Như bà con đã biết, bệnh EHP trên tôm thẻ chân trắng là một trong những dịch bệnh phổ biến và nguy hiểm. Khi tôm nhiễm EHP sẽ giảm ăn, rỗng ruột, chậm lớn và chết rải rác. Đặc biệt, bệnh EHP trên tôm sẽ kéo theo nhiều bệnh khác, điển hình là bệnh phân trắng, làm giảm năng suất vụ nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho bà con.
Để hiểu rõ hơn về bệnh EHP trên tôm, những dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị hiệu quả, mời bà con xem hết bài viết dưới đây của VFT Group nhé!
EHP – là tên viết tắt của 1 loài ký sinh trùng có tên đầy đủ là Enterocytozoon Hepatopenaei, tại Việt Nam được gọi là vi bào tử trùng. Chúng hay gây bệnh cho tôm thẻ chân trắng và tôm sú, kích thước vi bào tử trùng rất nhỏ với chiều dài chỉ khoảng 1μm và chiều rộng khoảng 0,5-0,6μm.
Vi bào tử trùng EHP ký sinh trên tuyến gan tụy tôm khiến cho tôm tiêu thụ thức ăn bình thường nhưng lại chậm lớn, kích thước đàn không đồng đều. Sau 1 khoảng thời gian cơ thể tôm có màu trắng sữa hoặc mờ đục, được cái là tỷ lệ tử vong của EHP không cao. Từ đó làm tăng chi phí đầu tư gây thất thoát kinh tế cho bà con.
Theo Tổng cục Thủy Sản, căn bệnh EHP trên tôm xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2015. Thống kê cũng cho thấy số lượng tôm bị nhiễm EHP đang có chiều hướng gia tăng ở tỉnh Kiên Giang và khó xử lý dứt điểm, vì các bào tử của EHP ở dạng viên hoặc xác chết khô có khả năng tồn tại đến sáu tháng và giữ được khả năng lây nhiễm hơn một năm trong điều kiện có nước dẫn đến tình trạng lây từ vụ này sang vụ khác.
Vì vậy bà con cần trang bị kiến thức về dấu hiệu nhận biết, phòng ngừa và phương pháp điều trị hiệu quả EHP trên tôm, kịp thời ứng phó để giảm thiểu tối đa thiệt hại về kinh tế.
Vi bào tử trùng EHP thuộc họ Enterocytozoonidae. Quá trình hình thành và phát triển của EHP được phân thành 3 giai đoạn chính:
Sau đây VFT sẽ miêu tả chi tiết để bà con có thể hình dung dễ dàng về quá trình nhiễm bệnh EHP trên tôm:
Đầu tiên, vi bào tử trùng EHP nảy mầm thành tế bào gây nhiễm với khả năng phóng Pola Tuber (một dây roi nằm phía đầu tế bào). Đây là hoạt động thiết yếu để lây nhiễm EHP trên tôm, vì nhờ vào đó mà bào tử có thể bám vào và truyền vật chất của nó vào tế bào chủ.
Khi vi bào tử trùng EHP đã ở bên trong tế bào của vật chủ, chúng sẽ hình thành bào tử và nhân lên thành các bào tử mới ở dạng bất hoạt. Tế bào biểu mô gan tụy tôm bị nhiễm EHP phồng lên và vỡ ra, giải phóng các bào tử trưởng thành trong gan tụy hoặc thải ra môi trường bên ngoài qua phân. Tôm khỏe mạnh bị nhiễm bệnh do vô tình ăn phải bào tử từ phân hoặc do ăn thịt đồng loại. (Theo Chaijarasphong & cs., 2021).
Ngoài cách ở trên ra, EHP lây nhiễm cho tôm bằng hai con đường khác:
– Con đường thứ nhất là lây nhiễm theo chiều dọc từ tôm bố mẹ bị nhiễm EHP sẽ lây lan sang ấu trùng tôm con.
– Con đường thứ 2 là lây nhiễm theo chiều ngang:
+ Từ nguồn thức ăn, các loài 2 mảnh và Artemia (là một loại ấu trùng mới nở, chúng được dùng làm thức ăn tươi sống trong ương nuôi ấu trùng tôm cá) chúng có nguy cơ lây nhiễm EHP cho tôm trong ao nuôi.
+ Từ môi trường ao nuôi, cụ thể như là phân tôm thải ra, lượng thức ăn dư thừa của cá thể tôm bị nhiễm EHP trước đó.
+ Từ vỏ tôm và các loại ngoại ký sinh như Trùng loa kèn, Khuẩn sợi,… sẽ khiến cho tôm bị nhiễm EHP.
Khi tôm bị nhiễm EHP thường không có dấu hiệu rõ rệt, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác làm khó khăn cho bà con phát hiện và xử lý sớm. Có một số dấu hiệu nhận biết tôm nhiễm EHP như sau để bà con lưu ý đi xét nghiệm kịp thời, tránh tình trạng lây nhiễm cho toàn bộ ao nuôi:
—–> Tham khảo thêm bài viết: Cách phòng ngừa tôm bị phân trắng
– EHP sống ký sinh trong lòng ống của các tế bào biểu mô gan tụy tôm, nên ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và lưu giữ chất dinh dưỡng thông thường của gan và tụy. Từ đó khiến tôm sẽ không thể tiêu hóa thức ăn, chậm lớn.
– Tôm giảm sức đề kháng và dễ bị vi khuẩn nhóm Vibrio xâm nhập, gây bệnh phân trắng. Tỷ lệ tôm nhiễm EHP trong các ao xuất hiện bệnh phân trắng lên đến 96%. Trong trường hợp này thì tỷ lệ tôm chết cao và nhanh, chỉ trong khoảng thời gian ngắn.
Vi bào tử trùng EHP không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất vụ nuôi, thậm chí là mất trắng cả vụ, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho bà con.
– Tăng chi phí thức ăn: Tôm vẫn ăn nhưng còi cọc, chậm lớn. Nếu bà con không nhận biết được tôm nhiễm EHP mà tăng lượng thức ăn nhằm thúc size, thì càng nuôi lâu càng tốn thêm chi phí thức ăn.
– Thiệt hại kinh tế: Trường hợp tôm nhiễm bệnh không xử lý kịp thời có thể khiến bà con mất trắng cả vụ. Nếu tôm đã đủ ngày tuổi có thể thu hoạch vớt vát đồng vốn, nhưng vì các dấu hiệu bệnh như còi cọc, mềm thân, gan tụy có màu bất thường và tôm bị so le mà giá trị thành phẩm không cao, thương lái dễ dàng ép giá thu mua. Chưa kể bà con khó có thể tái sự dụng nguồn nước cũ hoặc nguồn nước cấp vào đã có mầm bệnh cần phải xử lý diệt khuẩn nhiều hơn so với nguồn nước cấp thông thường.
– Mất nhiều thời gian: Sau mỗi vụ nuôi mà tôm nhiễm EHP, bà con đều phải mất rất nhiều thời gian để cải tạo ao và xử lý môi trường nước, chuẩn bị cho mùa vụ mới.
Thông thường, trong giai đoạn đầu tôm nhiễm EHP sẽ không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng, bệnh dễ dàng lây lan và chưa có cách điều trị dứt điểm. Vì thế, việc làm cần thiết là nên phòng bệnh trong suốt vụ nuôi, nhất là từ giai đoạn nhân giống. Các biện pháp phòng bà con có thể tham khảo như:
Sử dụng thảo dược cho tôm HerBafu Green của VFT Group:
Nhờ các hoạt chất sinh học được tách chiết ở dạng phân tử, HerBafu Green có khả năng ức chế hoạt động nhân lên của vi bào tử trùng rất cao. Bên cạnh đó, dòng kháng thể thụ động được bổ sung trực tiếp vào sản phẩm có khả năng kết hợp với các thụ thể bám dính của vi bào tử trùng, từ đó ức chế sự phát triển tối đa của chúng. HerBafu Green cho hiệu quả rõ rệt chỉ sau một liệu trình phù hợp.
Bà con nên sử dụng thảo dược HerBafu Green từ đầu vụ nuôi để phòng ngừa EHP, nhờ đó hạn chế được việc sử dụng kháng sinh, tôm khỏe không nhiễm bệnh sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí.
Khi tôm bị nhiễm EHP, khả năng lây lan rất nhhanh nên bà con phải phân lập đàn tôm bị nhiễm và chưa bị, giảm mật độ tôm tại ao nuôi bằng cách sang thưa. Do bùn đáy ao thường là nơi lưu trú các mầm bệnh nguy hiểm, bà con cần tiến hành tăng cường xi phong đáy ao để loại bỏ bùn thải kèm với xác tôm chết, hạn chế sự lây lan trong ao. Không cho tôm ăn quá nhiều vì việc tiêu hóa thức ăn tiêu tốn nhiều năng lượng chỉ làm tôm yếu đi cũng như làm tăng thức ăn dư thừa. Vì vậy, những con tôm bơi lờ đờ cần loại bỏ khỏi ao, phòng ngừa các con tôm khỏe thiếu thức ăn sẽ chuyển sang ăn các con tôm bệnh làm tăng tỷ lệ lây nhiễm.
Để hạn chế tôm bị nhiễm EHP theo chiều ngang, bà con cần tiến hành xét nghiệm PCR để xác định tôm giống khỏe mạnh và không bị nhiễm EHP.
Tất cả các vật dụng sử dụng trong ao nuôi phải được sát khuẩn trước khi đưa vào sử dụng để tránh lây nhiễm EHP trên tôm. Việc khử trùng là rất cần thiết và cũng là việc ưu tiên để phòng ngừa bệnh.
Xử lý nguồn nước cấp và môi trường ao nuôi
Nếu có điều kiện, bà con nuôi tôm nên chuẩn bị ao lắng. Ao lắng sẽ giúp bà con chủ động hơn trong việc chuẩn bị nguồn nước sạch trước khi cấp vào ao nuôi. Ngoài ra, bà con có thể định kỳ sử dụng vi sinh Bio Active cho ao nuôi tôm, giúp loại bỏ chất lơ lửng, phân hủy thức ăn dư thừa và bùn bã hữu cơ, hạn chế ô nhiễm nước ao, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
—-> Tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn diệt khuẩn ao nuôi tôm
Cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi
Sau mỗi vụ nuôi bà con cần có các biện pháp cải tạo ao thật kỹ, tránh lây nhiễm EHP cho vụ nuôi sau. Đối với ao lót bạt cần khử trùng bạt, phơi đáy ao tối đa 7 ngày để tiêu diệt mầm bệnh. Đối với ao đất thì khó xử lý hơn do bào tử EHP có thể bám trên các lớp đất, do đó ngoài việc vệ sinh đáy ao sạch sẽ cần rải vôi đều quanh ao kết hợp phơi nắng ít nhất 7 – 10 ngày để diệt mầm bệnh.
Hi vọng, các kiến thức trong bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về bệnh EHP trên tôm EHP trên tôm – dấu hiệu nhận biết, cách phòng và điều trị EHP hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được tư vấn giải đáp hoặc đặt mua sản phẩm HerBafu Green và các sản phẩm vi sinh cho nuôi tôm, bà con hãy liên hệ đến số HOTLINE: 0916 859 166. Kỹ sư VFT Group sẽ tư vấn miễn phí về tình trạng ao nuôi và các chương trình khuyến mãi đặc biệt cho bà con. Mến chúc bà con mùa vụ bội thu tiền tỷ nhé!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn