Bệnh là yếu tố khó có thể tránh khỏi và cần được cẩn trọng trong quá trình nuôi trồng thủy sản nói chung và trong ngành nuôi tôm nói riêng. Đáng chú ý hơn là các căn bệnh liên quan đến gan tụy, bà con đều đã biết gan tụy là bộ phận đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với tôm. Trong đó, màu sắc của tôm bị biến đổi là dấu hiệu cảnh báo gan tụy đang gặp vấn đề, điển hình nhất là tình trạng tôm bị đỏ gan.
Tình trạng này đã gây “đau đầu nhức nhói” cho nhiều bà con vì không biết đây là bệnh hay là dấu hiệu của một loại bệnh ở tôm. Cùng VFT Group tìm hiểu ngay vấn đề này qua nội dung dưới đây!
Đầu tiên, VFT Group sẽ giải đáp câu hỏi “tôm bị đỏ gan là bệnh hay là dấu hiệu của một loại bệnh nào đó”, câu trả lời sẽ là dấu hiệu của bệnh chết sớm (EMS – Early Mortality Syndrome) hay còn được gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS – Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome). Bệnh này là nỗi lo lớn của nhiều bà con nông dân vì đúng như cái tên gọi quen thuộc, nó sẽ khiến tôm chết hàng loạt chỉ trong vài ngày nhiễm bệnh mà bà con sẽ không trở tay kịp. Theo như thống kê, tỷ lệ tôm chết trong ao tôm có thể lên đến con số hơn 70%, điều này thậm chí sẽ làm bà con trắng tay cả vụ.
Bệnh xuất hiện nhiều ở các ao nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú trong mô hình nuôi thâm canh và cả bán thâm canh. Tác nhân chính thường là do vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio, cụ thể hơn là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nó xâm nhập vào cơ thể tôm, sản sinh ra độc tố mạnh làm tổn thương và phá hủy các mô, suy giảm chức năng gan tụy của tôm. Bệnh có thể lây lan cho các cá thể tôm khỏe mạnh khác trong ao thông qua môi trường nước, phân thải và xác tôm đã chết.
Để rõ hơn, bà con có thể quan sát thông qua màu sắc và hình dạng của gan tụy để biết được tôm có đang bị bệnh chết sớm – hoại tử gan tụy cấp tính hay không? Mời bà con tham khảo nội dung tiếp theo nhé!
Tôm thẻ chân trắng và tôm sú là hai nhóm tôm thường có nguy cơ mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính nhiều nhất và thường xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên thời điểm bùng phát dịch bệnh mạnh nhất là từ khoảng tháng 3 đến tháng 8.
Như VFT Group đã chia sẻ, bà con có thể quan sát thông qua màu sắc của gan tụy. Vậy tôm bị đỏ gan là dấu hiệu nhận biết gan tôm không khỏe, từ màu sắc gan tụy bình thường sẽ chuyển sang màu đỏ. Khi vi khuẩn Vibrio xâm nhập, chúng phá hủy các tế bào của gan tôm gây viêm dẫn tới sắc tố gan chuyển sang màu đỏ.
Sau đó gan tụy sẽ sưng to lên và dần sẽ bị hoại tử nếu tình trạng này kéo dài. Ngoài ra, nhiều trường hợp còn ghi nhận nếu không xử lý kịp thời, màu đỏ của gan sẽ dần chuyển sang màu trắng. Vì vậy đây là lý do tại sao tôm bị đỏ gan là đặc điểm để nhận biết tôm bị hoại tử gan tụy cấp tính. Ngoài ra, còn một số dấu hiệu mà bà con có thể nhận biết như:
– Khi tác động vào gan tụy tôm sẽ thấy chúng mềm nhũn và quan sát sẽ thấy sưng to.
– Do bị sưng to nên kích thước gan sẽ rộng quá hai mép mang, khi kiểm tra sẽ thấy ống gan bị vỡ và xuất hiện màu vàng tanh
– Tôm còn có thể bị teo gan, ruột rỗng và màu sắc gan tụy nhạt hơn bình thường.
– Phần vỏ tôm mềm và có dấu hiệu bị đục cơ do gan đã bị tổn thương nên không thể hấp thụ chất dinh dưỡng.
– Tôm giảm ăn, bỏ ăn hoàn toàn, chậm lớn.
– Tôm bơi lờ đờ, tấp mé bờ và rớt đáy.
– Tôm chết hàng loạt ở ao nuôi sau khi nhiễm bệnh 2 – 3 ngày.
Thông qua nhiều nghiên cứu và kết luận, tôm bị đỏ gan – hoại tử gan tụy thường là tôm đã nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus ký sinh trong đường ruột của tôm, đây là tác nhân chính gây ra tình trạng này. Bên cạnh đó, dòng vi khuẩn này còn sở hữu khả năng kháng lại kháng sinh, gây cản trở quá trình điều trị và làm cho việc chữa bệnh khó khăn hơn bao giờ hết.
Ngoài tác nhân chính do vi khuẩn, một số bệnh khác ở tôm cũng có nguy cơ khiến cho tôm chết sớm như bệnh đốm trắng – WSSV, bệnh đầu vàng – YHV,… Nhưng các biểu hiện của những bệnh này có cách nhận biết khác nhau, cho nên có thể dễ dàng phân biết được đâu là tôm bị đỏ gan – hoại tử gan tụy và đâu là dấu hiệu của các bệnh vừa đề cập.
Mặt khác, nguyên nhân còn đến từ các tác nhân sau:
– Trong ao nuôi, mật độ tảo độc phát triển dày đặc và khi tảo tàn sẽ phân hủy, điều này gây hình thành các loại khí độc như NH3, NO2. Đồng thời việc cho ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa lượng thức ăn hoặc lạm dụng việc dùng hóa chất làm cho tôm bị yếu đi tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công có thể dẫn đến tôm bị hoại tử gan tụy cấp.
– Ao nuôi có độ mặn cao > 20 ‰ sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ao nuôi có độ mặn thấp bởi vì các loại vi khuẩn virus gây bệnh cho tôm đều là những loại sống ở môi trường có độ mặn cao.
– Chất lượng nước kém, ao nuôi bị ô nhiễm nặng và hàm lượng oxy hòa tan thấp.
– Tôm giống chất lượng kém, không rõ nguồn gốc và đã bị nhiễm bệnh trước đó.
– Hạ tầng và nền đáy ao dơ bẩn không xi phông thường xuyên, bạt lót đã sử dụng qua nhiều vụ nuôi không thay mới hay vệ sinh kỹ càng làm tích tụ nhiều mầm bệnh.
– Thời tiết thay đổi biến động thất thường khiến cho tôm stress và yếu đi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Bệnh đỏ gan – hoại tử gan tụy hoặc bệnh chết sớm nói chung sẽ gây hàng loạt tôm trong ao, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Điều này gây hao hụt đàn tôm trong ao, số lượng bị suy giảm đáng kể và hầu như bà con có nguy cơ mất trắng vụ nuôi. Suy ra thì bà con không những không thu được lợi nhuận mà còn thua lỗ trong cả vụ nuôi. Đây là mất mát lớn của nhiều bà con nuôi tôm.
Đây là dịch bệnh có thể dễ dàng lây lan, nếu tôm giống không được kiểm định kỹ càng mà thả nuôi thì sau một thời gian ngắn sẽ lây lan ra bệnh cho toàn bộ ao nuôi. Tình trạng này ảnh hưởng khá lớn đến thị trường vì thiếu hụt đi nguồn cung tôm, khi đó giá tôm sẽ tăng cao và thị trường sẽ mất cân bằng về giá thành.
Ngoài ra, khi điều trị bệnh cho tôm, bà con thường có xu hướng sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị. Nhưng việc lạm dụng kháng sinh quá nhiều, sử dụng sai cách, sử dụng quá nhiều loại kháng sinh sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến môi trường và tích tụ lượng kháng sinh trong thịt tôm. Kháng sinh có giá thành khá đắt, vì vậy chi phí sử dụng thuốc sẽ tăng cao và giá trị tôm bán ra sẽ thấp do tôm tồn đọng kháng sinh. Hoặc khó có thể xuất khẩu ra thị trường thế giới do sự nghiêm ngặt về liều lượng kháng sinh khi sử dụng.
→ Với những tác hại kể trên, bà con nên chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ đầu vụ nuôi để hạn chế xảy ra tình trạng này. Vì một khi tôm đã nhiễm bệnh thì tốc độ chết sẽ rất nhanh, bà con có thể sẽ kiểm soát không kịp thời.
Bệnh hoại tử gan tụy cấp – bệnh chết sớm với triệu chứng tôm bị đỏ gan đến nay vẫn chưa có công bố chính thức về phương pháp điều trị hiệu quả. Đa phần khi tôm có dấu hiệu bị nhiễm bệnh, bà con đều thu tôm ngay vào thời điểm đó nhưng cách này chỉ phù hợp khi tôm dưới 30 ngày tuổi. Sau đó tiến hành dùng chất diệt khuẩn bằng chlorine (liều lượng nên tham khảo người có kinh nghiệm hoặc kỹ sư VFT sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bà con) để khử sạch toàn bộ vi khuẩn trong ao, hãy đảm bảo nguồn nước đã được xử lý trước khi thải ra ngoài. Nếu không sẽ lây truyền dịch bệnh cho các vùng lân cận hoặc nghiêm trọng hơn thế nữa.
Khi có các dấu hiệu bị nhiễm bệnh như tôm bị đỏ gan và một vài dấu hiệu khác, bà con nên lấy mẫu để đem đi xét nghiệm nhằm phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nhờ vậy mà có thể phân biệt được rõ dấu hiệu của bệnh hoại tử gan tụy và các bệnh khác. Sau đó hãy cách ly các con tôm khỏe mạnh để hạn chế sự lây lan từ những con tôm chết. VFT Group đề xuất bà con thực hiện theo quy trình như sau:
– Bước 1: Bà con chuẩn bị lưới và thùng nước để thu gom các con tôm mắc bệnh và để đựng chúng trong các thùng nước.
– Bước 2: Dựa vào dấu hiệu của tôm khi nhiễm bệnh thường sẽ bơi lờ đờ, nổi đầu vào sáng sớm hoặc ban đêm, khi đó quá trình trục vớt các cá thể tôm đó sẽ dễ dàng hơn. Sau đó sẽ lựa chọn ra các cá thể tôm bệnh và tôm khỏe mạnh thông qua việc quan sát gan tụy thủ công, chẳng hạn như dấu hiệu tôm bị đỏ gan.
– Bước 3: Ta sẽ tách các cá thể đó qua 2 ao riêng biệt, 1 ao là cá thể khỏe mạnh và ao còn lại là cá thể tôm bệnh.
– Bước 4: Sử dụng chất diệt khuẩn cho ao nuôi và bổ sung men vi sinh đường ruột để trộn vào thức ăn cho tôm nhằm giúp tiêu diệt vi khuẩn Vibrio bên trong cơ thể. Bà con có thể dùng kháng sinh để điều trị bệnh như các dòng Oxytetracycline, Florfenicol hoặc kháng sinh có tác dụng mạnh hơn như Cefotaxime để kiểm soát vi khuẩn. Trong thời gian đó nên thường xuyên bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ cho tôm để nhanh chóng phục hồi.
Sử dụng kháng sinh trong trường hợp này là cần thiết để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, kháng sinh khá nhiều tác dụng phụ để lại như tồn dư kháng sinh trong cơ thể tôm, gây ô nhiễm môi trường và lạm dụng nhiều có thể khiến cho vi khuẩn chống lại kháng sinh, làm cho quá trình điều trị vô tác dụng.
Để giải quyết vấn đề đó, VFT Group đã nghiên cứu, thử nghiệm 2 dòng sản phẩm vi sinh giúp hỗ trợ điều trị tôm bị đỏ gan nói riêng và bệnh EMS trên tôm nói chung. Qua đó, sản phẩm được kiểm định nghiêm ngặt và đạt chứng nhận ISO, GSP, khác với kháng sinh, đây là 2 dòng sản phẩm có thành phần hoàn toàn không chứa kháng sinh, hormone, chất độc hại. Thêm vào đó, cả 2 sản phẩm đều có công dụng phục hồi chức năng gan tụy cho tôm sau khi sử dụng kháng sinh.
Thông tin chi tiết và cách sử dụng của từng loại sản phẩm như sau:
Chuẩn Bogantuy là giải pháp Bổ gan – Lợi tụy – Phòng EMS hiệu quả. Đáng chú ý hơn là sản phẩm sở hữu công dụng đặc biệt như giúp giải độc kháng sinh chỉ sau 3 ngày, điều này chỉ giúp tôm đào thải lượng kháng sinh trong người. Sản phẩm còn giúp chống lại các căn bệnh nguy hiểm như tình trạng tôm bị đỏ gan – hoại tử gan tụy, bệnh phân trắng, bệnh đốm trắng.
***Công dụng Chuẩn Bogantuy
***Hướng dẫn sử dụng Chuẩn Bogantuy
– Cách 1: Dùng 5 – 10ml chế phẩm trộn cùng với 1kg thức ăn để bồi bổ gan tụy định kỳ.
– Cách 2: Dùng 5ml chế phẩm để trộn vào 1kg thức ăn, đồng thời tạt đều 1 lít cho 1.000m3 nước ao nuôi để điều trị bệnh EMS và một số bệnh liên quan đến gan tụy.
***Một vài lưu ý khi sử dụng Chuẩn Bogantuy
Tương tự như vi sinh Chuẩn Bogantuy, Baci Rho cũng là dòng kháng sinh sinh học có công dụng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh EMS hay bệnh hoại tử gan tụy cấp như triệu chứng dễ nhận biết là tôm bị đỏ gan, ngoài ra Baci Rho còn có thể kiểm soát được bệnh EHP ở tôm và cải thiện hệ tiêu hóa tốt hơn. Bà con có thể thấy chỉ với 1 sản phẩm mà có thể xử lý được cả hai bệnh, đây là ưu điểm lớn nhất của sản phẩm.
Tuy nhiên, nhiều bà con vẫn luôn thắc mắc về kháng sinh sinh học Baci Rho, đây chỉ là tên gọi của sản phẩm. Thực tế thì đây là chế phẩm sinh học chứa một số chủng vi sinh có khả năng tự sản xuất ra kháng sinh và được gọi là kháng sinh sinh học, bà con hoàn toàn yên tâm vì nó an toàn tuyệt đối cho tôm.
***Công dụng của Baci Rho
***Hướng dẫn sử dụng Baci Rho
***Lưu ý khi sử dụng Baci Rho
Chế phẩm vi sinh của VFT Group là những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:
Để phòng ngừa tôm bị đỏ gan cũng như là bệnh hoại tử gan tụy cấp hay bệnh chết sớm EMS, bà con hãy thực hiện các công việc sau đây:
– Lựa chọn con giống đạt chất lượng, khỏe mạnh, có giấy chứng nhận sạch bệnh và nguồn gốc rõ ràng.
– Xi phông đáy ao thường xuyên để loại bỏ các chất thải trong ao nuôi, điều này vừa làm sạch ao nuôi mà còn có thể hạn chế được bệnh khí độc phát sinh gây bệnh cho tôm.
– Tăng cường sử dụng men vi sinh định kỳ như Bio Active – Vi sinh xử lý nguồn nước ao và Aqua – Vi sinh xử lý đáy ao.
– Đáp ứng đủ lượng oxy hòa tan cho ao nuôi bằng cách chạy quạt, sục khí.
– Bổ sung men vi sinh đường ruột Mipe vào thức ăn của tôm để kích tôm ăn nhiều, hấp thu tối đa dinh dưỡng. Từ đó hệ miễn dịch sẽ gia tăng, tôm có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả. Ngoài ra, bà con nên lựa chọn loại thức ăn và liều lượng phù hợp, tránh trường hợp dư thừa lượng thức ăn trong ao nuôi.
– Kiểm tra mật độ vi khuẩn thường xuyên từ 5 – 7 ngày/lần để theo dõi chặt chẽ, nếu mật độ vi khuẩn tăng cao hơn 103 CFU/ml thì bà con nên sử dụng thuốc diệt khuẩn BKC, Rudo, Iodine,… trong vòng 2 ngày đến khi mật độ vi khuẩn suy giảm. Sau quá trình diệt khuẩn, bà con đánh lại vi sinh liều cao để ổn định lại môi trường nước ao nuôi.
– Trường hợp ao nuôi có tôm bị nhiễm bệnh, bà con phải diệt khuẩn triệt để, khoanh vùng và cách ly, Tuyệt đối không xả nước thải chưa được xử lý hoặc tôm bệnh đã chết ra môi trường bên ngoài.
Qua các nội dung trên được VFT Group chia sẻ đến cho bà con, chắc hẳn bà con đã biết được tôm bị đỏ gan là biểu hiện của bệnh tôm chết sớm EMS hay còn được gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp. Đối với bệnh này, bà con nên phòng ngừa hơn chữa bệnh, nhưng nếu phải điều trị thì bà con nên sử dụng vi sinh thay thế kháng sinh để không gây hại đến tôm. Nếu còn thắc mắc về sản phẩm, vui lòng liên hệ đến HOTLINE: 0916 859 166 để được kỹ sư bên chúng tôi tư vấn hoàn toàn miễn phí. Chúc bà con gặt hái được nhiều thành quả trong vụ nuôi nhé!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn