Hướng Dẫn Xử Lý Clo Trong Nuôi Tôm Không Còn Tồn Dư

11 THG11
55 lượt xem

 

Clo trong nuôi tôm được biết đến như là một chất có tác dụng diệt khuẩn, khử trùng. Việc sử dụng nó đúng cách với liều lượng hợp lý sẽ phát huy được công dụng khá tốt và ngược lại nếu không dùng đúng cách sẽ gây hại đến tôm, chất lượng nước ao nuôi. Vì vậy ngay ngày hôm nay, VFT Group sẽ làm rõ hơn về cách xử lý Clo trong nuôi tôm cụ thể và hiệu quả hơn để “nuôi tôm bền vững”

Tác hại của clo trong nuôi tôm

Ảnh minh họa Clo dưới dạng tinh thể rắn
Ảnh minh họa Clo dưới dạng tinh thể rắn

Clo – Chlorine là tên gọi chung của các hợp chất vô cơ chứa clo như: Calcium Hypochlorite – Ca(OCL)2, Natri Hypochlorite (NaOCL) và CaO2Cl. Đây đều là các chất bột màu trắng với khả năng oxy hóa mạnh, tính diệt trùng cao, phổ diệt trùng rộng khi mà bà con dùng đúng liều lượng cho phép và đúng cách.

– Tuy nhiên thì ai cũng đều biết rằng cái gì mà dùng quá liều lượng cũng đều không tốt và Clo cũng tương tự. Từ đó nó sẽ tồn động liều lượng trong ao nuôi, chính vì vậy cần có cách xử lý Clo trong nuôi tôm ở trường hợp này. Nhưng trước khi đến với phần xử lý, mời bà con xem qua các tác hại dưới đây khi dùng Clo quá liều. Nếu tồn dư lượng Clo trong ao nuôi với nồng độ 0,1 mg/l thì sẽ gây chết phiêu sinh vật, các loài tôm cá nhỏ. Còn lại nếu nồng độ là 0,37 mg/l thì sẽ gây chết tôm cá. Ngoài ra nếu như bà con dùng Clo trong khi nước ao giàu dinh dưỡng, giàu chất hữu cơ thì sẽ làm cho nước bị trơ, khó gây màu do các vi sinh vật có lợi bị tiêu diệt.

→ Vì vậy trong quá trình sử dụng Clo, bà con cần quản lý chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên với các thiết bị đo chuyên dụng trên thị trường.

Các cách xử lý clo trong nuôi tôm

Đầu tiên bà con cần phải xác định hàm lượng clo tồn dư trong ao chính xác là bao nhiêu bằng các thiết bị đo chuyên dụng như bộ test Clo hoặc là máy đo Clo. Thường thì Clo tồn dư trong nước được đo bằng đơn vị mg/l (ppm).

– Bộ test Clo: Đây là bộ test đơn giản, nhanh chóng và rất dễ sử dụng. Bà con chỉ cần lấy mẫu nước ao rồi cho vào lọ thủy tinh, sau đó sẽ lấy thuốc thử Clo hòa với mẫu nước rồi lắc đều. Đợi vài phút sao cho màu sắc thay đổi, bà con sẽ dựa vào màu sắc của mẫu nước đó so với bảng màu tiêu chuẩn để biết được lượng Clo nằm trong khoảng nào.

– Máy đo Clo: Sẽ cho ra kết quả chính xác hơn so với bộ test Clo. Bà con lấy mẫu nước ao nuôi vào cốc đựng mẫu của máy đo Clo. Tiếp đến, bà con nhúng điện cực của máy đo Clo vào mẫu nước rồi bật máy. Vài giây sau sẽ ra kết quả cho bà con với tỷ lệ chính xác cao.

Nếu như bà con có điều kiện, có thể lấy mẫu nước đến các phòng thí nghiệm để kiểm tra kỹ càng lượng Clo tồn dư. Tuy nhiên, cách này lại không thực tế cho lắm

→ Sau khi đã được nồng độ Clo, nếu nó vượt ngưỡng an toàn thì bà con cần tiến hành xử lý ngay trước khi cấp nước vào ao nuôi. Sau đây sẽ là cách xử lý Clo trong nuôi tôm, bà con cùng tham khảo nhé!

1/ Cách 1: Phơi ao

Không nên để mực nước ao xuống quá thấp gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của tôm
Phơi ao để bay hơi bớt là cách xử lý clo trong nuôi tôm được dùng nhiều nhất

Với đặc tính của Clo rất dễ bay hơi, cho nên bà con có thể tiến hành phơi ao dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian khoảng từ 2 – 5 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và lượng Clo dư ban đầu. Tuy là biện pháp xử lý Clo trong nuôi tôm không tốn chi phí nhưng sẽ cần nhiều thời gian và đặc biệt không phù hợp với trường hợp nếu như bà con cần nguồn nước gấp. Ngoài ra, bà con có thể chạy quạt để đẩy nhanh quá trình bay hơi của clo, nhưng sẽ tốn thêm chi phí điện.

2/ Cách 2: Thay nước

Xử lý Clo trong nuôi tôm bằng cách thay nước được cho là cách giảm thiểu lượng clo nhanh nhất
Xử lý Clo trong nuôi tôm bằng cách thay nước được cho là cách giảm thiểu lượng clo nhanh nhất

Cách thứ 2 đối với trường hợp nếu như bà con không muốn mất ngày đẹp để thả tôm và cần nguồn nước gấp để sử dụng thì bà con có thể áp dụng biện pháp thay nước. Bà con sẽ thay một lượng nước trong ao nuôi và cấp lượng nước mới vào để giảm thiểu lượng Clo tồn dư. Tuy nhiên, lượng nước thay vào phải là nguồn nước được lấy từ ao lắng và đã qua xử lý để tránh tình trạng mầm bệnh cơ hội xâm nhập vào ao nuôi khiến cho tôm sau này bị nhiễm bệnh.

Còn về liều lượng nước để thay, bà con sẽ tham khảo trên các sản phẩm Clo được dùng để xử lý nước trước đó do các sản phẩm Clo có mức xử lý nước khác nhau. Cho nên sẽ dựa vào đó mà tính toán được lượng nước cần thay phù hợp.

3/ Cách 3: Sử dụng Sodium Thiosunfat để xử lý Clo trong nuôi tôm

Ảnh minh họa Natri Thiosulfat dưới dạng rắn
Ảnh minh họa Natri Thiosulfat dưới dạng rắn

Đây là cách xử lý Clo trong nuôi tôm thông dụng nhất và mang lại hiệu quả cao so với các cách khác. Natri Thiosulfate được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản vì nó không gây độc đối với tôm và khi phản ứng với Clo tự do tạo thành Clorua vô hại, có thể phân hủy sinh học. Đồng thời Natri Thiosunfate có giá thành không đắt, dễ kiếm trên thị trường, an toàn cho tôm và đặc biệt là hiệu quả nhanh chóng.

– Liều lượng sử dụng: Bà con dùng 1kg Natri Thiosunfat đối với ao nuôi từ 1.000 – 4.000m3 nước ao nuôi, tùy vào lượng Clo tồn dư trong ao nuôi.

– Lưu ý khi sử dụng: Chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ khi dùng và tránh tiếp xúc với da, mắt vì có thể gây ra tình trạng kích ứng như nóng rát, buồn nôn, tiêu chảy,… Và không được dùng thường xuyên vì sẽ làm mất cân bằng oxy hóa trong nước, khiến cho lượng oxy hòa tan trong ao suy giảm.

Lưu ý khi sử dụng Clo

Vậy là bà con đã biết được cách xử lý Clo trong nuôi tôm nếu như lượng Clo tồn dư. Nhưng đây là chất khử trùng không thể thiếu trong vụ nuôi và là “kẻ thù” của các vi sinh vật gây hại. Do đó nó đóng vai trò quan trọng nhưng bà con cần lưu ý trong quá trình sử dụng như sau:

– Bà con không dùng Clo để xử lý nước đang có tôm mà chỉ xử lý trước khi thả tôm.

– Tránh dùng chung với các loại hóa chất khác như BKC, Formalin cùng một thời điểm và tránh bón vôi trước khi dùng Clo vì sẽ làm biến động pH gây giảm khả năng của Clo.

– Liều lượng Clo nên phù hợp với từng diện tích ao nuôi khác nhau.

– Khi dùng Clo bà con cần phải đeo găng tay và kính bảo hộ và khi hòa chlorine vào nước thì chỉ đổ từ từ vì phản ứng của Chlorine và nước là phản ứng sinh nhiệt nên rất dễ gây nổ nếu đổ đột ngột.

– Sau quá trình diệt khuẩn bằng Clo thì các vi sinh vật có lợi trong ao nuôi cũng sẽ bị ảnh hưởng, bà con có thể cấy lại men vi sinh Bio Active – VFT Group để bổ sung lại các vi sinh vật có lợi và cân bằng môi trường nước ao nuôi. Bio Active chứa hơn 10 tỷ lợi khuẩn với đa chủng vi sinh có hoạt tính cao, sinh khối lớn và khả năng thích ứng với môi trường nhanh gấp 10 lần so với vi sinh thông thường. Ngoài ra còn sở hữu đa công dụng như:

+ Phân hủy các chất hữu cơ và thức ăn thừa gây ô nhiễm ao nuôi.

+ Gây màu trà chỉ sau nửa ngày.

+ Ức chế các vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio

+ Cắt các loại tảo độc như tảo xanh, tảo đỏ, tảo giáp.

+ Giảm hàm lượng khí độc như NH3, NO2, H2S.

+ Khử nhớt, sạch bạt, giảm lợn cợn.

Sau khi sử dụng EDTA, bà con cần bổ sung vi sinh Bio Active để gây lại hệ vi sinh vật có lợi trong ao nuôi
Sau khi sử dụng chlorine, bà con cần bổ sung vi sinh Bio Active để gây lại hệ vi sinh vật có lợi trong ao nuôi

Sản phẩm sử dụng rất đơn giản, bà con chỉ cần hòa với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao nuôi mà không cần sục khí hay ngâm ủ. Nếu như bà con muốn khử nhớt và gây màu trà thì đánh vào buổi sáng khi trời nắng từ 8 – 10 giờ. Hoặc để xử lý khí độc và cắt tảo độc thì đánh vào ban đêm từ 21 – 22 giờ. 

Bà con hoàn toàn có thể yên tâm trong quá trình sử dụng vì Bio Active đã đạt chứng nhận ISO và được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành trên quốc. Cam kết trong sản phẩm không chứa kháng sinh, hóa chất, chất độc hại.

Cách tính đúng liều lượng Clo phù hợp để khử trùng ao nuôi

Bà con cần có kế hoạch sử dụng Clo một cách phù hợp để tránh tình trạng dư thừa và phải xử lý Clo trong nuôi tôm. Clo dùng trong khử trong ao nuôi không được quá cao hoặc quá thấp vì sẽ đều ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, môi trường nước. Vì thế cần phải tính toán liều lượng Clo sao cho phù hợp là rất quan trọng. Dưới đây sẽ là liều lượng phù hợp với từng mục đích sử dụng:

– Khử trùng nước ao thì dùng từ 20 – 30ppm.

– Khử trùng đáy ao thì dùng từ 50 – 100ppm.

– Xử lý bệnh do ký sinh trùng thì dùng từ 0,1 – 0,1ppm.

– Xử lý bệnh do vi khuẩn thì dùng 1 – 3ppm (10 – 15 phút).

Hướng dẫn sử dụng: Bà con hòa Clo vào nước rồi tạt đều khắp ao nuôi và tăng cường sục khí để phát huy tối đa hiệu quả của Clo. 

Tóm lại việc tính toán liều lượng Clo phù hợp là điều cần thiết để giúp cho quá trình khử trùng nước ao nuôi được thuận lợi, hiệu quả. Bên cạnh đó, khi dùng Clo cũng cần phải tuân thủ theo quy định và hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường.

VFT Group cảm ơn bà con đã đón xem nội dung cách xử lý Clo trong nuôi tôm. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp bà con giải quyết được vấn đề Clo trong ao nuôi và bà con đừng quên tính toán lượng Clo phù hợp trước khi xử lý. Nếu như bà con còn thắc mắc về cách xử lý hoặc đặt mua các sản phẩm vi sinh, xin vui lòng liên hệ đến số HOTLINE: 0916 859 166 để được đội ngũ kỹ sư hỗ trợ nhé!

Chúc bà con nuôi tôm thuận lợi và vụ mùa được lời!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn