Cách Giải Quyết Tôm Bị Ký Sinh Trùng Đường Ruột Hiệu Quả

31 THG08
279 lượt xem

 

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là do nguyên nhân nào, dấu hiệu ra sao và cách điều trị như thế nào luôn là vấn đề được nhiều bà con quan tâm trong quá trình nuôi tôm. Nhất là khi ký sinh trùng phát triển mạnh mẽ khiến cho tình trạng bệnh của tôm ngày càng phức tạp hơn. Ngoài ra, theo như VFT Group tìm hiểu thì ký sinh trùng đường ruột tôm còn khiến bùng phát bệnh phân trắng trên tôm. Cùng nhau xem qua nhé!

Các loại ký sinh trùng đường ruột tôm hay mắc

Theo như các nhà khoa học công bố, ký sinh trùng đường ruột trên tôm chỉ có duy nhất Gregarine. Tuy nhiên, sẽ có 1 vài website có nói thêm 1 loại ký sinh trùng Vermiform nhưng thực tế đây không phải là ký sinh trùng mà chỉ là các tế bào túi gan bị rụng do bị mắc bệnh về gan tụy, nó có hình dạng dài khiến nhiều người lầm tưởng đó là ký sinh trùng. Hãy tìm hiểu về ký sinh trùng Gregarine như sau:

Ký sinh trùng Gregarine

Ảnh minh họa Ký sinh trùng Gregarine
Ảnh minh họa Ký sinh trùng Gregarine

Loại ký sinh trùng có tên là Gregarine thường được gọi là trùng hai tế bào thường được tìm thấy trong đường ruột tôm ở dạng Kén hoặc có thể là dạng Trophozoite. Chúng sử dụng các loài động vật thân mềm, động vật chân đốt (ốc, giun,…) để làm vật chủ trung gian. Theo như nghiên cứu thì ở giai đoạn trưởng thành, Gregarine thường có cấu tạo hai tế bào như tế bào phía trước (Protomerite – P) kèm bộ phận bám vào vật chủ (Epimerite – E) và tế bào phía sau (Deutomerite – D).

Đặc biệt, do chúng sinh sống và bám vào niêm mạc ruột của tôm nên sẽ làm hạn chế khả năng hấp thu dinh dưỡng của tôm. Điểm cần được lưu ý là ký sinh trùng này thường được phát hiện từ 40 – 50 ngày kể từ sau khi thả giống. Chúng thường xuất hiện vào mùa mưa, do mưa mang tới hoặc để lọt cá tạp trong quá trình cấp nước vào ao. Ký sinh trùng Gregarine phát triển mạnh khi đáy ao ô nhiễm và thời tiết nắng nóng kéo dài.

—–> Có thể đọc bài viết ở đây: Ký sinh trùng Gregarine

Dấu hiệu tôm bị ký sinh trùng đường ruột

Ảnh minh họa ký sinh trùng trong ruột tôm
Ảnh minh họa ký sinh trùng trong ruột tôm

– Khi tôm bị nhiễm Gregarine ở giai đoạn nhẹ sẽ không có một dấu hiệu rõ ràng nào cả, chỉ thấy đàn tôm bắt đầu ăn yếu đi. Khi lượng Gregarine trong ao phát triển mạnh sẽ có 1 vài dấu hiệu như sau:

– Ruột tôm sẽ có màu vàng hoặc trắng.

– Một số đàn tôm bị nhiễm ký sinh trùng sẽ có ruột hình dạng ziczac hoặc dạng xoắn lò xo.

– Đốt ở cuối đuôi tôm sẽ có biểu hiện bị sưng hình hạt gạo và có màu đục.

– Phát hiện phân trắng trong ao nuôi (bệnh chuyển nặng, tỷ lệ lây nhiễm cao).

Bà con nên thường xuyên theo dõi để xem đàn tôm trong ao có xuất hiện các dấu hiệu nào sau đây không để có thể phát hiện kịp thời và có cách xử lý phù hợp. Như thế thì bà con sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Nguyên nhân gây ký sinh trùng trong ruột tôm

Thông thường bà con đã xử lý diệt khuẩn ở ao lắng kỹ càng rồi mới cấp nước vào ao, vậy rốt cuộc nguyên nhân nào khiến cho ký sinh trùng đường ruột  vẫn lọt vào?

  • Có 2 đường chính cho Ký sinh trùng đường ruột xâm nhập vào ao bà con: thông qua mưa và các động vật giáp xác còn sót lại do cải tạo ao chưa kỹ.

Trời mưa lớn thường hay cuốn các động vật giáp xác từ bên ngoài vào ao qua gió, đây là những vật chủ trung gian chứa ký sinh trùng Gregarine. Khi chúng vào ao rất khó để phát hiện ngay lập tức và nhanh chóng lây lan các tế bào ký sinh.

Đối với ao đất thường dễ gặp trường hợp thứ 2 bà con cải tạo ao nuôi không kỹ dẫn tới cá tạp, giáp xác, 2 mảnh có chứa ký sinh trùng còn sót lại dưới lớp đất. Khi cấp nước vào ao nuôi các loài này bắt đầu trồi dưới đất lên

Các yếu tố sau sẽ hỗ trợ việc ký sinh trùng dễ dàng lây lan hơn:

– Nhiệt độ ao nuôi cao: Nhiệt độ cao thường sẽ đẩy nhanh quá trình phân hủy chất thải hữu cơ ở trong ao làm tăng khí độc làm giảm sức đề kháng của tôm.

– Mật độ nuôi dày: Vì theo nguyên lý hoạt động của ký sinh trùng Gregarine, các bào tử gây bệnh sẽ theo phân ra ngoài và nổi lơ lửng trong nước để tiếp cận vật chủ mới. Cho nên khi nuôi mật độ dày sẽ tăng tỷ lệ tôm tiếp xúc với các bào tử đó và bị nhiễm.

– Tích tụ quá nhiều chất hữu cơ: Bà con cho ăn quá nhiều thức ăn không phù hợp với diện tích, mật độ thả nuôi hoặc cải tạo ao nuôi chưa kỹ càng sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa chất hữu cơ và làm ô nhiễm môi trường. Tạo điều kiện cho ký sinh trùng Gregarine sinh sôi và giảm đề kháng của tôm để chúng dễ dàng xâm nhập hơn.

Sau khi xác định được tôm bị ký sinh trùng là do đâu và các yếu tố thuận lợi để ký sinh trùng phát triển nhanh sẽ giúp bà con tìm được cho mình phương pháp điều trị và hạn chế. Vậy có những phương pháp điều trị nào phù hợp, mời bà con xem tiếp nội dung tiếp theo nhé!

Cách điều trị khi tôm bị ký sinh trùng đường ruột

Hiện nay, ký sinh trùng Gregarine chưa có thuốc cũng như phác đồ điều trị chính thức Để kết quả điều trị tích cực, bà con có thể áp dụng quy trình điều trị dưới đây:

  • Bước 1: Khi phát hiện ra tôm trong ao nuôi có dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng, bà con bắt đầu tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để có thể đánh giá tình hình sức khỏe tôm trong ao nuôi. Nếu kết quả cho thấy có sự tồn tại của ký sinh trùng thì tiếp tục thực hiện bước 2.
  • Bước 2: Tiến hành xổ ký sinh trùng ở đường ruột tôm bằng praziquantel hoặc axit hữu cơ trộn với thức ăn. Về liều lượng, bà con nên tuân theo chỉ định của nhà sản xuất để đạt kết quả tốt nhất. Bà con có thể tham khảo liều lượng như sau: Praziquantel khoảng 5ml/kg thức ăn, axit hữu cơ khoảng 10g/kg thức ăn và trộn cho ăn liên tục 3 ngày.
  • Bước 3: Trong suốt quá trình thực hiện bước 2 bà con tiến hành thay nước thường xuyên và kết hợp diệt khuẩn song song. Để tiêu diệt ký sinh trùng trong nước bà con có thể sử dụng Iodine (0.3-0.5mg/L) hoặc BKC (1-1,5mg/L).
  • Bước 4: Sau khi xử lý diệt khuẩn, hệ vi sinh sẽ bị ảnh hưởng như xác tảo tàn + mất màu nước, bà con cần bổ sung vi sinh để xử lý các chất thải và gây màu lại bằng cách sử dụng dòng sản phẩm xử lý nước ao nuôi Bio Active của VFT Group. Trong mỗi chai Bio Active với dung tích 1 lít chứa hơn 10 tỷ lợi khuẩn với đa chủng vi sinh hoạt tính cao, khả năng thích ứng môi trường khá nhanh. Cách sử dụng cũng khá đơn giản, bà con chỉ cần pha với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao nuôi sẽ giúp xử lý tận 10.000m3 nước ao nuôi. Về thời điểm sử dụng, bà con tuân thủ theo các thời điểm như:

– Để khử nhớt và gây màu trà thì đánh vào buổi sáng khi trời nắng từ 8 – 10 giờ.

– Để xử lý khí độc, cắt tảo độc thì đánh vào ban đêm từ 21 – 22 giờ.

*Lưu ý khi sử dụng:

– Sản phẩm sử dụng 100% vi sinh gốc nên tuyệt đối an toàn cho tôm, đảm bảo không gây hại gì đến con người và môi trường tự nhiên. 

– Sản phẩm sẽ phát huy hiệu quả chỉ sau 6 – 12 tiếng sử dụng và độ hiệu quả sẽ tăng lên khi sử dụng định kỳ với tần suất 3 – 5 ngày/lần.

– Có thể sử dụng cho tất cả loại ao nuôi như ao đất, ao đất lót, ao xi măng, ao khung thép lót bạt,… 

  • Bước 5: Khi tôm bị ký sinh trùng đường ruột, hệ tiêu hóa sẽ yếu cho nên bà con cần giảm lượng thức ăn và tăng dần khi tôm đã hồi phục.

Cách phòng ngừa ký sinh trùng đường ruột tôm

Do chưa có phác đồ điều trị cho nên chủ động phòng bệnh luôn là việc làm cần ưu tiên, hiện nay có một số biện pháp phòng ngừa ký sinh trùng hiệu quả như là:

– Chọn mua con giống thật cẩn thận, đảm bảo đã được xét nghiệm và có giấy chứng nhận sạch bệnh, sạch ký sinh trùng từ các trang trại giống uy tín.

– Xử lý diệt tạp, diệt khuẩn ao nuôi trước khi thả tôm và ao lắng trước khi cấp nước vào.

– Thường xuyên quan sát, theo dõi nhá để đánh giá tình trạng sức khỏe tôm để phát hiện sớm các dấu hiệu kịp thời.

– Cải tạo ao nuôi thật sạch sẽ, nạo vét bùn bã hữu cơ thật kỹ trước và sau vụ nuôi. Trong suốt vụ nuôi, bà con cũng cần vệ sinh đáy ao định kỳ, xử lý các chất hữu cơ dư thừa, cắt các loại tảo độc, khử nhớt sạch bạt, giảm số lần xi phông và giảm mùi hôi đáy ao một cách nhanh chóng bằng cách sử dụng Bio Active – VFT Group định kỳ cũng như để ổn định nguồn nước ao nuôi và tạo môi trường sống thuận lợi cho tôm phát triển.

– Đảm bảo các thông số môi trường nước ao nuôi như độ kiềm, độ pH, lượng oxy hòa tan luôn đạt ở mức ổn định hằng ngày.

– Để hạn chế sự xâm nhập của ký sinh trùng đường ruột bà con nên bổ sung men vi sinh vào thức ăn cho tôm. Men vi sinh Mipe có chứa hàng tỷ lợi khuẩn có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Vibrio và ký sinh trùng . Ngoài ra, còn chứa 20 loại enzyme tiêu hóa hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, kích tôm háu ăn, hấp thụ dinh dưỡng tối đa từ thức ăn và đặc biệt hóa giải độc tố từ xác tảo độc, vi nấm từ đó không còn tình trạng phân trắng xuất hiện xuyên suốt vụ nuôi. Mipe là sản phẩm có dạng bột, chỉ cần hòa với nước rồi trộn đều với thức ăn với liều lượng 2g/kg thức ăn và cho ăn liên tục trong suốt vụ nuôi.

Lưu ý: Có thể dùng cho tôm từ 10 ngày tuổi trở lên và nên được sử dụng ngay từ đầu vụ nuôi để phòng ngừa hiệu quả.

Men vi sinh Mipe có chứa các loại vi sinh kích thích hệ tiêu hóa của tôm hấp thụ chất dinh dưỡng tốt và nhanh hơn. Tôm sẽ mau lớn và giảm lượng thức ăn từ 2-40%
Men vi sinh Mipe có chứa các loại vi sinh hỗ trợ phòng ngừa bệnh phân trắng hiệu quả (Click vào hình để xem sản phẩm chi tiết)

Với những kiến thức đã được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ, VFT Group hy vọng bài viết này sẽ giúp bà con hiểu thêm nhiều về dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý ra sao khi tôm bị ký sinh trùng đường ruột. Việc phòng ngừa vẫn luôn được ưu tiên trong suốt vụ nuôi, song song đó là sử dụng các sản phẩm vi sinh để giúp cho nguồn nước và đảm bảo được tình trạng sức khỏe tôm trong ao. Để đặt hàng với ưu đãi không giới hạn và giải đáp thắc mắc về tình trạng ao nuôi, bà con vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 0916.859.166 nhé!

Chúc toàn thể quý bà con có mùa vụ bội thu và đạt được nhiều thành công hơn!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn