Xi phông ao tôm như thế nào cho hiệu quả?

19 THG10
48 lượt xem

 

Để giữ được chất lượng nước ổn định, việc xi phông ao tôm định kỳ là biện pháp cần thiết và nhất là đối với các mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Xi phông sẽ giúp đào thải các chất hữu cơ dơ bẩn như phân tôm, thức ăn thừa, vỏ tôm ra bên ngoài ao nuôi. Điều này đã quá quen thuộc với nhiều bà con nhưng để sử dụng hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, VFT Group sẽ hướng dẫn cho bà con cách để xi phông đúng cách và hạn chế rủi ro.

Định nghĩa về xi phông ao tôm

Ảnh minh họa đang lắp đặt xi phông ao tôm
Ảnh minh họa đang lắp đặt hố xi phông ao đất

Siphon, xifong hay xi phông thì đều có nghĩa là việc lắp đặt và sử dụng thiết bị để lưu thông chất lỏng ra bên ngoài. Các thiết bị sử dụng cho mục đích xi phông thường được là xi măng + nhựa hoặc xi măng + inox/thép. Một số chỗ sẽ nói xi phong được làm bằng sắt hoặc kính thì thực chất không hề có vì kính rất dễ vỡ gây khó khăn khi thu tôm/dọn vệ sinh sau mỗi vụ và sắt gặp môi trường nước mặn sẽ bị rỉ sét rất dễ hỏng.

 Công dụng của xi phông là việc làm sạch đáy ao bằng cách hút những chất hữu cơ như phân tôm, vỏ tôm, thức ăn thừa,… ra ngoài ao nuôi. Theo ghi nhận thì tần suất xi phông ao tôm tốt nhất sẽ là 2 – 3 lần/ngày để giữ cho môi trường ao nuôi luôn ổn định. Đây cũng là 1 yếu tố không thể thiếu cho mô hình nuôi tôm thâm canh.

Cơ chế vận hành xi phông như thế nào? Dựa trên nguyên lý hoạt động vật lý, ống thải sẽ được đặt ở đáy ao nối ra bể thải, khi mở van áp suất nước sẽ đẩy nước kèm các vật thể ở đáy ao vào đường ống rồi đi ra bể thải mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của động cơ bơm (đối với hệ thống xả tự nhiên).

Sau khi xi phông, bà con cần cung cấp lượng nước ở ao lắng đã được xử lý kỹ càng, sạch mầm bệnh để bù đắp lại lượng nước đã mất. Hiện tại có rất nhiều loại hình xi phông với cách lắp đặt và vận hành cũng sẽ khác nhau, bà con nên lựa loại hình phù hợp với ao nuôi của mình nhé!

Ảnh minh họa hố xi phông ao tôm hoàn thiện
Ảnh minh họa hố xi phông ao tôm hoàn thiện

Lợi ích khi xi phông ao tôm

Xi phông ao là điều cần thiết nhưng ít ai biết được các lợi ích của nó như thế nào? Bà con xem qua các lợi ích của nó ở dưới đây nhé!

Gom chất thải trong ao và xử lý

Tại đáy ao nuôi tồn tại rất nhiều chất hữu cơ có khả năng làm ô nhiễm ao nuôi nếu không được xử lý định kỳ như phân tôm, vỏ tôm lột, thức ăn thừa, xác tảo,… Qua thời gian thì các tác nhân này sẽ sản sinh ra các loại khí độc như NH3, NO2 tác động xấu đến sức khỏe của tôm. Giải pháp tốt nhất dành cho bà con chính là xi phông kết hợp cùng với việc đánh vi sinh để mang lại hiệu quả cao nhất. Việc xi phông định kỳ sẽ giữ cho ao nuôi luôn sạch sẽ và còn được xem là biện pháp phòng ngừa bệnh vô cùng hiệu quả. 

Giúp tôm tăng trưởng nhanh và hạn chế dịch bệnh

Tại các ao nuôi tôm công nghệ cao, bà con thường lắp đặt hệ thống xi phông để xử lý sạch sẽ nguồn nước, từ đó hạn chế được mầm bệnh xâm nhập. Vì khi nuôi ở mật độ dày đặc, nếu một cá thể tôm nhiễm bệnh thì nguy cơ kéo theo cả đàn nhiễm bệnh là rất cao. Có thể thấy, việc xi phông cũng chính là tạo ra môi trường nước ao nuôi lý tưởng để tôm phát triển khỏe mạnh lâu dài.

Tiết kiệm được chi phí nuôi

Với cơ chế hoạt động dễ dàng, bà con chỉ cần thao tác vặn van thì áp lực nước sẽ đẩy các chất hữu cơ ra ngoài ao nuôi. Tuy là chi phí lắp đặt hệ thống xi phông khá cao nhưng nó có thể sử dụng được lâu dài. Hiểu rõ hơn là lắp đặt 1 lần nhưng sử dụng được rất nhiều năm, hiếm khi bị hư hỏng, nhờ vậy mà giảm được chi phí nuôi trong nhiều vụ mùa. Ngoài ra, nó còn giúp giảm bớt lượng công việc chùi rửa ao sau mỗi vụ nuôi. 

Nâng cao năng suất và chất lượng tôm

Do được xử lý chất thải hữu cơ định kỳ, việc hình thành nên khí độc và nguy cơ tôm bệnh cũng giảm sút. Không chỉ vậy, khi xi phông bà con sẽ có thể phát hiện tôm đang gặp vấn đề gì và có thể phát hiện bệnh kịp lúc trước khi dịch bùng phát. Từ đó năng suất vụ nuôi được ổn định và chất lượng tôm khi thu hoạch sẽ được thương lái mua với giá cao hơn, không lo trường hợp bị ép giá.

Các loại hình xi phông ao tôm

Như VFT Group đã đề cập thì có rất nhiều hệ thống xi phông với nhiều nguyên lý hoạt động khác nhau. Cụ thể như sau:

Máy bơm

Xi phông bằng máy bơm thật chất là sử dụng 2 ống nước lắp đặt theo hình chữ T, sau đó đục một lỗ nhỏ trên thân và đặt xuống ao. Tiếp đến là đặt phần cuối chữ T vào đầu hút nước của bơm ly tâm là có thể bắt đầu xi phông. Trong quá trình xi phông, bùn và chất thải sẽ theo đầu chữ T lưu thông ra bên ngoài theo ống nước của máy bơm.

Thông thường thì hệ thống xi phông này sẽ áp dụng cho các ao nuôi có điều kiện như:

– Không có xây hố xi phông.

– Diện tích ao nuôi trên 2500m2.

– Đáy ao nuôi không được bằng phẳng.

Máy hút bùn

Phương pháp sử dụng máy hút bùn thường được đặt trên bờ và chỉ áp dụng với các ao nuôi có lắp hố gom chất thải. Hệ thống máy hút bùn này chỉ phù hợp với các ao đất lót bạt đáy hoặc lót bạt hố xi phông.

Cách sử dụng là bà con sẽ đặt một mô-tơ khoảng 2 – 3 HP và lắp một ống PVC nối từ mô-tơ đến giữa ao nhằm hút chất thải ra ngoài. Sau đó thì bà con di chuyển đầu xi phông bằng bè hoặc phao đến các nơi có nhiều bùn đất và chất thải để hút các chất này ra bên ngoài. Bà con có thể lội xuống để kiểm tra đáy ao đã sạch hay chưa nếu trong trường hợp xi phông thường xuyên.

Hệ thống van tự động

Hệ thống van tự động là phương pháp xi phông phổ biến nhất hiện nay vì hiệu quả cao, ít rủi ro và vô cùng tiện lợi. Hệ thống xi phông sẽ được lắp đặt ở dưới đáy ao và hoạt động tự động theo nguyên lý đơn giản. Cụ thể là bể thải được lắp đặt thấp hơn ao có thiết kế hố xi phông, khi bà con mở van thì tất cả các chất thải từ ao sẽ tự động lưu thông qua bể thải nhờ áp lực của nước. Phương pháp này thậm chí không cần dùng đến động cơ bơm ly tâm.

→ Tóm lại, tùy vào mô hình nuôi tôm mà bà con sẽ lựa chọn 1 trong 3 cách xi phông ao tôm trên. Bà con hãy thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày để đảm bảo môi trường sống của tôm luôn sạch sẽ, tôm mau lớn và phát triển khỏe mạnh,…

Một số điều cần lưu ý khi tiến hành xi phông

Sau đây sẽ là một số lưu ý khi bà con xi phông:

– Trước khi xi phông nên bật đảo liên tục để gom chất thải vào hố, sau khi tắt đảo khoảng 30 phút thì tiến hành xi phông sẽ tăng độ hiệu quả.

– Trong quá trình nuôi tôm, ở mỗi giai đoạn sẽ yêu cầu tần suất xi phông phù hợp do lượng chất thải tăng dần gần về cuối vụ, nên việc xi phông gần thu hoạch diễn ra thường xuyên hơn. Sau khi đã xi phông xong thì hãy bổ sung lượng nước vào ao nuôi đã được xử lý tại ao lắng.

– Khi tiến hành xi phông cần kiểm tra đáy ao, thức ăn dư thừa, sát tôm để đánh giá tình trạng đáy và sức khỏe tôm

– Không nên lạm dụng xi phông quá mức vì mỗi lần như vậy sẽ phải cấp nước mới vào. Điều đó sẽ có nguy cơ gây stress cho tôm do thay đổi môi trường nước.

Sau khi xi phông ao tôm cần làm gì?

Nhiều trường hợp đã ghi nhận rằng sau khi xi phông, nhiều chất thải ồ ạt lưu thông ra bên ngoài, cộng với điều kiện yếm khí đã tạo ra khí H2S có mùi trứng thối rất khó chịu. Đối với trường hợp như thế này, VFT Group khuyến khích bà con nên sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao Aqua để xử lý bùn đáy, giảm bớt mùi hôi trước khi thải ra môi trường bên ngoài hạn chế gây ô nhiễm. Sản phẩm có công dụng như sau:

– Chứa các chủng vi sinh có mật độ cao giúp hỗ trợ phân hủy nhanh hơn các chất hữu cơ tích tụ dưới đáy ao như là phân tôm, thức ăn thừa, xác tảo tàn, vỏ tôm, chất thải gây ô nhiễm ao nuôi chỉ sau 5 giờ.

– Cắt các loại tảo độc nhanh chóng như là tảo giáp, tảo mắt, tảo đỏ chỉ sau một liệu trình sử dụng.

– Giảm nhanh hàm lượng các loại khí độc hòa tan trong ao nuôi như là NH3, NO2.

– Cải tạo môi trường đáy ao hiệu quả, giảm mùi hôi đáy ao.

– Khử nhớt sạch bạt, mởn nước, bổ sung hệ vi sinh có lợi ép khuẩn hại.

Vi sinh Aqua phân hủy bùn bã đáy ao, giảm tần suất xi phông
Vi sinh Aqua phân hủy bùn bã đáy ao trong 6 giờ và giúp giảm tần suất xi phông

***Hướng dẫn sử dụng vi sinh xử lý đáy ao Aqua

Aqua là dạng vi sinh có dạng bột với dung tích 500g/hũ chứa lượng vi sinh hoạt tính mạnh nên đầu tiên cần phải kích hoạt chúng bằng cách hòa với 50 lít nước kèm với 2kg mật rỉ đường rồi sục khí liên tục 12h. Sau đó bà con tạt đều quanh ao hoặc tạt trực tiếp vô quạt đang chạy. Tần suất sử dụng sẽ là 5 ngày/lần để phân hủy bùn bã hữu cơ, thức ăn thừa, tiêu nhớt đáy,…

Liều lượng có thể điều chỉnh tùy vào tình trạng thực tế của ao nuôi, bà con tham khảo các liều lượng cụ thể dưới đây:

Tháng thứ 1: Dùng 100g Aqua hòa với 50 lít nước để xử lý cho 5.000m3 nước ao, sử dụng 5 ngày/lần.

Tháng thứ 2: Dùng 150g Aqua hòa với 50 lít nước để xử lý cho 5.000m3 nước ao, sử dụng 5 ngày/lần.

Tháng thứ 3: Dùng 200g Aqua hòa với 50 lít nước để xử lý cho 5.000m3 nước ao, sử dụng 5 ngày/lần.

Tháng thứ 4: Dùng 250g Aqua hòa với 50 lít nước để xử lý cho 5.000m3 nước ao, sử dụng 5 ngày/lần.

Bà con có thể thấy chỉ với 1 hũ mà có thể dùng được cho nguyên cả tháng, tiết kiệm vô cùng. Chưa kể sản phẩm sẽ có hiệu quả rõ rệt từ 1 – 2 ngày sau khi sử dụng. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả còn tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm ở đáy ao, liều lượng sử dụng cũng như là việc sử dụng đúng cách. 

***Lưu ý:

– Sản phẩm đạt chứng nhận ISO và được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành nên rất an toàn cho tôm nuôi và môi trường.

– Sản phẩm không chứa kháng sinh, hóa chất hoặc hormone.

Vi sinh xử lý đáy ao Aqua phù hợp với các mô hình nuôi thủy sản đặc biệt là khi nuôi tôm ao bạt.

– Để phát huy tối đa hiệu quả sản phẩm, các thông số môi trường nước cần phải duy trì ở mức ổn định như độ pH (7,5 – 8,5) và độ kiềm (80 – 200 mg/L).

Qua bài viết “Xi phông ao tôm như thế nào cho đúng cách”, VFT Group chúng tôi hy vọng các bà con nuôi tôm sẽ nắm được các kiến thức này. Hiện tại các sản phẩm vi sinh đang có nhiều ưu đãi siêu hằng quanh năm, bà con nhanh tay nhận tư vấn miễn phí và đặt hàng với HOTLINE: 0916 859 166 nhé! 

Chúc bà con nuôi tôm thành công, bội thu thắng lớn!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ THỦY SẢN VIỆT NAM

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn