Hướng dẫn cách trị bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng tận gốc

14 THG06
146 lượt xem

 

Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng đang trở thành mối đe dọa lớn đối với ngành nuôi tôm tại Việt Nam, nó gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với bà con. Điều đặc biệt nghiêm trọng là tỷ lệ gây chết tôm trong ao của bệnh đốm đen có thể lên đến hơn 80% nếu không xác định được nguyên nhân và xử lý kịp thời. Ngoài ra số lượng tôm sống sót sau bệnh sau khi thu hoạch cũng sẽ bị thương lái ép giá khi mua. Để hạn chế tình trạng tôm bị đốm đen, VFT Group sẽ chọn lọc cho bà con cách xử lý mang lại hiệu quả tốt nhất cho bà con.

Tổng quan về bệnh đốm đen trên tôm 

Hiện nay, VFT nhận được nhiều ý kiến từ bà con nuôi tôm thẻ chân trắng về căn bệnh đốm đen với tỷ lệ có thể hơn 80%. Nhiều bà con khác còn nhận xét rằng nếu phát hiện bệnh trễ thì hầu hết các phương pháp điều trị đều không mang lại tác dụng đáng kể và cần phải thu tôm ngay. 

Đặc biệt theo các chuyên gia thủy sản, bệnh này có biểu hiện khá tương đồng với bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn NHPB (Necrotizing hepatopancreatitis bacterium), lưu ý là bệnh hoại tử gan tụy khác hoàn toàn với bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS/AHPND) mà bà con thường gặp. Một số thông tin còn ghi nhận thêm rằng khi thực hiện phương pháp test PCR trên tôm bị đốm đen cho thấy kết quả âm tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp (EMS/AHPND).

Vậy dấu hiêu tôm bị bệnh đốm đen là gì? Có thể thấy rõ trên cơ thể tôm xuất hiện nhiều đốm nhỏ li ti màu đen hoặc từng đốm đen lớn, đuôi tôm sẽ mỏng và có dấu hiệu bị ăn mòn, phần phụ bộ gặp tổn thương, râu cụt… Để có cái nhìn cụ thể hơn, mời bà con tìm hiểu về các dấu hiệu qua nội dung dưới đây nhé!

Nguyên nhân tôm bị đốm đen

Ảnh minh họa: tôm thẻ bị đốm đen do ký sinh trùng hoặc nấm
Ảnh minh họa: tôm thẻ bị đốm đen do ký sinh trùng hoặc nấm

Bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng và tôm thẻ nếu không được điều trị khi bệnh mới khởi phát sẽ có nguy cơ mất trắng cả vụ. Nhưng để có cách trị đốm đen trên tôm tận gốc, điều quan trọng là xem nguyên nhân đến từ đâu để tìm ra phương pháp xử lý phù hợp, tránh để “tiền mất tật mang” mà không cải thiện được gì. Vậy nguyên nhân là gì? 

1/ Do vi khuẩn

Có khá nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính gây nên bệnh đốm đen thường là do vi khuẩn Vibrio harveyi hoặc Vibrio parahaemolyticus thuộc nhóm Vibrio. Khi môi trường nước bị ô nhiễm, chúng sẽ phát triển mạnh, bám vào vỏ tôm và ăn mòn lớp vỏ chitin. Sau khi trải qua quá trình melanin hóa làm lành vết thương sẽ để lại những đốm đen xuất hiện trên cơ thể của tôm.

2/ Do nấm và động vật nguyên sinh

Ngoài vi khuẩn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến vỏ tôm thì còn có cả nấm và động vật nguyên sinh. Đối với nấm, chúng thường xuất hiện trên mang và bám trên vỏ tôm để lại những đốm đen trên vỏ. Riêng về động vật nguyên sinh, chúng sẽ ký sinh lên cơ thể tôm gây tổn thương và hình thành các đốm đen, ngoài ra còn có thể gây đen mang và đe dọa đến sự sống của tôm trong ao. 

3/ Do thời tiết

Vào giai đoạn chuyển giao, thời tiết có thể biến động thất thường như nắng nóng kéo dài khiến cho nhiệt độ ao nuôi tăng cao > 29oC. Điều này dễ làm tôm bị stress và dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập và khiến tôm bị đốm đen

4/ Do môi trường ao nuôi

Điển hình như môi trường ao nuôi bị ô nhiễm nặng nề do lượng chất hữu cơ dư thừa như phân tôm, vỏ tôm, xác tảo tàn tích tụ nhiều ở đáy ao tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Qua một thời gian không xử lý, chúng sẽ bị phân hủy và khiến nồng độ khí độc NO2, NH3, H2S phát sinh và tăng cao. Điều đó làm yếu tôm tạo điều kiện cho vi khuẩn/virus tấn công, chưa kể làm rối loạn chức năng tế bào tôm khiến cho tôm bị đốm đen. Ngoài ra, các thông số trong môi trường nước mất cân bằng cũng sẽ gây nên tình trạng tương tự như độ kiềm thấp < 100ppm, hàm lượng oxy < 5ppm, độ mặn thấp < 10ppt.

5/ Do thiếu hụt khoáng chất

Việc thiếu hụt khoáng chất thường xuất hiện phổ biến ở các ao nuôi có độ mặn thấp dưới 10ppt hoặc bà con không bổ sung khoáng chất và vitamin thường xuyên cho tôm. Tất cả những vấn đề này đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ của tôm khiến cho vỏ lâu cứng dễ bị các vi khuẩn gây hại xâm nhập.

Ngoài ra, khi bà con nuôi tôm với mât độ dày cùng với viêc tôm bị lâu cứng vỏ. Các con tôm sẽ đâm vào nhau gây ra những vết thương và sau này khi lành, những thương tổn đó sẽ có màu đen , tạo thành những chấm li ti trên tôm.

Dấu hiệu nhận biết tôm bị đốm đen

Ảnh minh họa so sánh giữa tôm bị đốm đen và tôm khỏe mạnh
Ảnh minh họa so sánh giữa tôm bị đốm đen và tôm khỏe mạnh

Ngoài tôm thẻ chân trắng ra thì tôm sú cũng có thể bị đốm đen, thường xuất hiện từ giai đoạn khi chúng chỉ từ 20 – 90 ngày tuổi và xuất hiện nhiều nhất từ 25 – 45 ngày tuổi. Tôm bị đốm đen có thể nhận biết từ giai đoạn trước khi nhiễm bệnh và bệnh từ mức độ nhẹ cho đến mức độ nặng. Dấu hiệu của từng giai đoạn như sau:

– Trước khi tôm nhiễm bệnh đốm đen: Ở giai đoạn này, vỏ tôm sẽ mềm mỏng, lột vỏ chậm, ăn ít hoặc có thể bỏ ăn hoàn toàn. Khi tiến hành kiểm tra môi trường nước ao nuôi sẽ thấy hàm lượng khí độc NH3, NO2, H2S trong ao tăng cao, nhưng lượng oxy hòa tan và hàm lượng khoáng Ca, Mg trong ao lại ở mức rất thấp. Khi đó, chất lượng môi trường nước bị kém đi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến tôm dễ nhiễm bệnh, trong đó có bệnh đốm đen.

– Tôm nhiễm bệnh đốm đen mức độ nhẹ: Ở giai đoạn bệnh nhẹ, vi khuẩn đã bùng phát và bắt đầu xâm nhập vào tôm. Chúng sẽ dần ăn mòn vỏ tôm với phần vỏ xuất hiện nhiều chấm vàng nhỏ li ti và dần gây ra hiện tượng mòn râu, cụt đuôi. Bệnh đốm đen ở mức độ nhẹ cũng có thể khiến cho quá trình lột vỏ của tôm gặp khó khăn, lột không hoàn toàn dẫn hoặc bị trắng lưng. Dù là ở mức độ nhẹ, nhưng cũng có thể khiến tôm chết rải rác trong ao nếu hệ miễn dịch kém.

– Tôm nhiễm bệnh đốm đen mức độ nặng: Tại giai đoạn cuối này, bà con có thể thấy rõ các đốm đen xuất hiện trên thân và dần ăn mòn đến phần thịt bên trong của tôm. Đồng thời tôm sẽ có dấu hiệu bỏ ăn, rỗng ruột, bơi lờ đờ và gan tụy nhạt màu. Ngoài ra ngay tại giai đoạn này, do tôm bỏ ăn không có đủ dinh dưỡng nên không đủ sức để thay lớp vỏ mới hoặc lớp vỏ cũ bị tổn thương nặng không thể bung lớp vỏ cũ ra ngoài, điều này khiến tôm chết hàng loạt trong ao nuôi.

Phòng ngừa và cách trị bệnh đốm đen trên tôm

Sau đây VFT Group sẽ hướng dẫn cho bà con về cách điều trị cũng như là các phòng ngừa:

1/ Xử lý môi trường nước khi tôm bị đốm đen

Khi trong ao có tôm bị đốm đen, việc đầu tiên cần xử lý vấn đề môi trường nhằm hạn chế việc lây lan dịch bệnh trong nước vì bệnh sẽ rất dễ lây lan ở các ao nuôi bị ô nhiễm nặng nề. Bà con nên đánh giá tình hình môi trường ao nuôi và sau đó sẽ xử lý theo quy trình như sau:

+ Bước 1: Chạy quạt với năng suất tối đa hoặc bổ sung oxy viên để tăng cường oxy cho ao nuôi. Mặt khác, bà con có thể bổ sung vitamin C để hỗ trợ giảm stress cho tôm, cũng như tăng đề kháng cho tôm để ta sử dụng chất diệt khuẩn không gây ảnh hưởng. Trong thời gian này, bà con nên giảm từ 10 – 30% liều lượng thức ăn so với ban đầu.

+ Bước 2: Tiến hành diệt khuẩn bằng Lodine 90 hoặc BKC 800 trong ao nuôi. Việc sử dụng hóa chất để diệt khuẩn sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiễm bệnh của tôm trong ao, nhưng thời gian diệt khuẩn thường diễn ra từ 2 – 3 ngày. 

+ Bước 3: Sau thời gian diệt khuẩn cho ao nuôi, bà con cần ngâm ao 3 ngày để cho chất diệt khuẩn phân hủy hoàn toàn trong nước. Do chất diệt khuẩn sẽ tiêu diệt luôn hệ vi sinh có lợi, tảo nên bà con phải đánh lại vi sinh Bio Active với liều lượng 1 lít/10.000m3 nước ao. Nhằm cung cấp các vi sinh vật có lợi để cân bằng lại môi trường nước ao nuôi, xử lý khí độc và giúp tôm phục hồi tốt. Đặc biệt, vi sinh Bio Active còn hỗ trợ ức chế các vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio, đây cũng là nhóm vi khuẩn gây nên bệnh đốm đen trên tôm thẻ chân trắng và cả tôm thẻ. Bio Active sử dụng rất đơn giản, chỉ cần hòa với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao mà không cần mất thời gian ngâm ủ.

Lưu ý: Không nên sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh đốm đen trên tôm.

2/ Xử lý khi tôm đang nhiễm bệnh đốm đen

Trong quá trình điều trị bệnh đốm đen thì yếu tố dinh dưỡng là một phần quan trọng, bà con nên cho vừa đủ với nhu cầu thức ăn của tôm. Nếu cho ăn quá nhiều, tôm ăn không hết sẽ dẫn đến dư thừa và làm ô nhiễm nước ao. 

Trong thời gian tôm nhiễm bệnh, bà con cần chú trọng việc bổ sung khoáng Pocama – VFT Group với liều lượng 5 – 10ml/kg thức ăn để bổ sung khoáng chất, giúp tôm lột tốt hơn và nâng cao sức khỏe cho tôm. Về mặt dinh dưỡng, bà con nên bổ sung thêm men vi sinh đường ruột Mipe – VFT Group với liều lượng 2g/kg thức ăn để giúp tôm ăn khỏe hơn, hấp thu tối đa dinh dưỡng từ thức ăn nhằm nâng cao hệ miễn dịch đẩy lùi được dịch bệnh.

Khoáng tạt Pocama giúp tôm mau lột, cứng vỏ hạn chế sự tấn công của ký sinh trùng và nấm
Khoáng tạt Pocama giúp tôm mau lột, cứng vỏ hạn chế sự tấn công của ký sinh trùng và nấm

3/ Phòng ngừa tôm bị đốm đen

– Lựa chọn nguồn tôm giống uy tín và có giấy chứng nhận sạch bệnh.

– Cải tạo ao nuôi trước và sau vụ nuôi thật kỹ càng.

– Mật độ tôm trong ao phải phù hợp với khả năng kiểm soát, diện tích ao nuôi và độ sâu của ao.

– Ổn định các thông số trong môi trường nước ao nuôi như độ pH, độ kiềm, độ mặn và hàm lượng oxy hòa tan trong ao.

– Cho ăn với liều lượng vừa phải để hạn chế dư thừa và tối ưu chi phí sản xuất.

– Bổ sung thêm khoáng chất, vitamin C và các loại vitamin tổng hợp đẻ căng cường hệ miễn dịch cho tôm.

– Đặt vó nửa tháng 1 lần để kịp thời phát hiện được bệnh lý trên tôm.

– Dùng vi sinh xử lý nước ao nuôi Bio Active để hạn chế vi khuẩn và bổ sung khoáng Pocama định kỳ để tôm lột vỏ dễ hơn, mau cứng vỏ sau lột. Cả 2 sản phẩm đều đạt chứng nhận ISO và được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành nên bà con có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng, tuyệt đối an toàn đối với tôm và người tiêu dùng.

Tác hại tôm bị đốm đen

Sau khi bà con đã biết cách điều trị và nguyên nhân bệnh đốm đen do đâu, nhưng nếu chúng ta không tri thì sẽ để lại hậu quả gì? Liệu tác hại tôm bi đốm đen có nghiêm trọng?

Mối đe dọa lớn nhất của bệnh đốm đen chính là khiến tôm chết hàng loạt với tỷ lệ có thể lên đến hơn 80%, gây thiệt hại lớn về mặt kinh tế. Song song với việc bị hao hụt đàn tôm trong ao, bà con cũng sẽ tiêu tốn những khoản phí trước đó khi sử dụng thuốc trị đốm đen trên tôm hoặc áp dụng các phương pháp khác để điều trị. Số lượng tôm còn lại trong ao có thể sống sót sau quá trình điều trị có thể bị giảm giá trị về mặt thương phẩm khi bà con thu hoạch, nguy cơ bị thương lái ép giá thu mua sẽ rất lớn.

Lợi ích mua sản phẩm từ VFT Group

Chế phẩm vi sinh Aqua của VFT Group là một trong những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:

  • Chất lượng cao: Sản phẩm vi sinh Aqua từ VFT Group được nghiên cứu và sản xuất theo công nghệ mới, quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động của vi sinh vật.
  • Uy tín: Tất cả sản phẩm của VFT, bao gồm cả sản phẩm xử lý đáy Aqua đều đã được kiểm nghiệm và được tổng cục thủy sản cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
  • An toàn: VFT cam kết an toàn cho bà con, ao nuôi và môi trường. Aqua đảm bảo không chứa hormon, kháng sinh hay các chất độc hại, bà con mình hoàn toàn an tâm khi sử dụng.
  • Hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn: Đội ngũ kỹ sư của VFT có kiến thức và kinh nghiệm về vi sinh học, luôn sẵn sàng chia sẻ và tư vấn cho bà con trong việc sử dụng sản phẩm và giải quyết các vấn đề liên quan đến ao nuôi tôm.

Các thông tin trên đây là quy trình chữa trị và cách phòng ngừa khi tôm bị đốm đen. Tóm lại, để hạn chế bệnh đốm đen hoành hành thì nên chú ý đến môi trường nước ao nuôi và tăng cường bổ sung khoáng chất, vitamin… Mọi thắc mắc về sản phẩm hoặc kỹ thuật, bà con có thể liên hệ qua HOTLINE: 0916 859 166 để được kỹ sư VFT Group giải đáp hoàn toàn miễn phí. Chúc quý bà con thật nhiều thành công trong hầu hết vụ nuôi!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn