Đường ruột là một trong các bộ phận quan trọng đối với tôm vì nó có mối liên hệ mật thiết đến sức ăn, sự tăng trưởng, hệ miễn dịch của tôm. Nhiều bà con hay dùng kháng sinh trị đường ruột cho tôm mỗi khi đường ruột của chúng gặp vấn đề, nhưng lại không hiểu rõ về bản chất, cách thức hoạt động và các tác hại của kháng sinh để lại như thế nào.
VFT Group khuyên bà con nên biết rõ về từng loại kháng sinh trước khi dùng để đảm bảo an toàn, giảm thiểu vấn đề dư thừa kháng sinh trong cơ thể tôm.
Đường ruột tôm là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn và ký sinh trùng. Chúng tồn tại trong cơ thể tôm để phát triển, đây là một phần lý do tại sao mà tôm trong ao nuôi ăn mãi mà không lớn hoặc chậm lớn. Dưới đây là các loài vi khuẩn và ký sinh trùng thường trú ngụ trong đường ruột tôm như:
– Ký sinh trùng Gregarines: Loại ký sinh trùng này còn được gọi là trùng 2 tế bào. Gregarine thường ký sinh trên các vật chủ như các loài 2 mảnh vỏ, ốc hoặc giun nhiều tơ,… Hầu hết đây là các nguồn thức ăn ưa thích của tôm và khi tôm ăn phải sẽ khiến ký sinh trùng gián tiếp xâm nhập vào đường ruột. Bên trong đường ruột tôm, chúng sẽ bào mòn thành ruột và dần sinh sôi với số lượng chiếm ưu thế làm tắc nghẽn, tổn thương đường ruột tôm.
—-> Tìm hiều thêm về Gregarine tại đây: Ký sinh trùng Gregarine
– Vi khuẩn Vibrio spp: Đây là loại vi khuẩn sinh sống và phát triển mạnh mẽ trong môi trường nước ao nuôi đang bị ô nhiễm. Với điều kiện nước ao bị ô nhiễm, chúng sẽ xâm nhập vào đường ruột tôm. Tại đây chúng sẽ tấn công vào những vết tổn thương do ký sinh trùng Gregarine để lại, khiến cho chúng bị viêm đường ruột, gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn. Sau đó dần dẫn đến tôm bị trống ruột, đứt khúc, phân trắng và đây được xem là nguyên nhân chính khiến tôm mắc bệnh đường ruột.
****Lưu ý: Đối với bệnh đường ruột Vibrio cần kết hợp với Gregarine mới có thể gây bệnh, nếu chúng hoạt động một mình thì chỉ gây tổn thương gan tụy tôm.
Đa phần thì các tác nhân gây bệnh trên thường được sử dụng kháng sinh trị đường ruột cho tôm. Tuy nhiên, nhiều bà con vẫn chưa biết cách sử dụng như thế nào cho đúng cách, hãy xem tiếp nội dung dưới đây nhé!
Kháng sinh là loại thuốc có khả năng ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh với hiệu quả cao nếu như dùng đúng liều lượng và thời điểm. Tuy vậy, nó cũng là con dao 2 lưỡi vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tôm lẫn người tiêu thụ và môi trường nếu như dùng quá liều lượng. Sau đây là một số dòng kháng sinh trị đường ruột cho tôm được sử dụng phổ biến:
Đây là nhóm kháng sinh có khả năng kháng khuẩn diện rộng, nếu như bà con dùng ở nồng độ thấp có thể ức chế vi khuẩn và nếu như dùng ở nồng độ cao có thể diệt khuẩn. Dòng kháng sinh này có độc lực thấp đối với vật nuôi, dư lượng kháng sinh thấp và tỷ lệ ô nhiễm môi trường cũng khá ít.
Oxytetracycline được dùng trong nuôi tôm để điều trị các bệnh đường ruột, bệnh nhiễm khuẩn Vibrio như bệnh phát sáng, bệnh đỏ dọc thân, bệnh đỏ thân,… Hiện nay có 3 loại thường được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản như Oxytetracycline và Chlortetraclin đối với ao nuôi nước mặn và Tetracycline đối với ao nuôi nước ngọt.
Bà con trộn cùng với thức ăn cho tôm ăn liên tục từ 5 – 7 ngày, từ ngày thứ 2 giảm bớt thuốc, liều dùng từ 10 – 12g thuốc với 100kg trọng lượng tôm và một số virus lớn.
Dòng kháng sinh Sulphadiazine ở dạng bột màu trắng, dễ tan trong nước sôi, axit loãng nhưng khó tan trong nước. Dòng kháng sinh này rất khó hấp thu với 2/3 lượng kháng sinh dùng lưu lại ở đường ruột. Cho nên đây là dòng kháng sinh trị đường ruột cho tôm hiệu quả, độc lực thấp.
Trimoxazol là chất phối hợp Sulaonamethoxazol và Trimethoprim theo tỷ lệ 5/1 có hiệu lực ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn. Trimoxazol thường ở dạng bột màu trắng hoặc hơi vàng nhưng rất khó tan trong nước. Cơ chế hoạt động của nó là sự phối hợp của 2 chất trên ức chế quá trình tổng hợp Axit Folic của vi khuẩn.
Kháng sinh loại này được dùng để trị bệnh đường ruột, điển hình là bệnh phân trắng ở tôm. Cách sử dụng là trộn cùng với thức ăn cho tôm từ 2 – 5g/100kg tôm /ngày (20 – 50mg/kg tôm/ngày), dùng liên tục trong 6 ngày, qua ngày thứ 2 giảm đi 1/2.
Đây là dòng kháng sinh có khả năng hấp thụ nhanh qua thành ruột và đồng thời cũng phát huy tác dụng nhanh với khả năng diệt khuẩn rộng. Điển hình nhất là đối với vi khuẩn nhóm Vibrio gây ra các bệnh như phân trắng, hoại tử gan, mòn râu cụt đuôi, bệnh phát sáng,…
Cách dùng của dòng này cũng sẽ trộn vào thức ăn với liều lượng từ 2 – 5g/kg thức ăn, bọc thức ăn bằng dầu mực và cho ăn từ 5 – 7 ngày. Chỉ dùng cho ao nuôi khi xuất hiện biểu hiện bệnh lý và nhiều tôm trong ao nuôi còn bắt mồi.
Oxolinic Acid 25% là loại kháng sinh nhân tạo có hiệu quả tốt đối với vi khuẩn gram âm, thường được dùng để chữa bệnh do vi khuẩn ở động vật thủy sản. Kháng sinh này cũng sẽ có khả năng hấp thụ nhanh nhưng dư lượng để lại trong mô tôm cá thấp. Nhiều bà con dùng loại này đẻ chữa các bệnh nhiễm khuẩn cho tôm. Đối với tôm còn nhỏ thì bà con cho ăn từ 1 – 3g/kg thức ăn và nếu như tôm đã lớn thì cho ăn từ 3 – 4g/kg thức ăn.
Gregacin được tổng hợp từ 2 loại kháng sinh như Monancin và Nofloxxacin theo tỷ lệ 4/3. Đây là loaị thuốc có mùi vị hấp dẫn, dễ hấp thu có tác dụng tiêu diệt mạnh với vi khuẩn gram âm, ký sinh trùng đơn bào trong ruột tôm.
Gregacin dùng để chữa bệnh đường ruột (phân trắng) ở tôm sú trong ao nuôi thương phẩm. Bà con trộn cùng với thức ăn tôm với liều lượng 5 – 7g/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 5 -7 ngày.
Được tạo thành từ 2 hỗn hợp kháng sinh là Trimethoprim và Coslisstin, thuốc này chuyên trị các bệnh nhiễm bệnh gram âm ở tôm như viêm ruột, hoại tử gan, hoại tử vỏ kitin, bệnh phát sáng. Liều dùng sẽ là 1 – 5g/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 5 – 7 ngày khi trong ao có dấu hiệu bệnh lý.
Kháng sinh là thuốc cho nên việc dùng ít cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nhưng nó sẽ đỡ hơn việc bà con sử dụng quá liều lượng cho phép. Sau đây VFT Group sẽ liệt kê cho bà con xem các tác dụng phụ khi dùng kháng sinh trị đường ruột tôm
– Bà con sử dụng kháng sinh không đúng cách bao gồm cả việc dùng sai về liều lượng, cách dùng đã gây ra vấn đề vi khuẩn kháng lại kháng sinh. Ngoài ra nó còn làm tồn dư lượng kháng sinh trong thịt tôm làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu tôm.
– Với thói quen hay dùng kháng sinh sẽ làm tăng chi phí vụ nuôi và giá trị tôm thương phẩm giảm thấp do tôm đã bị nhiễm kháng sinh trước đó. Bà con sẽ không thu được nhiều lợi nhuận do bị thương lái ép giá.
– Nguy cơ nước ao nuôi bị trơ/khó gây màu nước rất cao do kháng sinh tồn đọng.
– Dùng kháng sinh thường xuyên với thời gian dài mà không phục hồi chức năng gan và hệ tiêu hóa của tôm sẽ xảy ra nhiều vấn đề. Chẳng hạn như gan bị chai cứng, teo nhỏ, chuyển màu vàng, khó khăn cho cơ chế tiết enzym tiêu hóa của gan, mật và suy giảm chức năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn,…
– Một số nghiên cứu còn cho rằng không còn đa dạng vi khuẩn đường ruột trong vòng vài ngày sau khi cho tôm ăn kháng sinh.
– Việc lạm dụng kháng sinh trong quá trình nuôi tôm còn tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn hữu hình hình thành các chủng vi khuẩn mới.
– Trên thị trường tôm ở Việt Nam, nếu như tỷ lệ tôm nuôi nhiễm kháng sinh cao sẽ cạnh tranh kém hơn so với thị trường trên thế giới.
→ Hiện nay, để tăng cơ hội cạnh tranh thị trường tôm trên thế giới và hướng đến việc nuôi tôm “không kháng sinh” thì nhiều bà con đã dần chuyển sang các sản phẩm vi sinh để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ở tôm. Điều này sẽ đảm bảo ngành tôm phát triển bền vững, nâng cao vị trí xuất khẩu tôm và thâm nhập thêm các thị trường khác trên thế giới.
—-> Bà con tham khảo thêm bài viết: Thảo dược trong nuôi tôm
Thời gian gần đây, nhiều bà con đã chuyển sang mô hình nuôi tôm không kháng sinh và vi sinh chính là lựa chọn thay thế phù hợp. Khác với kháng sinh trị đường ruột cho tôm, các dòng vi sinh hỗ trợ đường ruột thường không gây hại đến sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Cho nên bà con có thể hoàn toàn yên tâm trong quá trình sử dụng và nếu có dùng quá liều lượng cũng không ảnh hưởng gì đến tôm cả.
Mặt khác, có khá nhiều dòng vi sinh không cần ngâm ủ hay sục khí, bà con chỉ cần hòa sản phẩm với nước ao hoặc trộn cùng với thức ăn của tôm là có thể dùng ngay. Có thể thấy vi sinh rất tiện lợi cho bà con mà lại còn không ảnh hưởng xấu đến tôm nữa. Dưới đây là các sản phẩm vi sinh được nhiều bà con phản hồi tốt trong thời gian qua:
Kích tăng trọng Mipe – VFT Group là loại vi sinh chứa hoàn toàn các thành phần tự nhiên bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột tôm, kích tôm ăn khỏe, hấp thu tối đa dinh dưỡng, giảm hệ số FCR,… với các thành phần có trong sản phẩm như:
– Lactobacillus spp 109 CFU/kg
– Amylase 2.000 IU
– Dextrose và tá dược bột talc vừa đủ 1kg
– Bổ sung hỗn hợp hơn các loại Enzyme hữu hiệu: Lipase, Cellulase, Protease, Xylanase, Mannanase, Pectinase, β-Glucanase, a Galactosidase.
*Công dụng chính của Kích Tăng Trọng
– Bổ sung vi sinh vật đặc hiệu và Enzyme vào thức ăn hàng ngày giúp tôm tiêu hóa nhanh, hấp thụ các chất dinh dưỡng.
– Ngăn ngừa hoàn toàn bệnh phân trắng ở tôm khi mưa đến hoặc thời tiết thay đổi thất thường.
– Kích tôm bắt mồi nhanh, háu ăn.
– Giúp tôm nở ruột, chắc thịt, mau lớn.
– Giảm hệ số FCR.
– Cạnh tranh và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh đường ruột thuộc nhóm Vibrio.
*Hướng dẫn sử dụng Kích Tăng Trọng
– Bổ sung vào thức ăn hàng ngày: Bà con trộn 2g/kg thức ăn và cho ăn liên tục trong suốt quá trình nuôi.
– Trường hợp đường ruột yếu, hỗ trợ trị bệnh đường ruột: Bà con trộn 5g/kg thức ăn và cho ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.
Kích Tăng Trọng có thể dùng được cho tôm từ 10 – 15 ngày tuổi cho đến tôm trưởng thành. Bà con nên sử dụng ngay từ đầu vụ nuôi để bảo vệ đường ruột tôm và hạn chế được các bệnh liên quan.
Các bệnh về gan tụy thường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe đàn tôm và từ đó cũng sẽ làm ảnh hưởng đến đường ruột của chúng. Chuan Bogantuy – VFT Group sẽ là một giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị gan tụy và gián tiếp hỗ trợ cả đường ruột. Đặc biệt là sản phẩm còn giúp hồi phục gan tụy nhanh chóng sau khi sử dụng kháng sinh trị đường ruột cho tôm. Trong sản phẩm chứa các thành phần như:
– Sorbitol (min): 90.000 mg/l
– Vitamin A (min): 50.000 UI/l
– Dung môi lên men vừa đủ: 1.000 ml
– Các chất khác như: 2% cát sạn (khoáng không tan trong HCL) ; Dung môi vừa đủ 1 lít.
*Công dụng chính của Chuan Bogantuy
– Bổ gan tụy cho tôm, nhanh lớn, mau về size.
– Tăng cường hệ miễn dịch, giúp tôm kháng bệnh hiệu quả, phát triển vượt trội.
– Hỗ trợ gan tôm đẹp và lên lipid gan nhanh chóng.
– Giúp tôm giảm stress, hỗ trợ tôm phát triển khỏe mạnh khi chuyển giữa các giai đoạn phát triển.
– Hồi phục gan tụy sau khi dùng kháng sinh.
– Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan tụy trên tôm như teo gan, sưng gan, gan nhũn, gan nhạt màu, hoại tử gan tụy,…
*Hướng dẫn sử dụng Chuan Bogantuy
– Dùng thường xuyên: Bà con trộn đều 5ml chế phẩm Chuan Bogantuy vào 1kg thức ăn cho tôm.
– Cải thiện năng suất, bồi bổ gan tụy:
+ Cách 1: Dùng 5 – 10ml Chuan Bogantuy trộn với 1kg thức ăn để bồi bổ gan tụy định kỳ.
+ Cách 2: Sử dụng 5ml Chuan Bogantuy trộn với 1kg thức ăn, đồng thời tạt đều 1 lít chế phẩm cho 1.000m3 nước ao nuôi để hỗ trợ điều trị bệnh EMS và một số bệnh liên quan đến gan tụy khác.
Để giữ cho đường ruột tôm khỏe mạnh, nguồn nước ao nuôi cũng phải được đảm bảo sạch sẽ, không bị ô nhiễm. Để được như vậy, bà con hãy sử dụng chế phẩm vi sinh Bio Active – VFT Group một dòng chế phẩm vi sinh cao cấp chuyên xử lý vấn đề môi trường nước ao nuôi. Chế phẩm Bio Active được làm hoàn toàn từ 100% vi sinh nên vô cùng an toàn cho tôm, môi trường và người dùng. Sau đây sẽ là thành phần và công dụng:
– Bacillus spp……………………..109 CFU/L
– Rhodopseudomonas spp……..109 CFU/L
– Saccharomyces cerevisiae……109 CFU/L
– Nước cất và mật rỉ đường vừa đủ 1 lít
– Sản phẩm sản xuất trên nền nhiều chủng vi sinh có lợi cho môi trường ao nuôi: Rhodobacter spp, Lactobacillus spp…
*Công dụng chính của Bio Active
– Phân hủy các chất hữu cơ và thức ăn thừa gây ô nhiễm trong ao nuôi.
– Gây màu trà chỉ sau nửa ngày.
– Ức chế kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio gây ra bệnh phân trắng, đốm đen, hoại tử gan tụy,…
– Cắt các loại tảo độc như tảo lam, tảo xanh, tảo đỏ, tảo giáp.
– Giảm hàm lượng khí độc như NH3, NO2, H2S.
– Khử nhớt, sạch bạt, giảm lợn cợn.
*Hướng dẫn sử dụng Bio Active
Bio Active không cần ngâm ủ, chỉ cần pha với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao nuôi. Một chai xử lý 8.000 – 10.000m3 nước ao nuôi với các thời điểm như:
– Muốn khử nhớt và gây màu trà thì đánh vào buổi sáng khi trời nắng từ 8 – 10 giờ.
– Muốn xử lý khí độc và cắt tảo độc thì đánh vào ban đêm từ 21 – 22 giờ.
Hầu hết bà con dùng kháng sinh trị đường ruột cho tôm cũng mang lại cải thiện đáng kể nhưng ngược lại cũng để lại nhiều tác dụng phụ. VFT Group khuyến khích bà con nên đổi sang việc dùng vi sinh để mang lại giải pháp nuôi tôm bền vững, an toàn, hiệu quả. Các dòng vi sinh trên đang được nhiều bà con tin dùng, hãy nhanh tay liên hệ đến HOTLINE: 0916 859 166 để mua hàng kèm ưu đãi hấp dẫn nhé!
Chúc bà con nuôi tôm thắng lợi, mọi vụ đều lời!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn