Luôn có nhiều thách thức lớn trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Trong đó thì vấn đề dịch bệnh khiến cho nhiều bà con đau đầu, mà một số dịch bệnh thường là do ký sinh trùng Gregarine gây ra như bệnh phân trắng chẳng hạn. Loại ký sinh trùng này sinh sôi và phát triển mạnh mẽ trong ao nếu điều kiện nguồn nước bị ô nhiễm. Để hiểu rõ hơn, bà con hãy tham khảo qua nội dung của VFT Group chia sẻ dưới đây nhé!
Ký sinh trùng 2 tế bào Gregarine hay còn được gọi với tên khác là ký sinh trùng hai tế bào, thường sống ký sinh trong ống tiêu hóa ở nhiều loài động vật không xương sống. Gregarine ký sinh trong ruột tôm thường có ít nhất 3 giống: Nematopsis spp, Cephalolobus spp và Paraophiodina spp.
Cấu tạo của chúng ở giai đoạn trưởng thành (gọi là thể dinh dưỡng) gồm 2 tế bào: tế bào phía trước (Protomerite) có cấu tạo phức tạp kèm cơ quan bám vào vật chủ của ký sinh trùng (Epimerite) và tế bào phía sau (Deutomerite – D)
Ký sinh trùng Gregarine thường xuất hiện ở thời điểm từ 40 – 50 ngày sau khi bà con thả giống và có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn khi nuôi với mật độ cao hoặc ao nuôi tồn đọng nhiều chất hữu cơ dư thừa,… Thường vào mùa mưa thì tỷ lệ bị nhiễm Gregarine nói riêng và các bệnh do vi khuẩn kèm ký sinh trùng nói chung sẽ cao hơn, do mưa mang ký sinh trùng vào ao.
Sau đây sẽ là một số đường lây nhiễm của ký sinh trùng Gregarine:
– Khi tôm ăn thức ăn là vật chủ trung gian đã nhiễm bào tử (spore) của Gregarine. Bào tử trong thức ăn nảy mầm thành hạt bào tử (Sporozoite) bám vào thành và các mấu lồi của dạ dày hoặc tế bào biểu mô của ruột trước. Bào tử bám vào dạ dày và ruột bằng một gốc bám đặc biệt. Trong giai đoạn phát triển (ở thể dinh dưỡng), chúng lấy chất dinh dưỡng và phát triển đến mức độ nhất định sẽ hình thành một số bào tử. Các bào tử này sẽ di chuyển đến ruột sau tồn tại các nếp gấp của ruột và phát triển thành các kén giao tử (Gametocyst) gồm các giao tử nhỏ và lớn.
– Khi kén giao tử vỡ ra, các giao tử nhỏ mang tính dục đực cùng giao tử lớn mang tính dục cái kết hợp lại tạo thành các hợp tử (Zygote). Tại giai đoạn này, các hợp tử được tạo từ các kén sẽ theo phân tôm đi ra ngoài. Các loài nhuyễn thể hai mảnh, giun đốt rất ưa chuộng ăn các hợp tử này và trở thành vật chủ trung gian. Khi tôm ăn những ký chủ trung gian này sẽ trở thành 1 vòng tuần hoàn.
Vậy câu hỏi được đặt ra là có thể nhận biết như thế nào nếu tôm bị nhiễm Gregarine và nó có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tôm nuôi cũng như là hiệu quả kinh tế hay không? Mời bà con cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Tôm nhiễm trùng hai tế bào Gregarine với cường độ nhẹ, không thể hiện dấu hiệu bệnh lý rõ ràng, chỉ cho thấy tôm nuôi hơi chậm lớn. Khi tôm bị nhiễm ở cường độ cao ( >100 hạt bào tử/con tôm), dạ dày và ruột tôm bệnh có chuyển màu hơi vàng hoặc trắng, có các điểm tổn thương ở ruột.
Như bà con đã biết, Gregarine ẩn náu chủ yếu trong ruột của tôm, tại đây chúng sẽ bào mòn thành ruột của tôm và tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio xâm nhập gây hoại tử thành ruột. Sau đó, tôm sẽ bị bệnh phân trắng.
Khi tôm bị nhiễm Gregarine, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của tôm kém đi và thành ruột không hoạt động tốt khiến tôm giảm ăn. Cho nên bà con thấy đàn tôm mình bỏ ăn chậm lớn rồi bị phân trắng cần đi xét nghiệm ngay để có biện pháp ngăn ngừa lây ra khắp ao.
Cuối cùng, ký sinh trùng Gregarine gây ra thiệt hại kinh tế cho bà con do phần lớn chúng chỉ xuất hiện khi tôm đạt 40-50 ngày tuổi.
Để xác định được tôm có bị nhiễm ký sinh trùng Gregarine hay không thì ta không thể quan sát chính xác bằng mắt thường. Thay vào đó, bà con cần tiến hành chẩn đoán bằng các cách như sau:
– Bà con soi tươi bằng kính hiển vi các vật chứa nằm trong ruột tôm sẽ dễ dàng thấy được sự tồn tại của Gregarine, thường thì độ phóng đại của kính hiển vi sẽ khoảng 100 lần.
Hiện tại vẫn chưa có phác đồ điều trị ký sinh trùng Gregarine, khi tôm bị nhiễm chỉ còn có cách thu tôm. Nếu bà con phát hiện sớm có thể tiến hành tách ao phân tôm khỏe và tôm yếu riêng biệt giảm mật độ thả nuôi để tránh tình trạng lây nhiễm mạnh trong ao nuôi.
– Điều chỉnh liều lượng cho tôm ăn, nên giảm từ 20 – 30% lượng thức ăn.
– Bà con cần tiến hành diệt khuẩn trong ao nuôi để giảm nồng độ ký sinh trùng Gregarine sinh sôi, do tôm bị nhiễm đang yếu nếu dùng chất diệt khuẩn thông thường sẽ gây sốc tôm tăng tỷ lệ tôm chết đàn thì bà con nên sử dụng Biprotect King. Đây là chế phẩm sinh học có tính diệt khuẩn phổ rộng nhưng lại không gây hại trực tiếp lên tôm của nhà VFT. Với chai 1L bà con xử lý được 2000m3 nước.
Cách sử dụng: bà con hòa chai 1L với 10 lít nước ao nuôi rồi tạt đều quanh ao.
Sau khi diệt khuẩn, bà con cần xử lý bùn bã và các chất thải hữu cơ để cho ký sinh trùng không có môi trường thuận lợi để phát triển, bằng cách sử dụng men vi sinh xử lý nước ao nuôi Bio Active (Xử lý nước ao nuôi) và Aqua (Xử lý đáy ao nuôi) của VFT Group duy trì môi trường ao nuôi sạch sẽ, hạn chế được sự lây nhiễm của ký sinh trùng và tỷ lệ sống của tôm cũng sẽ tăng cao. Cách sử dụng cụ thể như sau:
+ Đối với Bio Active thì bà con sử dụng 1 chai/lít sẽ giúp xử lý được 10.000m3 nước ao nuôi và sử dụng định kỳ từ 5 – 7 ngày/lần để đạt hiệu quả cao. Thời điểm sử dụng sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bà con, ví dụ như để khử nhớt và xử lý chất thải hữu cơ thì đánh vào buổi sáng khi trời nắng từ 8 – 10 giờ hoặc đánh vào ban đêm từ 21 – 22 giờ để xử lý khí độc, cắt tảo độc.
+ Đối với Aqua thì bà con sử dụng 1 hũ/500g sẽ giúp xử lý đáy ao nuôi lên đến 5.000m3 nước ao và sử dụng 5 ngày/lần trong suốt vụ nuôi. Thời điểm sử dụng cũng sẽ tùy thuộc vào mục đích của bà con như để xử lý khí độc, lợn cợn và chất thải hữu cơ thì đánh từ 8 – 10 giờ sáng khi trời có nắng hoặc để cắt tảo thì đánh vào 9 – 11 giờ đêm. Cả hai thời điểm này sau khi sử dụng Aqua thì bà con nên chạy quạt để đạt hiệu quả cao nhất.
Đối với các bệnh do ký sinh trùng và virus gây ra đến nay vẫn chưa có phác đồ điều trị được công nhận. Cho nên việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh luôn được khuyến khích nhiều hơn, vì khi điều trị luôn luôn tốn kém hơn và tỷ lệ tôm khỏe vượt qua cũng tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vậy các cách thức phòng ngừa sẽ như sau:
– Cải tạo ao nuôi sạch sẽ, kỹ càng để loại bỏ đi hoàn toàn vật chủ trung gian gây bệnh như ốc, hến, chem chép,… trước khi thả nuôi
– Nguồn nước trước khi cấp vào ao phải được xử lý kỹ càng và được lọc qua hệ thống túi lọc để tránh các loài nhuyễn thể, ấu trùng, ký sinh trùng rơi vào ao nuôi.
– Trong suốt vụ nuôi nên thường xuyên theo dõi tình trạng ăn uống và tốc độ tăng trưởng của tôm, nếu thấy bất thường cần phải gửi mẫu tôm đến phòng thí nghiệm để thực hiện các xét nghiệm kiểm tra về vấn đề sức khỏe của tôm.
– Chạy quạt liên tục để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy hòa tan trong ao và tạo ra dòng chảy liên tục nhằm giúp tôm khỏe hơn, nhất là đối với những ngày nắng nóng.
– Sử dụng vi sinh xử lý nước Bio Active nói ở trên định kỳ 5 ngày/lần để kìm hãm sự phát triển của ký sinh trùng Gregarine và các loại vi khuẩn và virus khác
– Để tôm có 1 đường ruột chắc khỏe bà con hãy thêm men vi sinh vào khẩu phần ăn cho tôm, vừa có tác dụng thúc size lại còn ngăn chặn sự tấn công của ký sinh trùng Gregarine và Vibrio bên trong hệ tiêu hóa của tôm. Men vi sinh đường ruột cho tôm Mipe – VFT Group có chứa hàng tỷ lợi khuẩn và 20 loại enzyme tiêu hóa giúp tôm nở ruột, chắc thịt, lớn nhanh và hạn chế được nhiều bệnh đường ruột như bệnh phân trắng. Mipe có dung tích 1 hũ/500g, bà con trộn 2g/kg thức ăn và cho ăn liên tục trong suốt vụ nuôi. Ngoài ra nếu đường ruột tôm yếu, hỗ trợ trị bệnh đường ruột thì bà con trộn 5g/kg thức ăn và cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.
Qua tất cả các nội dung trên mà VFT Group đã chia sẻ đến cho bà con, hy vọng sẽ giúp bà con hiểu hơn về ký sinh trùng Gregarine. Nếu bà con cần tư vấn chi tiết về sản phẩm cũng như là cách sử dụng thì hãy gọi ngay đến HOTLINE 0916 859 166. Mọi thông tin chi tiết đều được kỹ sư hỗ trợ miễn phí và rất hân hạnh được phục vụ cho bà con trong suốt quá trình nuôi tôm.
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn