Để môi trường luôn được ổn định, tôm nuôi khỏe, năng suất tối ưu thì cũng tùy thuộc vào thông số môi trường nước ao nuôi. Trong đó, độ kiềm là một trong các thông số chiếm phần quan trọng trong suốt quá trình nuôi tôm. Độ kiềm trong ao tôm cũng có thể bị ảnh hưởng đến các loài tôm nuôi như tôm thẻ chân trắng, tôm sú,… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như trường hợp độ kiềm trong ao bị suy giảm, bà con sẽ cần áp dụng các cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm để ổn định thông số này quay về mức an toàn cho tôm.
Để trả lời được câu hỏi “Nâng kiềm trong ao nuôi tôm như thế nào cho an toàn, hiệu quả, không gây sốc tôm”, bà con hãy xem qua nội dung bài viết ngày hôm nay nhé!
Nguyên nhân nào khiến cho độ kiềm trong ao nuôi bị suy giảm đến mức thấp? Thông thường, hiện tượng suy giảm độ kiềm trong ao nuôi thường gặp nhiều vào mùa mưa. Bà con cần phải xác định được đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để vụ nuôi diễn ra thuận lợi và tỷ lệ thành công cao hơn. Thực tế thì nó đến từ các tác nhân sau đây:
– Thực tế khi trời mưa kéo dài sẽ làm độ kiềm giảm đáng kể vì trong mưa chứa chất axit làm giảm độ kiềm và lượng nước trong ao tăng lên dẫn tới độ kiềm bị hòa tan lại càng giảm thêm.
– Do nguồn nước có độ kiềm thấp, các nguồn nước này sẽ có nguồn gốc từ nước sông, giếng nước ngọt hoặc khu vực ao nuôi được xác định là có độ mặn thấp.
– Do sự xuất hiện của các vi sinh vật trong nước như ốc hến, vẹm, các loài nhuyễn thể 2 mảnh. Các vi sinh vật này hấp thụ muối carbonat trong ao nuôi để hình thành vỏ, khiến cho độ kiềm trong ao nuôi dao động xuống mức thấp. Thường thì ao bạt sẽ hiếm khi bị vấn đề này
Trên đây là các tác nhân chính khiến cho độ kiềm suy giảm mà bà con nên nắm. Khi đã nắm được các nguyên nhân này, dựa vào đó mà có cách nâng kiềm trong nước ao tôm vừa hiệu quả và lại vừa tiết kiệm được thời gian cho bà con.
Giờ chúng ta đã biết các nguyên nhân làm cho độ kiềm bị giảm, qua đó ta sẽ xử lý nguyên nhân khiến cho kiềm giảm và tiến hành nâng kiềm. VFT Group xin gọi ý những cách sau:
– Trường hợp đối với nguyên nhân độ kiềm thấp là do ao nuôi nhiều ốc hến, vẹm, nhuyễn thể 2 mảnh thì bà con có thể dùng các loại hóa chất như đồng sunfat để loại bỏ chúng.
– Phương pháp phổ biến nhất vẫn là sử dụng vôi công nghiệp hoặc dolomite, bà con sử dụng công thức như sau để tính toán lượng vôi/dolomite sử dụng cần thiết để tăng lên đúng lượng mình cần
Công thức: Lương vôi cần bón (g/m3) = (TMong muốn – Tnước ao) x Thể tích nước ao
T là độ kiềm
Ví dụ: ao có thể tích là 1000m3, độ kiềm T của nước ao đo được là 40mg CaCO3/L. Để làm tăng độ kiềm T từ 40mg lên mức thích hợp là 100mg CaCO3/L thì lượng vôi/dolomite cần bón sẽ là: (100-40)x1000=60,000g=60kg
– Đối với trời mưa bà con có thể trang bị thêm lưới nan ở trên vuông hạn chế nước mưa rơi trực tiếp vào ao nuôi gây nhiều vấn đề.
– Có thể sử dụng biện pháp thay nước trong ao nuôi bằng nguồn nước đã được xử lý và có độ kiềm từ trung bình đến cao để tăng kiềm cho ao. Lượng nước thay sẽ dao động từ 5 – 10%/ngày. Cách này chỉ dùng nếu nguồn nước của bà con là nước mặn/có độ mặn phù hợp.
– Ngoài ra, bà con sử dụng Bicarbonate để tăng độ kiềm và ổn định độ kiềm +pH trong ao nuôi
Bà con cần tuân theo cách sử dụng và thời điểm sử dụng của nhà sản xuất. Đề phòng trường hợp tái diễn sau khi kết thúc mỗi vụ nuôi, bà con cần tiến hành diệt tạp ao trước khi thả. Tham khảo bài viết “Quy trình xử lý nước ao nuôi tôm”
Dễ hiểu hơn thì độ kiềm trong ao tôm là thông số thể hiện khả năng trung hòa axit của nước, nhờ khả năng này mà độ pH trong nước luôn được ổn định. Theo nghiên cứu thì có khá nhiều chất cấu thành nên độ kiềm trong nước gồm HCO3-, CO3-, NH4+, SiO3. Tuy nhiên độ kiềm của nước tự nhiên chủ yếu cấu thành từ 3 chất chính sau đây: Hydroxide (OH-), Carbonate (CO32-), Bicarbonate (HCO3-). Tùy vào từng loại tôm sẽ có độ kiềm phù hợp nhất định, ví dụ với tôm sú là 80 – 120mg CaCO3/l và với tôm thẻ chân trắng là 120 – 180mg CaCO3/l hoặc tôm càng xanh sẽ là 50 – 150mg CaCO3/l.
Suốt quá trình nuôi tôm, sự biến đổi độ kiềm trong ao nuôi còn phụ thuộc vào sự phát triển của tảo, ốc đinh, nhuyễn thể hai mảnh, nguồn nước và chất lượng đất trong ao nuôi của bà con.
Bà con có thể thấy được rằng độ kiềm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tốt môi trường nước ao và ổn định sức khỏe tôm nuôi. Qua đó, bà con cần kiểm tra độ kiềm trong ao nuôi thường xuyên ít nhất 1 lần/ngày, nếu phát hiện trường hợp độ kiềm quá thấp (dưới 20mg CaCO3/l) thì nên tìm cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm. Điều này sẽ ngăn chặn được tình trạng tôm bị stress, khó gây màu nước, chậm lớn và chết tôm trong ao.
Nhằm phát hiện sớm độ kiềm ở ao nuôi trong trường hợp bị suy giảm và có cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm kịp thời, VFT xin nhắc lại rằng bà con cần kiểm tra độ kiềm thường xuyên ít nhất 1 lần/ngày. Hiện nay có 3 phương pháp được dùng để xác định độ kiềm phổ biến như:
– Đo chuẩn độ: Đây là cách xác định độ kiềm yêu cầu độ chính xác tuyệt đối, nếu có sai sót sẽ cho ra kết quả không đúng. Phương pháp đo chuẩn độ thường được dùng nhiều trong các phòng thí nghiệm.
– Dùng máy đo độ kiềm: Sử dụng máy đo là cách mà bà con thường dùng phổ biến hiện nay trong quá trình nuôi tôm vì nó mang độ chính xác cao và dễ dàng thực hiện. Nhiều bà con sử dụng phương pháp này nhiều vì máy đo nhỏ gọn và dễ dàng tiện mang theo ở mọi nơi. Trong 1 bộ máy đo độ kiềm sẽ bao gồm máy đo, thuốc thử, 2 ống nghiệm, pin và kèm theo hướng dẫn sử dụng.
– Dùng bộ test kit: Với phương pháp này, bà con cũng dễ dàng sử dụng và có giá thành rẻ nên cũng được nhiều bà con áp dụng. Trong 1 bộ test kit sẽ bao gồm ống nghiệm chia vạch, thuốc thử và kèm theo hướng dẫn sử dụng cụ thể.
Tuy nhiên dù áp dụng bất cứ phương pháp đo độ kiềm nào đều cần lưu ý lựa chọn sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường và không yêu cầu kỹ thuật cao. Điều tiếp theo mà bà con cần lưu ý đó là thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để có kết quả chính xác cao. Ngoài ra sau khi sử dụng, các ống nghiệm đều phải vệ sinh sạch sẽ và bảo quản ống nghiệm, thuốc thử ở nơi khô ráo.
Đối với các với loại tôm được nuôi trong ao nuôi, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm càng xanh thì độ kiềm thấp có thể có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe của tôm. Cụ thể là độ kiềm thấp sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến vỏ của tôm, gây cho tôm hiện trạng lột vỏ liên tục dẫn đến mềm vỏ và nếu kéo dài sẽ dẫn tới hiện trạng tôm lột dính vỏ, nặng hơn Tôm còn bị suy gan tụy chết đồng loạt. Sức khỏe của tôm là yếu tố quyết định sự thành bại của vụ nuôi, bà con có thu được lợi nhuận hay không cũng từ đây mà ra.
Trên đây là các thông tin từ A – Z về độ kiềm và cách tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm mà VFT Group đã nghiên cứu và tổng hợp. Bên cạnh đó, bà con cũng nên sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm vi sinh để ổn định độ kiềm trong ao nuôi tôm, không những vậy mà còn giúp bà con ổn định môi trường và hệ sinh thái ao nuôi. Bà con hãy liên hệ ngay HOTLINE: 0916 859 166 để được kỹ sư hỗ trợ nhé!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn