Tìm Hiểu Về Độ Mặn Thích Hợp Nuôi Tôm Sú

12 THG11
58 lượt xem

 

Đối với nhiều bà con đang nuôi sú thì đều biết rằng độ mặn là thông số quan trọng song song với độ pH, độ kiềm,… Chỉ với một chút thay đổi về độ mặn thì cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của tôm, năng suất của vụ mùa. Vì thế mà bà con cần biết được chính xác độ mặn thích hợp để nuôi tôm sú thông qua nội dung được chia sẻ bởi VFT Group dưới đây!

Độ mặn nuôi tôm sú bao nhiêu thì phù hợp?

Ảnh minh họa kỹ sư đo độ mặn nuôi tôm sú
Ảnh minh họa người dân đang đo độ mặn nuôi tôm sú

Tôm sú là nguồn đem lại nhiều lợi ích kinh tế đối với nhiều bà con nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên trong quá trình nuôi cần có kiến thức và phương pháp nuôi vững vàng. Trong đó các chỉ số môi trường nước cũng không kém phần quan trọng, đặc biệt có thể nói đến là độ mặn. Một khi độ mặn dao động quá cao hoặc quá thấp thì tốc độ sinh trưởng của tôm sú cũng sẽ bị tác động, bà con sẽ phải cần kiểm tra độ mặn hàng ngày để mà có phương pháp xử lý nhanh chóng và kịp thời.

Trong ao nuôi, độ mặn nuôi tôm sú thích hợp nhất sẽ nằm trong khoảng từ 15 – 25‰ và vẫn có thể chịu được độ mặn từ 1 – 40‰, biến động độ mặn trong ngày không quá 5ppt. Khi chỉ số này trong khoảng ổn định sẽ giúp điều hòa áp suất thẩm thấu giữa nguyên sinh chất của tôm sú và nước ao. 

Đối với ao tôm có độ mặn thấp (nhỏ hơn 10‰, lúc này tôm sẽ lớn rất là nhanh, nhưng lại dễ bị bệnh mềm vỏ. Ngược lại nếu chỉ số độ mặn cao hơn 30‰ sẽ gây sốc tôm, ngưng ăn, chậm lớn, suy giảm hệ miễn dịch và dễ mắc bệnh. Trong trường hợp này, bà con nên bổ sung thêm vitamin C, khoáng chất vào thức ăn hàng ngày của tôm, nhất là đối với tôm đã trên 45 ngày tuổi.

Lưu ý thêm: 

– Khi độ mặn thấp, bà con vẫn có thể thả nuôi tôm sú bình thường và số lượng đàn vẫn không bị ảnh hưởng. Nhưng nó sẽ chậm lớn hơn so với ao nuôi được đảm bảo độ mặn ổn định.

– Tôm sú giai đoạn ấu trùng (gồm Zoea, Mysis), tôm bột (Postlarvae), tôm giống (Juvenile) và tôm trưởng thành có tập tính sống vùng nước có độ mặn thay đổi rộng.

Tác động của độ mặn đến nuôi tôm sú

Qua nội dung trên mà VFT Group chia sẻ, bà con đã thấy được tầm quan trọng của độ mặn trong ao nuôi. Dưới đây sẽ là một số ảnh hưởng đến tôm sú khi độ mặn bị biến động:

Khi độ mặn nuôi tôm sú đạt chuẩn sẽ làm cho tôm phát triển khỏe mạnh ít bệnh
Khi độ mặn nuôi tôm sú đạt chuẩn sẽ làm cho tôm phát triển khỏe mạnh ít bệnh

1/ Lợi ích

Khi độ mặn trong ao nuôi ở mức ổn định thì nó sẽ mang đến những lợi ích như:

– Độ pH được cân bằng: Độ mặn ổn định thì đồng nghĩa độ pH cũng sẽ ổn định tương tự ở mức 7.5 – 8.5 giúp tôm phát triển tốt.

– Đáp ứng đầy đủ khoáng chất cho tôm: Trong ao nuôi nếu như chỉ số độ mặn đạt chuẩn thì nguồn khoáng chất cần thiết cho tôm như Na, Cl2, K, Mg,… cũng sẽ được đảm bảo đầy đủ. Điều này giúp tôm lột vỏ tốt hơn và cứng vỏ sau lột do khoáng chất có sự liên quan mật thiết vỏ tôm.

– Ngăn ngừa mầm bệnh: Độ mặn phù hợp còn giúp sát khuẩn, ngăn chặn nấm và ký sinh trùng sinh sôi tại ao. Từ đó sẽ ngăn chặn được dịch bệnh xuất hiện gây hại đến tôm. Ngoài ra, khi độ mặn vừa đủ tôm sẽ lột vỏ đều đặn khiến cho ký sinh trùng không thể bám đủ lâu để gây bệnh.

– Tăng cường đề kháng: Đề kháng của tôm sú sẽ tốt hơn khi đảm bảo được độ mặn trong ao nuôi. Nhờ vậy mà tôm khỏe mạnh, đủ sức chống chọi dịch bệnh do nhiều tác nhân gây ra, giảm stress,…

– Kích thích tôm lột vỏ: Khi đảm bảo độ mặn trong ngưỡng phù hợp, tôm sú sẽ dễ dàng hấp thụ khoáng chất dễ dàng hơn. Từ đó kích thích quá trình lột vỏ diễn ra thuận lợi hơn, tăng trưởng, phát triển tốt hơn và mau về size. 

– Chất lượng thịt được cải thiện: Độ mặn phù hợp sẽ giúp tăng hàm lượng protein và giảm hàm lượng nước trong thịt tôm sú. 

2/ Tác hại khi chênh lệch độ mặn

Dù là độ mặn tăng cao hay giảm thấp thì cũng đều ảnh hưởng đến tôm, sau đây sẽ là các tác hại đáng kể khi chênh lệch độ mặn trong ao nuôi:

  • Khi độ mặn nuôi tôm sú quá cao

– Đối với ao nuôi nước mặn nhân tạo, trong quá trình tạo độ mặn nếu quá cao lớn hơn 30‰ sẽ kéo theo độ kiềm tăng theo ở mức cao hơn 300ppm (thường độ kiềm ở mức 120 ppm là tiêu chuẩn). Khi độ kiềm ở mức đó, độ pH cũng sẽ cao hơn 8.5 và từ đó làm tảo phát triển quá mức tạo nên hiện tượng “tảo nở hoa” khiến thiếu hụt nguồn oxy vào ban đêm. Lúc đó sẽ gây sốc tôm và quan sát sẽ thấy tôm dễ nổi đầu.

– Độ mặn trong ao nuôi nếu vượt ngưỡng quá cao sẽ gây khó khăn cho việc lột vỏ của tôm, do có nhiều khoáng chất làm vỏ cứng nên tôm sú sẽ rất khó để lột. Cho dù tôm có lột được nhưng tỷ lệ cao tôm lột dính vỏ chết rải rác trong ao.

– Nước ao nuôi có độ mặn quá cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh. Tôm sú sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như bệnh đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tụy hoặc EHP,…

  • Khi độ mặn nuôi tôm sú quá thấp

– Nếu như độ mặn ao thấp hơn 10‰ thì quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm sú sẽ bị kìm hãm vì thiếu hụt đi các nguồn khoáng chất cần thiết như Mg2+, K+, Ca2+. Đây là các nguồn khoáng chất có liên quan đến việc hình thành vỏ của tôm sú.

—-> Bà con có thể tham khảo thêm bài viết: Khoáng tạt cho tôm

– Độ mặn thấp thì đồng nghĩa độ kiềm thấp, điều này sẽ kích thích tôm sú lột vỏ nhiều hơn nhưng lại bị thiếu các khoáng chất cần thiết như nói ở trên dễ dẫn đến mềm vỏ.

– Độ mặn trong ao nuôi thấp sẽ làm khả năng giữ nhiệt của nước kém hơn dẫn đến tình trạng nhiệt độ ở ao biến động nhiều hơn, khiến tôm sú dễ bị stress.

– Khi độ mặn thấp dẫn tới thiếu khoáng sẽ làm cho tảo khuê/tảo lục không có dưỡng chất để phát triển, dẫn tới khó khăn trong việc gây màu nước.

– Bà con nuôi tôm trong môi trường nước ao nuôi có độ mặn thấp, độ kiềm thấp thì tôm thường sẽ bị đốm đen và sản sinh ra nhiều loại khí độc NH3, NO2. Nguyên nhân các đốm đen là do tôm bị mềm vỏ và nuôi mật độ cao, chúng đâm vào nhau tạo thành các vết thương rồi bị vi khuẩn tấn công tạo ra các đốm đen.

Khi độ mặn nuôi tôm sú đạt chuẩn sẽ giúp việc gây màu nước trở nên dễ dàng hơn
Khi độ mặn nuôi tôm sú đạt chuẩn sẽ giúp việc gây màu nước trở nên dễ dàng hơn

Hướng dẫn tạo độ mặn thích hợp nuôi tôm sú

Để quá trình nuôi tôm sú bền vững, bà con cần phải đảm bảo độ mặn thích hợp để chúng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh. Tại nội dung dưới đây, VFT Group sẽ hướng dẫn điều chỉnh độ mặn khi chúng suy giảm hoặc tăng cao vượt ngưỡng. Cụ thể như sau:

1/ Điều chỉnh khi độ mặn thấp

Bà con đo độ mặn bằng các thiết bị chuyên dụng trên thị trường, nếu phát hiện độ mặn ở mức thấp (hoặc tôm giống bà con được thuần ở độ mặn thấp) thì bà con có thể bổ sung khoáng chất cần thiết như Mg2+, Ca2+, K+ . Điều này sẽ giúp tôm không bị thiếu hụt dưỡng chất cần thiết khi lột vỏ, bà con có thể tham khảo dòng khoáng tạt Pocama – VFT Group dưới dạng lỏng giúp cho tôm sú hấp thụ khoáng chất nhanh hơn  lột vỏ nhanh, cứng vỏ sáng đẹp và điều trị bệnh cong thân đục cơ hiệu quả sau chỉ sau thời gian 2 giờ sử dụng.

Khoáng tạt Pocama bổ sung kali cho ao nuôi tôm
Khoáng tạt Pocama bổ sung kali cho ao nuôi tôm

+ Thành phần của Pocama Mic

– Kali: 1.000 – 3.000mg (dạng KCl)

– Natri: 200 – 500mg (dạng NaCl)

– Calcium: 80 – 120mg (dạng CaHPO4)

– Magnesium: 90 – 300mg (dạng MgSO4)

– Dung môi lên men: 500ml

– Cát sạn: 2%

+ Tổng hợp công dụng của Pocama Mic

– Bổ sung các loại khoáng chất cần thiết giúp tôm hấp thụ 99,9% khoáng hữu cơ và ngăn chặn các bệnh về thối đuôi, mềm râu,…

– Phòng và điều trị dứt điểm bệnh cong thân đục cơ do thiếu khoáng.

– Giúp tôm lột vỏ tốt, đồng đều, cứng vỏ nhanh sau lột, hạn chế phân đàn và tránh hao hụt đầu con.

– Ổn định hệ đệm, điều hòa áp suất thẩm thấu khi môi trường thay đổi.

– Ổn định tảo, đẹp màu nước.

+ Cách dùng Pocama Mic cho tôm sú

Bà con có thể dùng chế phẩm với 3 cách khác nhau như là cho ăn chung với thức ăn, tạt xuống nước ao hoặc kết hợp cả 2. Pocama Mic là sản phẩm ở dạng lỏng, bà con sẽ dùng tùy vào từng trường hợp như:

– Dùng bình thường: Trộn 5ml/kg thức ăn, ngày ăn 2 cử sáng chiều và cho ăn liên tục trong suốt vụ nuôi.

– Trường hợp tôm bị cong thân đục cơ do thiếu khoáng, chậm lớn, khó lột vỏ: Bà con trộn 10ml/kg thức ăn, ngày ăn 2 cử sáng chiều. Đồng thời hòa thêm 500ml chế phẩm Pocama với 25 lít nước sạch rồi tạt đều 500m3 nước ao nuôi.

– Ổn định màu nước hoặc xử lý nước khó gây màu: Cho 500ml chế phẩm hòa với 25 lít nước sạch rồi tạt đều cho 1.000m3 nước.

Ngoài việc dùng khoáng tạt Pocama Mic khi độ mặn nuôi tôm sú thấp, bà con có thể khoan giếng đóng cây nước mặn để pha với ao nuôi tôm. Nhưng với cách thức này thì bà con cần lưu ý vì thường mạch nước ngầm chứa nhiều khí độc làm gây hại đến tôm như NH3, NO2, H2S, hàm lượng kim loại cao, nhiễm phèn, lượng oxy hòa tan thấp, độ pH thấp.

Cuối cùng, bà con còn có thể bổ sung muối vào ao nuôi, với ao có thể tích tầm 1.000m3 nước thì dùng 600kg muối để tăng 1% độ mặn. Tuy vậy, biện pháp này không mấy khả quan và ít có ai áp dụng vì tiêu tốn khá nhiều chi phí và hiệu quả ít.

2/ Điều chỉnh khi độ mặn cao

Tương tự như trên, bà con sẽ phải kiểm tra bằng các thiết bị đo độ mặn chuyên dụng. Nhưng ngược lại đối với độ mặn quá cao, bà con chỉ cần bơm giếng nước ngọt vào sao cho độ mặn giảm thấp lại. Lưu ý: Bà con không nên lấy nước từ kênh mương vào mà phải cấp nước từ ao lắng đã được xử lý trước đó. Điều này để hạn chế nguy cơ mầm bệnh xâm nhập vào ao nuôi.

Không những vậy, bà con có thể giảm độ mặn nuôi tôm sú với các cách sau

– Thay nước ao định kỳ với tần suất 3 lần/ngày nhưng chỉ thay từ 20 – 30% lượng nước trong ao nuôi.

– Tiến hành chạy quạt với tối đa công suất để đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho ao.

– Luôn giữ mực nước trong ao nuôi sâu từ 1,2m vào ngày nắng nóng để hạn chế độ mặn tăng cao khi mực nước thấp. Có thể hạn chế sự gia tăng nhiệt độ bằng cách giăng bạt trên bề mặt ao hoặc thiết kế lưới chắn chống nắng.

– Khi tảo sinh sôi dày đặc do độ mặn tăng cao, bà con cần xử lý tảo và dùng thêm men vi sinh xử lý nước ao nuôi Bio Active để tạo môi trường sống phù hợp cho tôm, cắt các loại tảo độc, ổn định các thông số môi trường nước. Hiện tại bà con có thể tham khảo qua dòng men vi sinh Bio Active – VFT Group có tiếng trên thị trường. Đây là sản phẩm chứa hơn 10 tỷ lợi khuẩn cùng với đa chủng vi sinh có hoạt tính cao, sinh khối lớn, thích ứng môi trường nhanh.

Bio Active chuyên gia gây màu và xử lý tảo độc bán chạy nhất trên thị trường hiện nay
Bio Active chuyên gia gây màu và xử lý tảo độc bán chạy nhất trên thị trường hiện nay

+ Thành phần của Bio Active

– Bacillus spp……………………..109 CFU/L

– Rhodopseudomonas spp……..109 CFU/L

– Saccharomyces cerevisiae……109 CFU/L

– Nước cất và mật rỉ đường vừa đủ 1 lít

– Sản phẩm sản xuất trên nền nhiều chủng vi sinh có lợi cho môi trường ao nuôi: Rhodobacter spp, Lactobacillus spp…

+ Tổng hợp công dụng của Bio Active

– Phân hủy các chất hữu cơ và thức ăn thừa gây ô nhiễm ao nuôi như thức ăn thừa, phân tôm, vỏ tôm, xác tảo tàn,…

– Gây màu trà chỉ sau nửa ngày.

– Ức chế, kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio, tác nhân của các bệnh đốm đen, phân trắng, hoại tử gan tụy,…

– Cắt tảo độc nhanh chóng như tảo lam, tảo xanh, tảo đỏ, tảo giáp.

– Giảm hàm lượng khí độc như NH3, NO2, H2S.

– Khử nhớt, sạch bạt, giảm lợn cợn.

+ Cách dùng Bio Active cho tôm sú

Bio Active không cần ngâm ủ, bà con chỉ cần pha với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao nuôi mà không cần ngâm ủ hay sục khí. Tùy vào công dụng của sản phẩm mà thời điểm sử dụng sẽ như sau:

– Muốn khử nhớt, gây màu trà thì đánh vào buổi sáng khi trời nắng từ 8 – 10 giờ.

– Muốn xử lý khí độc, cắt tảo độc thì đánh vào ban đêm từ 21 – 22 giờ

VFT Group hy vọng bà con đã nắm được rõ về độ mặn thích hợp khi nuôi tôm sú để đảm bảo vụ nuôi đạt thành công lớn. Ngoài độ mặn ra thì bà con cần phải chú ý đến các chỉ số khác như độ pH, oxy hòa tan vì nó cũng không kém gì quan trong. Hiện tại các sản phẩm như Bio Active, Pocama Mic đang có nhiều ưu đãi siêu hời, bà con nhanh tay liên hệ đến số HOTLINE: 0916 859 166 để nhận tư vấn miễn phí từ kỹ sư nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ THỦY SẢN VIỆT NAM

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn