Làm Rõ Thực Hư Về Ký Sinh Trùng Vermiform Trong Nuôi Tôm

10 THG11
43 lượt xem

 

Vermiform thường được tìm thấy trong hệ thống gan tụy của tôm khi chúng bị nhiễm bệnh phân trắng. Nhiều người cho rằng đây là một loài loại ký sinh trùng vì nhìn chúng giống như một con giun. Sự xuất hiện của Vermiform có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của tôm, suy giảm năng suất đáng kể đối với vụ nuôi.

Nhưng đến hiện nay nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi rằng Vermiform có phải là ký sinh trùng hay không? Vậy thực hư như thế nào? VFT Group mời bà con tham khảo bài viết sau đây!

Tổng quan về Vermiform

Ảnh  minh họa tế bào vermiform trong ao nuôi tôm
Ảnh minh họa tế bào vermiform trong ao nuôi tôm

Đầu tiên, ký sinh trùng Vermiform là vi sinh vật hay là ký sinh trùng? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thông qua kính hiển vi thì màng ngoài không hình thành lớp giống với màng sinh vật hoặc lớp ngoài của nhóm nguyên sinh động vật, sinh vật đơn bào và cả sinh vật đa bào nào khác. Ngoài ra theo kết quả cho thấy thì chúng cũng không hề có các bào quan dưới tế bào như ty thể, nhân, mạng lưới nội chất và ribosome.

Vậy câu trả lời sẽ là Vermiform chính là những vi nhung mao từ các tế bào biểu mô của ống gan tụy có hình dạng tương tự như giun nhưng không được xét là vi sinh vật hoặc ký sinh trùng mà nhiều người hay lầm tưởng. Ngoài ra, do sự lầm tưởng như thế mà nhiều khu vực vẫn gọi là giun sán Vermiform và đáng chú ý hơn là nhiều bà con còn mua về các sản phẩm xổ giun để sử dụng. Điều này là hoàn toàn sai lầm và không có đem lại bất kỳ tác dụng nào cho tôm.

Ảnh minh họa tế bào  vermiform dưới kính hiển vi nhìn giống con giun
Ảnh minh họa tế bào vermiform dưới kính hiển vi nhìn giống con giun

Vermiform được hình thành như thế nào? Chúng được hình thành do quá trình tróc, chuyển sáng và cuộn lại của các vi nhung mao của tế bào biểu mô ống gan tụy (ATM). Đồng thời bên trong tế bào biểu mô ống gan tụy ATM còn chứa vật thể như cấu trúc nang bào tử. Mãi đến sau này thì mới được xác định là tế bào biểu mô gan tụy đang trong tình trạng bị hoại tử và bong tróc. Sau đó từ hệ thống gan tụy, Vermiform sẽ di chuyển xuống ruột và dần tích tụ dày đặc ở đó.

Ngoài ra khi quan sát Vermiform dưới kính hiển vi thì chúng có hình dạng, màu sắc, kích cỡ khá tương đồng với ký sinh trùng Gregarine, nhưng chỉ khác ở chỗ là Vermiform không có cấu trúc nhân tế bào và bộ phận bám Epimerite.

Để quan sát được Vermiform, bà con không thể quan sát bằng mắt thường, chỉ có thể quan sát rõ ràng và cụ thể dưới kính hiển vi. Chỉ riêng trong trường hợp tôm bị mắc bệnh nặng dần chuyển sang bệnh phân trắng.

Ảnh minh họa tế bào vermiform ở gan tụy khỏe mạnh
Ảnh minh họa tế bào vermiform ở gan tụy khỏe mạnh

1/ Dùng Vermiform chẩn đoán bệnh

Tính đến hiện nay, nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện Vermiform vẫn chưa được làm rõ cụ thể. Chỉ được biết là do mất đi vi nhung mao và quá trình ly giải của tế bào dẫn đến sự xuất hiện của nó. Điều này có thể thấy đây được xem xét là một quá trình bệnh lý. Quá trình bệnh lý này ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tăng trưởng, nguy cơ mắc bệnh phân trắng cao và đe dọa đến tỷ lệ sống của tôm.

Có một nghiên cứu khảo sát trong 25 ao từ 13 trang trại khác nhau về sự việc bùng phát bệnh phân trắng ở tôm thẻ ghi nhận ở Thái Lan kể từ năm 2009 – 2010 được tiến hành để chứng minh bệnh phân trắng và Vermiform có sự liên quan đến nhau. Kết quả cho thấy tổng cộng 24/25 ao nuôi với tỷ lệ 96% có biểu hiện bệnh phân trắng, trong đó thu được mẫu vật tôm có Vermiform. Chưa dừng lại ở đó, kết quả nghiên cứu còn cho thấy được tôm giảm tỷ lệ sống lên đến 30% so với thông thường, sự tăng trưởng bình quân còn ghi nhận được với con số < 0,1g/ngày so với trước kia là 0.2/ngày. Cuối cùng là tỷ lệ chuyển đổi thức ăn FCR cho ra kết quả 1.7 – 2.5, thấp hơn trước kia là 1.5. 

2/ Vermiform ảnh hưởng như thế nào đến tôm?

(1c) Số lượng Vermiform ít, tế bào lipid và hình dạng ống gan bình thường; (1d) Số lượng Vermiform trung bình, tế bào lipid giảm ; (1e) Số lượng Vermiform cao, tế bào lipid ít; (1f) Gan tụy mất tế bào lidid, ống gan mất cấu trúc
(1c) Số lượng Vermiform ít, tế bào lipid và hình dạng ống gan bình thường; (1d) Số lượng Vermiform trung bình, tế bào lipid giảm ; (1e) Số lượng Vermiform cao, tế bào lipid ít; (1f) Gan tụy mất tế bào lidid, ống gan mất cấu trúc

Sự xuất hiện của Vermiform báo hiệu tình trạng xấu đến sức khỏe gan tụy của tôm. Gan tụy đóng vai trò quan trọng đến hệ tiêu hóa của tôm, tiết ra các enzyme để hấp thụ dinh dưỡng trong thức ăn. Khi gan tụy tôm bị hỏng sẽ làm cho tôm bị còi cọc, chậm lớn, rớt đáy, hệ miễn dịch suy giảm, dễ nhiễm mầm bệnh. Đặc biệt, đây còn là tác nhân gây nên bệnh phân trắng nếu số lượng Vermiform tăng vượt trội. 

Vì vậy, khi bà con đem tôm đi soi tươi thấy có vấn đề cần lên phương án phòng ngừa, bổ sung dinh dưỡng hồi phục gan tụy cho tôm, hạn chế tình trạng này xảy ra, vì một khi bệnh đã nghiêm trọng rồi thì rất khó có thể điều trị. Nguy cơ bà con có thể mất trắng cả vụ là rất cao.

3/ Cách hạn chế tôm bị yếu gan tụy

Bộ phận gan tụy của tôm thường hỏng là do việc hoạt động quá mức hoặc bị virus/vi khuẩn tấn công. Khi tôm ăn phải tảo giáp hoặc nấm đồng tiền, đường ruột của tôm không thể phân hủy sẽ kích thích gan tụy tiết ra nhiều enzyme hơn để tiêu hóa dẫn tới quá tải và hình thành các tế bào vermiform bị bong tróc. Trường hợp bị virus hay vi khuẩn tấn công, gan tụy tôm sẽ bị tổn thương hoại tử dần, các tế bào bị bong tróc ra tạo nên hình dáng vermiform.

Chuan Bogantuy chứa các tá dược giúp giải độc gan cho tôm
Chuan Bogantuy chứa các tá dược giúp giải độc gan cho tôm

Cho nên việc phòng ngừa lúc nào cũng luôn luôn được ưu tiên thay cho việc chữa bệnh. Cách phòng ngừa tốt nhất chính là sử dụng chế phẩm sinh học Chuan Bogantuy – VFT Group để hạn chế tôm mắc các bệnh liên quan đến gan, hồi phục các tế bào gan tụy sau tổn thương do bệnh. Trong 1 chai Chuan Bogantuy còn có các công dụng như sau:

+ Bổ gan lợi tụy.

+ Lên lipid gan nhanh chóng.

+ Giúp tôm không bị stress khi đang mưa, hỗ trợ tôm phát triển khỏe mạnh khi chuyển giữa các giai đoạn phát triển.

+ Hồi phục gan tụy nhanh chóng sau khi dùng kháng sinh để trị bệnh.

+ Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan tụy như teo gan, sưng gan, gan nhạt màu, hoại tử gan tụy,…

* Hướng dẫn sử dụng Chuan Bogantuy:

– Dùng thường xuyên: Bà con trộn đều 5ml chế phẩm cùng 1kg thức ăn cho tôm hàng ngày.

– Cải thiện năng suất, bồi bổ gan tụy:

+ Cách 1: Dùng 5 – 10ml chế phẩm trộn cùng 1kg thức ăn để bồi bổ gan tụy định kỳ.

+ Cách 2: Dùng 5ml chế phẩm trộn cùng 1kg thức ăn và đồng thời tạt đều 1 lít chế phẩm cho 1.000m3 nước ao nuôi để hỗ trợ điều trị bệnh EMS và một số bệnh liên quan đến gan tụy khác.

– Giảm stress cho tôm khi chuyển giai đoạn hoặc trước khi thả nuôi: Dùng 1 lít chế phẩm tạt đều cho 2.000m3 nước ao nuôi.

– Giảm sự thay đổi đột ngột cho tôm: Khi trời sắp mưa, bà con tạt đều 1 lít chế phẩm cho 2.000m3 nước ao nuôi.

Vậy là kết thúc nội dung chia sẻ về Vermiform ngày hôm nay và một lần nữa xin được nhắc lại rằng Vermiform không phải là vi sinh vật hoặc ký sinh trùng nào cả. VFT Group hy vọng bài viết này giúp ích được nhiều cho bà con hiểu thêm nhiều kiến thức hơn. Bên cạnh đó để đặt mua sản phẩm Chuan Bogantuy, bà con vui lòng gọi ngay đến HOTLINE: 0916.859.166 để được kỹ sư tư vấn về ưu đãi và hướng dẫn sử dụng nhé!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn