Cách Nâng pH Trong Ao Nuôi Tôm Đơn Giản Cho Nhà Nông

29 THG06
575 lượt xem

 

Chào mừng bà con đến với nội dung ngày hôm nay, tại đây VFT Group sẽ giới thiệu về nguyên nhân khiến cho độ pH suy giảm và cách nâng pH trong ao nuôi tôm về mức phù hợp giúp tôm phát triển tốt trong suốt vụ nuôi.

Nguyên nhân khiến độ pH giảm

Máy đo pH cầm tay là một vật không thể thiếu đối với bà con nuôi tôm
Máy đo pH cầm tay là một vật không thể thiếu đối với bà con nuôi tôm

Mức độ tiêu chuẩn của độ pH sẽ nằm trong ngưỡng từ 7,5 – 8,5, nếu bà con đo lường và cho ra kết quả nằm dưới ngưỡng này thì đồng nghĩa với việc độ pH đang suy giảm trong ao nuôi. Đây là vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm vì trong môi trường độ pH thấp là điều kiện lý tưởng để sản sinh ra nhiều loại chất độc H2S, phóng thích kim loại nặng từ nền đáy gây ảnh hưởng tôm. Khi trong ao nuôi quá nhiều khí độc này, chúng sẽ gây cản trở quá trình hấp thụ oxy của tôm do chúng cạnh tranh lượng oxy hòa tan trong ao. Do vậy mà bà con thường thấy tôm phản xạ kém, stress, bơi lờ đờ và bỏ ăn,…

Bà con cần xác định được nguyên nhân khiến pH suy giảm, sau đó dựa vào các nguyên nhân để đưa ra cách nâng pH trong ao nuôi tôm phù hợp. Điều này sẽ giúp cân bằng trở lại giúp tôm sinh trưởng và phát triển thuận lợi, bà con sẽ được mùa vụ thuận lợi như mong muốn. Vậy các tác nhân làm cho độ pH suy giảm có thể được kể đến như:

– Tàn dư từ vụ nuôi trước: Sau khi kết thúc vụ nuôi, bà con cần xử lý ao nuôi để chuẩn bị cho mùa vụ mới. Nhưng trong trường hợp này, vấn đề vệ sinh các chất thải, bùn bã đáy ao của vụ nuôi trước chưa được làm sạch kỹ càng. Ngoài ra còn việc cải tạo đáy ao chưa được thực hiện tốt như chưa bón vôi xử lý, xới đất chưa đủ sâu để loại bỏ lớp đất phèn, bơm nước vào rửa chưa kỹ hoặc phơi ao quá lâu khiến cho ao bị xì phèn. Từ đó gây ra tình trạng pH bị suy giảm trong ao.

– Tồn đọng các chất hữu cơ dư thừa trong ao: Trong quá trình nuôi tôm, nhiều bà con cho ăn quá nhiều hoặc phân tôm thải ra hàng ngày tích tụ đáy ao nhưng không xi phông thường xuyên sẽ làm sản sinh ra khí độc gây mất cân bằng độ pH. Khí lưu huỳnh được sinh ra sẽ tiếp xúc với các kim loại nặng trong nước sinh ra phèn làm giảm độ pH.

– Mật độ tảo quá dày đặc: Nếu mật độ tảo trong ao nuôi của bà con phát triển quá dày đặc, nếu không được xử lý sẽ làm cho pH biến động mạnh. Đặc biệt là khi tảo tàn sẽ làm pH trong ao nuôi giảm mạnh. Lý do là vì khi các chất thải phân hủy hay tảo quang hợp vào ban đêm sẽ sinh ra khí CO2 mang tính chất axit làm giảm độ pH.

– Ảnh hưởng từ yếu tố thiên nhiên: Đối với ao nuôi ở các vùng đất bị nhiễm phèn tiềm tàng, ao nuôi độ mặn thấp hoặc nuôi tôm vào mùa mưa, sau mỗi lần mưa thì lượng nước mưa sẽ rửa trôi phèn từ bờ ao xuống ao hoặc ngấm từ trong bờ ao ra khiến cho pH suy giảm.

Phương pháp nâng pH trong ao nuôi tôm hiệu quả

Ảnh minh họa tạt vôi xuống ao để tăng pH ao nuôi sau khi mưa
Ảnh minh họa tạt vôi xuống ao để tăng pH ao nuôi sau khi mưa

Vậy là bà con đã biết được các nguyên nhân gây suy giảm pH trong ao tôm, nhưng làm cách nào để nâng pH trong ao nuôi tôm trở lại mức tiêu chuẩn? VFT Group sẽ bật mí các phương pháp mà chúng tôi đã tổng hợp cho bà con và đây là các phương pháp mang lại hiệu quả khá tích cực. Mời bà con tham khảo nhé!

1/ Dùng vôi để nâng độ pH

– Đầu tiên đối với ao nuôi thuộc các vùng đất bị nhiễm phèn tiềm tàng, sử dụng vôi là biện pháp tối ưu nhất để tăng độ thông thoáng và khoáng hóa lớp bùn đáy ao. Bà con nên sử dụng vôi tôi CaCO3 xung quanh bờ ao với liều lượng từ 10 – 20kg/m2 vào lúc 22-24h đêm.

Lưu ý: Nên bón vôi trước những cơn mưa để hạn chế được tình trạng pH trong ao nuôi suy giảm khi mưa kéo dài.

– Trường hợp nếu muốn nâng pH trong ao nuôi tôm cấp tốc, bà con nên sử dụng 50 – 100kg Ca(OH)2 hòa tan với nước sao cho thật loãng rồi tưới đều khắp ao nuôi. Thời điểm sử dụng thích hợp nhất sẽ rơi vào buổi chiều tối khi trời mát mẻ hoặc cũng có thể sử dụng khi trời mưa. Sau quá trình tạt vôi xuống ao, bà con sẽ chờ tối thiểu 2 tiếng thì mới tiến hành đo lường lại độ pH để độ chính xác được đảm bảo.

2/ Phơi đáy ao trước khi thả giống

Tùy vào điều kiện và thời tiết ở từng khu vực nuôi tôm, bà con nên phơi đáy ao trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày để diệt sạch vi khuẩn và mầm bệnh có nguy cơ gây hại đến tôm còn sót lại ở đáy ao. Tuy nhiên đối với đất phèn, bà con không được phơi đáy ao đến mức nứt nẻ sẽ làm xì phèn. Phơi ao là biện pháp cần thiết và được khuyến khích thực hiện trước vụ nuôi để loại bỏ các mầm bệnh cũng như các khí độc tích tụ dưới lớp đất gây ảnh quá trình nuôi tôm.

3/ Gây tảo có ích

Tảo phát triển quá mức khiến cho mật độ tảo quá dày đặc cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho độ pH suy giảm. Tuy nhiên, nếu bà con kiểm soát lượng tảo phù hợp, vào ban đêm lượng khí CO2 sẽ không được sản sinh ra nhiều gây mất cân bằng pH cũng như hạn chế tình trạng tảo tàn sản sinh ra khí cacbonic khi phân hủy. Ngoài ra việc gây tảo có ích sẽ tạo điều kiện hạn chế sự sinh sôi của tảo độc và đàn tôm có nguồn thức ăn tự nhiên giúp kiểm soát lượng tảo trong ao nuôi. 

Để gián tiếp nâng pH trong ao nuôi tôm, bà con cần sử dụng men vi sinh xử lý nước ao Bio Active – VFT Group để diệt tảo độc, kích tảo có lợi phát triển và từ đó sẽ kiểm soát tốt mật độ của tảo. Bà con không cần lo khi sử dụng vi sinh Bio Active, vì sản phẩm đã đạt chứng nhận ISO và được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

Không chỉ dừng lại ở công dụng cắt tảo độc, kích tảo có lợi phát triển mà sản phẩm còn sở hữu nhiều công dụng cùng lúc như phân hủy các chất hữu cơ dư thừa trong ao, làm sạch ao nuôi, gây màu trà trong nửa ngày, ức chế các vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio, cắt tảo độc, giảm hàm lượng khí độc trong ao nuôi, khử nhớt, sạch bạt, giảm mùi hôi đáy ao. Có thể thấy tất cả các công dụng dưới đây đều góp phần ổn định môi trường nước ao nuôi, giúp bà con tối ưu được năng suất vụ nuôi.

***Sử dụng đúng cách Bio Active

Sản phẩm đem lại hiệu quả rõ rệt chỉ sau 1 – 2 liệu trình dùng, Chỉ với dung tích 1 chai/lít sẽ hỗ trợ bà con xử lý được 10.000m3 nước ao nuôi và dùng định kỳ 5 – 7 ngày/lần với các thời điểm cụ thể như sau:

– Khử nhớt và gây màu trà: Đánh vào buổi sáng khi trời có nắng từ 8 – 10 giờ.

– Xử lý khí độc và cắt các loại tảo độc thì đánh vào ban đêm từ 21 – 22 giờ.

Tùy vào diện tích của ao nuôi mà liều lượng vi sinh Bio Active có thể được điều chỉnh tăng lên hoặc giảm xuống để đảm bảo hiệu quả được hiệu quả tối đa khi sử dụng sản phẩm.

4/ Một số cách nâng pH trong ao nuôi tôm khác

– Thường xuyên xi phông đáy ao để loại bỏ các chất thải hữu cơ trong ao nuôi và lắp đặt các lưới nan để hạn chế lá cây rơi xuống ao cũng như nước mưa để hạn chế độ pH không bị suy giảm quá thấp.

– Thay nước mới vào ao cũng là 1 cách để nâng pH trong ao nuôi tôm. Trước khi lấy nước vào, bà con có thể dùng phân chuồng bón cho đáy ao với liều lượng từ 25 – 30kg/100m2 để làm giàu dinh dưỡng trong ao nuôi tạo điều kiện thuận lợi cho việc gây màu nươc. 

– Ngoài cách sử dụng vôi, bà con có thể thay thế bằng các hạt trao đổi ion nhằm nâng pH ao tôm. Nhưng ngược lại sẽ có nhược điểm đối với phương pháp này, đối với ao nuôi có diện tích lớn thì sẽ tiêu tốn khá nhiều chi phí, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao theo.

Độ pH chuẩn trong ao nuôi tôm

Quỳ tìm là thước đo pH thời xưa nhưng không còn dùng nhiều nữa
Quỳ tìm là thước đo pH thời xưa nhưng không còn dùng nhiều nữa

Độ pH trong ao nuôi cần phải ở mức tiêu chuẩn thì tôm mới khỏe mạnh, hạn chế được mầm bệnh phát triển và đảm bảo môi trường nước ao luôn trong tình trạng ổn định. Để dễ hiểu hơn thì độ pH trong ao nuôi là chỉ số đo lường sự hoạt động của các ion H+ trong môi trường nước để thể hiện độ cứng của nước và độ pH có giá trị dao động từ 0 – 14. 

Trong ao nuôi, độ pH đạt tiêu chuẩn và an toàn cho tôm nuôi sẽ dao động ở mức từ 7,5 – 8,5. Trường hợp độ pH > 7 thì nước ao sẽ có môi trường kiềm, pH < 7 sẽ là môi trường axit và cuối cùng là pH = 7 thì là môi trường trung tính. Trong trường hợp độ pH trong ao nuôi tôm dao động lớn hơn 0,5 trong ngày sẽ gây sốc tôm. 

Vì vậy bà con cần kiểm tra độ pH thường xuyên bằng bút đo hoặc máy đo cầm do để phát hiện sớm về sự chênh lệch pH trong ao nuôi, nếu như độ pH thấp hơn ngưỡng tiêu chuẩn thì cần áp dụng cách nâng pH trong ao nuôi tôm để thông số trở lại ngưỡng thích hợp. Theo thường lệ thì bà con cần đo 2 lần mỗi ngày vào lúc 6 giờ sáng và 2 giờ chiều.

—> Tham khảo thêm bài viết: Cách giữ ph ổn định

Cách đo pH trong ao nuôi

Bà con cần đo lường độ pH trong ao nuôi thường xuyên, nếu phát hiện độ pH quá thấp thì hãy áp dụng các cách nâng pH trong ao nuôi tôm như trên. Để đo lường được kết quả chính xác, hiện nay có 3 cách phổ biến thường dùng là:

1/ Dùng giấy quỳ tím

Đây là phương pháp đơn giản và cũng phổ biến để đo độ pH trong ao nuôi vì có giá thành khá rẻ, dễ tìm mua và cho ra kết quả khá nhanh. Cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản, bà con lấy mẫu nước ao rồi nhúng quỳ tím vào, sau khi quỳ tím đổi màu thì dựa vào bảng màu để có thể xác định chính xác độ pH trong ao nuôi. Tuy nhiên, phương pháp này lại mang một nhược điểm đó chính là màu của quỳ tím phải tùy thuộc vào khả năng nhận diện màu của bà con. Nếu nhận diện màu không đúng thì kết quả sẽ không chính xác.

2/ Máy đo pH cầm tay

Ngoài quỳ tím ra thì máy đo pH cầm tay tiện dụng hơn và cho ra kết quả chính xác hơn so với phương pháp thông thường. Đầu tiên, bà con cho nước cần đo vào cốc, sau đó nối máy với đầu đo rồi cho đầu đo vào cốc nước đã lấy ở ao. Bà con giữ nguyên như thế từ 1 – 2 phút thì màn hình sẽ cho ra kết quả.

3/ Dùng bộ kít kiểm tra pH

Ảnh minh họa bộ kít đo pH
Ảnh minh họa bộ kít đo pH

Phương pháp này được rất nhiều ao nuôi sử dụng vì độ chính xác cao so với các phương pháp kể trên. Đối với bộ kít, bà con chỉ cần cho nước cần đo vào lọ mẫu, sau đó nhỏ 4 giọt thuốc thử vào lọ mẫu rồi lắc nhẹ. Sau cùng thì bà con đem so sánh với bảng màu để có thể đánh giá độ pH.

Có thể thấy rằng việc cân bằng độ pH trong ao nuôi là việc làm cần thiết cho để ổn định môi trường ao nuôi hiệu quả. Hoặc có thể nói độ pH trong ao nuôi cũng là yếu tố quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Hy vọng với các cách nâng pH trong ao nuôi tôm VFT Group đã đề xuất sẽ giúp được bà con trong quá trình nuôi tôm. Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết và chúc bà con có mùa vụ bội thu.

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn