt vụ nuôi. Nguồn gốc của ký sinh trùng thường đến từ việc quản lý môi trường ao nuôi kém, gây ô nhiễm trầm trọng, từ đó tạo điều kiện cho chúng sinh sôi mạnh mẽ và lây lan toàn bộ ao nuôi. Vậy dấu hiệu tôm bị nhiễm ký sinh trùng là gì và áp dụng cách điều trị ra sao để tôm khỏe mạnh trở lại? Bà con cùng VFT Group xem qua bài viết dưới đây để có cái nhìn cụ thể hơn nhé!
Như cái tên của chúng, ký sinh trùng là sinh vật chủ yếu sống ký sinh trên cơ thể của sinh vật sống khác, chẳng hạn như ký sinh trên con người, thực vật hoặc động vật. Nhờ vào đặc tính sống ký sinh như thế, chúng có thể tồn tại và phát triển lâu dài nhờ vào các chất dinh dưỡng từ ký chủ. Hiếm khi trường hợp nào mà ký sinh trùng tiêu diệt trực tiếp ký chủ, nhưng nó sẽ lây lan dịch bệnh cho ký chủ và dần sẽ chết sau một thời gian nhiễm bệnh.
Đặc biệt, trên tôm thường xuất hiện nhiều loại ký sinh trùng và chúng thường có các dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và các tác hại khác nhau như:
Vi bào tử trùng EHP là một trong các loài ký sinh trùng thường gặp trong nhiều ao nuôi tôm. Thông thường, nó sinh sống và phát triển ở các tế bào biểu mô ở ống gan tụy của tôm. Vi bào tử trùng phát triển chủ yếu nhờ vào nguồn dinh dưỡng và năng lượng được dự trữ trong gan. Vì thế mà đây là lý do tôm ăn mãi không lớn và có kích thước nhỏ khi nhiễm ký sinh trùng. EHP không gây chết tôm hàng loạt ở ao nhưng sẽ làm giảm năng suất vụ nuôi.
Dấu hiệu: Khi tôm bị ký sinh trùng EHP xâm nhập, cơ thể tôm sẽ dần biến đổi sang màu sữa hoặc có màu trắng đục, tôm bị mềm vỏ, chết rải rác, giảm ăn và khi quan sát sẽ thấy trống ruột. Ngoài ra, nhiều cá thể tôm còn bị đục cơ ở phần lưng hoặc phần cuối cơ thể.
Nguyên nhân: Thường là do tôm ăn phải các sinh vật nhiễm bệnh hoặc tôm giống bị lây nhiễm vi bào tử trùng EHP từ tôm bố mẹ. Hoặc trong ao nuôi có độ mặn cao hoặc mật độ thả nuôi quá dày thì nguy cơ tôm nhiễm bệnh là khá lớn. Hơn thế nữa, trong quá trình tôm lột xác, EHP tồn tại trong môi trường nước sẽ bám vào vỏ tôm và xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh.
Tác hại: Có thể khiến tôm phát triển không đồng đều, giảm ăn, chậm lớn, vỏ tôm mềm, gây stress tôm, khả năng tiêu hóa suy giảm và một số trường hợp tôm còn có thể bị ruột xoắn.
Đây là 2 loại ký sinh trùng trên tôm thường gặp và gây bệnh gan tụy ở tôm. Chúng sống ký sinh chủ yếu ở tôm thẻ chân trắng và tôm sú.
Dấu hiệu: Khi quan sát, gan tụy của tôm sẽ co lại, màu sắc trên cơ thể tôm nhạt hơn bình thường do sắc tố melanin ở tế bào biểu bì đi kèm với tôm tăng trưởng chậm, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR tăng cao.
Tôm bị ký sinh trùng Gregarine hay còn được gọi là trùng 2 tế bào hoặc ký sinh trùng hai roi. Loài này sống ký sinh trong đường ruột của tôm, làm tổn thương đến các biểu mô, niêm mạc ruột và đồng thời cũng khiến cho đường ruột bị tắc nghẽn tắc nghẽn. Bên cạnh đó, đây cũng là tác nhân gây nên bệnh phân trắng khi tôm nuôi được 40 ngày tuổi trở lên. Gregarine thường xuất hiện ở tôm trong giai đoạn từ 40 – 50 ngày sau khi thả giống.
Dấu hiệu: Vì cũng là nguyên nhân gây nên bệnh phân trắng ở tôm, cho nên trong ao nuôi sẽ xuất hiện các sợi phân trắng nổi trên mặt hồ. Đồng thời nó còn ảnh hưởng đến cả đường ruột tôm, vì vậy khi quan sát có thể thấy đường ruột tôm bị đứt quãng, đứt khúc hoặc ruột rỗng không có thức ăn. Ngoài ra tôm còn bị mềm vỏ, chậm lớn, màu sắc cơ thể tôm sẫm hơn bình thường và tôm có biểu hiện bỏ ăn hoàn toàn.
Nguyên nhân: Do trong ao có mật độ thả nuôi tôm quá dày và việc quản lý ao nuôi không tốt dẫn đến tích tụ lượng chất hữu cơ quá nhiều trong ao là môi trường cho Gregarine phát triển. Hoặc tôm ăn phải các loại ốc hến, nhuyễn thể, giun nhiều tơ bị nhiễm gregarine. Mặt khác, vào những ngày thời tiết nắng nóng kéo dài còn có thể tạo điều kiện cho Gregarine sinh sôi và phát triển.
Tác hại: Khi tôm nhiễm ký sinh trùng Gregarine sẽ chậm lớn, tăng nguy cơ nhiễm các bệnh về đường ruột như bệnh phân trắng, bệnh lỏng ruột và một vài bệnh khác liên quan,… Thêm vào đó, tôm có thể bỏ ăn làm tăng chỉ số FCR và chất lượng nước ao nuôi cũng sẽ bị ảnh hưởng phần nào. Trường hợp nhiễm bệnh phân trắng, tôm không chết hàng loạt nhưng cũng sẽ thâm hụt về số lượng tôm trong ao và suy giảm năng suất vụ nuôi.
Nhiều bà con vẫn thường hay nhầm lẫn Vermiform là một loại ký sinh trùng hay vi sinh vật hoặc giun sán, nhưng thực tế nó được hình thành từ sự bong tróc, cuộn lại hoặc chuyển dạng của các vi nhung mao (microvilli) của tế bào biểu mô ống gan tụy hay còn được xem là một dạng bệnh lý tổn thương gan tụy ở tôm. Sở dĩ nó được đưa vào nội dung này vì có hình dạng và màu sắc tương tự như khi tôm bị nhiễm ký sinh trùng Gregarine.
Dấu hiệu: Do cũng khá tương đồng với ký sinh trùng Gregarine, tôm sẽ có triệu chứng thải ra các sợi phân trắng. Đồng thời nó xâm nhập vào gan tụy, ruột giữa khiến cho tôm ăn kém, tăng trưởng chậm, còi cọc, ốp thân, màu sắc tôm tối sẫm, đường ruột rỗng, đứt quãng, đứt khúc và khi bóp nhẹ sẽ thấy phân di chuyển trong ống ruột hoặc phần cuối ruột của tôm. Một số trường hợp còn ghi nhận ruột tôm bị cong, phình to và tiết ra chất dịch màu vàng.
Nguyên nhân: Đến nay vẫn chưa xác được định nguyên nhân khiến cho Vermiform xuất hiện ở tôm, nhưng theo nội dung đã chia sẻ ở trên thì sự hình thành của nó là một quá trình bệnh lý.
Tác hại: Quá trình bệnh lý này đe dọa đến tỷ lệ sống sót, dễ bị mầm bệnh tấn công và tác động tiêu cực đến quá trình tăng trưởng của tôm do chức năng đường ruột bị suy giảm. Hoặc với tình hình nghiêm trọng hơn, nó là nguyên nhân gây ra hội chứng phân trắng ở tôm nuôi trong ao.
Tiếp đến, VFT Group sẽ chia sẻ thêm cho bà con về các loài ngoại ký sinh trùng cũng phổ biến không kém như Epistylis, Zoothamnium, Tokophrya, Acineta và Vorticella. Đây đều là những ký sinh trùng có đặc điểm đơn bào, có tập tính sống đơn lẻ hoặc sống thành tập đoàn. Trong số đó, Zoothamnium sp. và Vorticella sp. là hai loài thường xuyên để lại nhiều rủi ro đau đầu cho nhiều bà con trong suốt quá trình nuôi tôm, thường gặp nhiều nhất ở các trang trại tôm giống và ao nuôi thương phẩm.
Dấu hiệu: Bệnh ngoại ký sinh trùng trên tôm không chỉ khiến tôm hoạt động khó khăn mà thậm chí còn khiến tôm gặp khó khăn trong quá trình hô hấp. Nếu bà con chú ý quan sát sẽ thấy nhiều sinh vật bám trên trên phần vỏ, mang và phần phụ bộ.
Nguyên nhân:
– Do vi khuẩn dạng sợi, gram âm như Leucothrix mucor, Leucothrix spp.
– Do vi khuẩn dạng chuỗi và sợi nhỏ như Vibrio sp., Spirochetets., Flexibacter sp., Flavobacterium sp., Cytophaga sp., Zoothanium sp.,
– Do động vật nguyên sinh (Protozoa).
– Do các loài tảo như tảo silic (Amphiprora spp, Navicula spp, Nitzchia spp), tảo lam (Lyngbya, Schizothrix spp, Spirulina subsala).
Tác hại: Khi tôm nhiễm các loài ngoại ký sinh trùng, chúng sẽ bám vào mang tôm gây cản trở việc trao đổi khí của tôm. Nếu chúng bám vào vỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng lột xác và khiến tôm hoạt động kém linh hoạt. Ngoài ra việc chúng bám trên cơ thể tôm giảm khả năng bắt mồi của tôm.
Bà con cần biết rõ về các dấu hiệu nhận biết tôm bị ký sinh trùng và xác định đúng nguyên nhân để tìm cách diệt ký sinh trùng trên tôm phù hợp, hạn chế việc để lâu dài khiến tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn.
Các loài ký sinh trùng sinh sống tại môi trường nước ao nuôi và thường sẽ xâm nhập vào tôm theo 3 phương thức khác nhau:
– Lây nhiễm chiều dọc: Tôm bố mẹ đã bị nhiễm ký sinh trùng, đồng nghĩa với việc tôm giống cũng sẽ bị tương tự như tôm bố mẹ.
– Lây nhiễm chiều ngang: Tình hình trong ao có tôm chết do nhiễm ký sinh trùng, các cá thể khỏe mạnh khác ăn phải những con tôm chết này cũng sẽ tạo ra sự lây nhiễm theo chiều ngang.
– Lây nhiễm trực tiếp: Trong môi trường ao nuôi chưa được xử lý hoặc ô nhiễm sẽ tạo điều kiện cho ký sinh trùng bùng phát ở dạng bào tử. Sau quá trình tôm lột vỏ, tôm vẫn còn rất yếu cho nên ký sinh trùng sẽ dễ dàng xâm nhập vào ruột tôm.
Theo như thông tin VFT Group đã tổng hợp, đây là các cách tiêu diệt ký sinh trùng được sử dụng nhiều và kết quả đạt được là số lượng ký sinh trùng đã giảm nhiều so với thời gian trước tại nhiều ao nuôi của bà con:
– Theo như nghiên cứu của các chuyên gia thủy sản, tỏi là nguyên liệu kháng khuẩn hiệu quả và có thể sử dụng cho ao nuôi để điều trị khi tôm bị ký sinh trùng. Cách sử dụng khá đơn giản, bà con trộn đều hỗn hợp trong thùng chứa với 1kg thức ăn + 10g tỏi tươi + 20ml chitosan. Một số bà con khi đã sử dụng phương pháp này đã giảm thiểu được số lượng tôm nhiễm ký sinh trùng Gregarines.
– Giảm 20 – 30% lượng thức ăn so với thông thường để hạn chế gan tụy và ruột hoạt đồng nhiều, sau đó thay nước và sục khí đáy mạnh. Tiến hành đánh cấp tốc hóa chất diệt khuẩn Novadine và BKC 800 vào lúc 5 giờ chiều theo như liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất. Đến tầm 12 giờ đêm, bà con bổ sung thêm khoáng chất và vitamin C với Nova C nếu như tôm trong ao nuôi lột vỏ.
– Sử dụng các thuốc trị ký sinh trùng được bày bán trên thị trường để giúp trị ký sinh trùng trên tôm.
– Đa phần các loài ký sinh trùng đều sẽ ảnh hưởng xấu đến đường ruột, vì thế bà con nên bổ sung men vi sinh đường ruột Mipe – VFT Group để cải thiện hệ tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tối từ thức ăn, giúp đường ruột tôm khỏe mạnh và hạn chế được các bệnh đường ruột như bệnh phân trắng. Mipe là sản phẩm vi sinh được nghiên cứu và sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên, không chất độc hại và hormone, do đó an toàn tuyệt đối khi sử dụng.
***Hướng dẫn sử dụng Aqua:
Vi sinh đường ruột Mipe có dung tích 500g/hũ, bà con hòa tan Aqua với nước sạch rồi trộn đều với liều lượng 5g/kg thức ăn và cho tôm ăn liên tục từ 5 – 7 ngày. Từ đó có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột ở tôm và đồng thời cũng giúp đẩy lùi ký sinh trùng được phần nào cho bà con.
– Trường hợp có dấu hiệu tôm bị nhiễm ký sinh trùng EHP, thảo dược Herbafu sẽ là giải pháp mang lại hiệu quả điều trị chỉ sau 1 liệu trình sử dụng. Đảm bảo tôm sinh trưởng và phát triển bình thường sau khi nhiễm EHP. Với hầu hết thành phần đều sử dụng từ các nguyên liệu tự nhiên, Herbafu tạo ra các kháng thể đặc hiệu giúp ức chế sự phát triển của EHP, nhờ đó mà có thể giảm tỷ lệ tôm chết trong ao nuôi. Bà con sau khi sử dụng sản phẩm, có thể test PCR sẽ thấy lượng vi bào tử trùng suy giảm nhiều so với ban đầu và nằm ngoài ngưỡng có thể tiếp tục gây hại cho tôm.
***Hướng dẫn sử dụng Herbafu:
– Diệt ký sinh trùng EHP trên tôm khi có dấu hiệu bệnh: Trộn 10 – 15g Herbafu với 1kg thức ăn và cho tôm ăn 2 lần/ngày đến khi tôm hồi phục.
– Khi tôm nhiễm bệnh nặng, tùy vào mức độ bệnh thì trộn từ 20 – 30g Herbafu với 1kg thức ăn và cho tôm ăn 2 lần/ngày, dùng liên tục đến khi tôm khỏi bệnh.
Bà con nên chủ ngăn ngừa ngay từ đầu vụ nuôi nhằm hạn chế tôm nhiễm ký sinh trùng bằng các cách sau đây:
– Lựa chọn tôm giống từ các trang trại uy tín, đảm bảo sạch mầm bệnh và ký sinh trùng.
– Việc cải tạo ao ở đầu mùa vụ phải đảm bảo về mặt kỹ thuật, nạo vét bùn bã hữu cơ thật kỹ càng để loại bỏ hoàn toàn các vật chủ trung gian gây bệnh ra khỏi ao nuôi.
– Khi cấp nước vào ao nuôi, nguồn nước phải được xử lý sạch sẽ và được lọc qua bằng túi lọc để các loài ấu trùng, trứng và nhuyễn thể không lọt vào ao nuôi.
– Trong quá trình nuôi tôm, duy trì ổn định các thông số trong môi trường ao nuôi như độ pH, độ kiềm, nồng độ DO,…
– Lắp đặt hệ thống xi phông đáy ao và tiến hành xi phông thường xuyên để loại bỏ các chất thải trong ao nuôi nhằm hạn chế việc tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển.
– Tăng cường bổ sung vi sinh Bio Active thường xuyên để giúp cải thiện chất lượng nước ao, phân hủy các chất hữu cơ, cắt tảo độc, giảm khí độc để tạo ra môi trường thuận lợi giúp tôm luôn khỏe mạnh. Bio Active có dung tích 1 lít giúp xử lý được 10.000m3 nước ao.
– Dùng Mipe định kỳ để trộn với thức ăn cho tôm với liều lượng như trên nhằm cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp tôm hấp thu đầy đủ dinh dưỡng từ thức ăn. Tôm ăn khỏe, sức đề kháng sẽ tăng cao và ngăn chặn được ký sinh trùng xâm nhập vào tôm.
– Sử dụng thảo dược Herbafu để phòng ngừa ký sinh trùng EHP ngay từ đầu vụ nuôi với liều lượng 3 – 5g thảo dược trộn với 1kg thức ăn, cho ăn 2 ngày nghỉ 2 ngày và lặp lại trong suốt vụ nuôi.
Chế phẩm vi sinh của VFT Group là những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:
Bằng cách hiểu rõ từng loại ký sinh trùng, bà con có thể biết được dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị cũng như là các biện pháp phòng ngừa. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc muốn tư vấn về các sản phẩm điều trị khi tôm bị ký sinh trùng, bà con có thể liên hệ đến HOTLINE: 0916 859 166 để được kỹ sư VFT Group hỗ trợ miễn phí. Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng bà con!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn