Tảo giáp là gì? Cách xử lý tảo giáp trong ao tôm

11 THG11
1194 lượt xem

 

Nhiều bà con lo lắng về sự phát triển của tảo giáp trong ao tôm. Đây là loại tảo có hại, gây ra một số bệnh phổ biến trên tôm như: tắc nghẽn đường ruột, ruột đứt khúc, phân đứt khúc, rớt cục thịt và nổi đầu về đêm. Vì vậy khi chúng phát triển quá mức cần phải có biện pháp xử lý kịp thời. VFT Group sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về loại tảo này và cách xử lý chúng triệt để qua bài viết dưới đây. Bà con cùng tham khảo nhé!

Tảo giáp là gì?

Tảo đóng vai trò quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho tôm và hệ sinh thái trong môi trường nước. Nhưng không phải loại tảo nào cũng có lợi, điển hình nhất là tảo giáp trong ao tôm. Đây là loại tảo độc không thể xem nhẹ và chúng mang lại nhiều rủi ro ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi. 

Tảo giáp là loại tảo thuộc ngành tảo giáp (Dinophyta) hay tảo hai roi có trên 550 giống và bao gồm 4.000 loài. Chúng phân bố rộng rãi chủ yếu ở biển và chỉ có khoảng 220 loài tảo này sống ở khu vực nước ngọt. Tảo giáp chủ yếu tồn tại ở dạng đơn bào, hình sợi và di chuyển bằng 2 roi. Phần roi thứ nhất nằm trong rãnh ngang có chức năng giúp tế bào chuyển động xoay tròn, roi còn lại sẽ nằm trong rãnh dọc giúp tế bào chuyển động về phía trước hoặc lùi về sau.

Một số loài thường gặp trong ao nuôi tôm là Gymnodinium sp., Peridium sp., Ceratium sp., Protoperidinium sp., Alexandrium sp… Lưu ý, khi tôm ăn phải sẽ không thể tiêu hóa khiến đường ruột bị tắc nghẽn hoặc đứt đoạn do chúng có vách tế bào cứng. 

Khi chúng phát triển quá mức sẽ khiến nước ao nuôi có màu đỏ, đây còn được gọi là hiện tượng thủy triều đỏ. Tác hại của thủy triều đỏ sẽ kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt các vi sinh vật khác trong ao nuôi. Ngoài ra chúng còn khiến tôm nổi đầu vào ban đêm hoặc sáng sớm do thiếu hụt nguồn oxy trong nước. Thông thường, chúng sẽ phát triển mạnh vào những mùa nắng nóng có nhiệt độ cao với số lượng có thể tương đương với tảo khuê (tảo Silic).

—–>Tham khảo thêm bài viết về cách xử lý tảo lam trong ao nuôi tôm

Nguyên nhân xuất hiện tảo giáp trong ao tôm

Tảo giáp chỉ sinh sôi khi môi trường nước trong ao nuôi không sạch
Loài tảo này chỉ sinh sôi khi môi trường nước trong ao nuôi không sạch

Tảo giáp trong ao có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Nguồn nước cấp: Nguồn nước cấp có chứa loại tảo này mà không được xử lý kỹ đã đưa vào ao nuôi tôm. Trong môi trường ao nuôi, gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển một cách nhanh chóng.
  • Nền đáy ô nhiễm: Nền đáy ao nuôi bị ô nhiễm nặng vì không quản lý tốt lượng thức ăn dư thừa, xác và phân tôm lắng ở đáy ao lâu không được xử lý. Từ đó tích tụ Nitơ, Photpho khiến cho chúng phát triển quá mức.
  • Mất cân bằng khoáng đa vi lượng: Trong quá trình nuôi, môi trường nước ao bị mất cân bằng khoáng đa vi lượng cũng là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của chúng.

Vậy làm thế nào để biết tảo giáp đang phát triển quá mức trong ao nuôi và gây hại cho tôm? VFT Group mời bà con tiếp tục theo dõi bài viết để biết các dấu hiệu nhận biết nhé!

Dấu hiệu nhận biết tảo giáp xuất hiện trong ao nuôi tôm

Tảo giáp khi sinh sôi nhiều sẽ khiến nước có màu đỏ như bị nhiễm sắt
Tảo giáp khi sinh sôi nhiều sẽ khiến nước có màu đỏ như bị nhiễm sắt

Dưới đây là 5 dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất khi tảo giáp xuất hiện trong ao nuôi tôm:

  • Màu nước đỏ: Khi ao nuôi tôm bị nhiễm tảo giáp, nước ao thường ngả về màu đỏ hoặc nâu đỏ. Đó là do tảo giáp tăng trưởng mạnh, chúng tích tụ lại với nhau và nổi trên mặt nước.
  • Xuất hiện mùi hôi: Một số loại tảo giáp có khả năng sản sinh các chất hữu cơ gây mùi hôi. Nếu ao nuôi tôm tồn tại một lượng lớn tảo giáp, có thể có mùi hôi khó chịu phát sinh từ nước ao.
  • Ao bị ô nhiễm: Do Phospho và Nitơ tồn tại và tích tụ nhiều ở đáy ao lâu dài dẫn ao nuôi bị ô nhiễm nặng tạo điều kiện thuận lợi để tảo giáp bùng phát mạnh mẽ.
  • Sự thay đổi tập tính sống của tôm: Ban đêm, tảo giáp thường chìm xuống đáy ao tạo ra hiện tượng ao phát sáng. Điều này làm ảnh hưởng đến tập tính sống của tôm.
  • pH thay đổi trong ngày: Bà con có thể đo lường, theo dõi chỉ số pH nước ao vào nhiều thời điểm trong ngày, nếu thấy có sự dao động lớn giữa ngày và đêm thì khả năng cao ao nuôi đã nhiễm tảo giáp.
  • Tôm nổi đầu: Khi quan sát ao, thấy hiện tượng tôm nổi đầu, đặc biệt là vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm. Điều này cho thấy tảo giáp đã phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, làm giảm lượng oxy hòa tan, khiến tôm phải nổi đầu để thở.
  • Tôm mòn đuôi cụt râu: Nếu ao nuôi xuất hiện tảo giáp sẽ khiến đáy ao nuôi bị dơ và phát sinh vi khuẩn. Khi vi khuẩn phát triển mạnh sẽ tấn công vào chân bơi, phụ bộ, râu làm cho tôm bị mòn đuôi, cụt râu. Mặt khác, tảo giáp còn cạnh tranh nguồn dinh dưỡng, khoáng chất của tôm khiến tôm đói và cắn nhau và gây nên vấn đề tương tự. 

Tảo giáp gây hại cho tôm ra sao?

Tảo giáp trong ao tôm khi xuất hiện sẽ gây nên nhiều vấn đề, chúng có thể tác động gián tiếp thông qua môi trường nước hoặc tác động trực tiếp trên tôm, cụ thể:

  • Tảo giáp có lớp vách tế bào rất cứng, nếu tôm ăn phải chúng sẽ bám vào thành ruột tôm, gây tắc nghẽn đường ruột, tạo ra hiện tượng ruột đứt khúc, phân đứt khúc. Tảo giáp phát triển mạnh sẽ cạnh tranh môi trường sống và nguồn dinh dưỡng với các loại tảo có lợi trong nuôi tôm như tảo khuê và tảo lục.
  • Khi tảo giáp tàn sẽ sản sinh và làm tăng nồng độ các loại khí độc gây hại cho tôm như: NH3, NO2. Lượng khí độc cao khiến tôm bỏ ăn, bơi lờ đờ, rớt cục thịt,… Ngoài ra, khi tảo giáp phát triển với mật độ cao, chúng hấp thụ lượng lớn oxy cho quá trình quang hợp, từ đó làm giảm lượng oxy hòa tan trong ao khiến tôm nổi đầu về đêm và lúc sáng sớm.
  • Tảo giáp sinh sôi với số lượng nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nên bệnh mòn đuôi cụt râu do thiếu hụt nguồn dinh dưỡng, khoáng chất. 
  • Khi phát triển đến 1 mức nhất định, bà con sẽ thấy hiện tượng tảo giáp nở hoa gây độc cho cá tôm. Các tế bào tảo giáp lúc đó do phát triển quá đông và bắt đầu cạnh tranh dinh dưỡng dẫn đến 1 số tế bào chết đi (Tảo tàn trong ao tôm)

Như đã nói đến ở phần dấu hiệu nhận biết, tảo giáp còn gây ra hiện tượng ao phát sáng vào ban đêm. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tập tính sống của tôm nuôi, tôm giảm bắt mồi, dễ stress. Nếu nghiêm trọng có thể bỏ ăn và chết rải rác.

Cách diệt tảo giáp trong ao nuôi tôm và biện pháp phòng ngừa

Phòng ngừa tảo giáp

Trong số các loại tảo độc thì tảo giáp là loại tảo khó cắt nhất, cho nên việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là điều hết sức quan trọng trong trường hợp này. Vì vậy, bà con cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tảo giáp xuất hiện trong ao nuôi ngay từ giai đoạn thả giống.

Đầu tiên phải kiểm tra nguồn nước để kiểm tra sự xuất hiện của tảo giáp trong ao tôm bằng các dấu hiệu kể trên, chẳng hạn như màu nước ao ngả về màu đỏ hoặc nâu đỏ. Sau đó nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi phải đảm bảo chất lượng, bà con nên cấp nước vào ao lắng để diệt khuẩn, mầm bệnh, khử sạch tảo giáp và các tác nhân có nguy cơ khiến tảo giáp phát triển.

Tiếp theo sẽ kiểm tra và điều chỉnh các thông số như pH, độ kiềm, độ mặn, hệ đệm… Nếu phát hiện các chỉ số liên quan đến sự phát triển của tảo giáp, hãy điều chỉnh và cân bằng về mức phù hợp. Cuối cùng sẽ cấp nước đã xử lý vào ao nuôi.

* Một số lưu ý mà bà con cần tuân theo:

– Trong quá trình nuôi, nếu nguồn nước cận kề có hiện tượng tảo nở hoa thì tuyệt đối không được tiến hành thay nước vì sẽ làm lây lan tảo giáp qua ao nuôi tôm.

– Tảo giáp trong ao tôm thường phát triển mạnh trong môi trường có nguồn dinh dưỡng cao. Do đó cần kiểm soát tốt lượng thức ăn dư thừa và sử dụng định kỳ vi sinh làm sạch nền đáy ao, tảo giáp sẽ không còn môi trường để phát triển.

– Ngoài ra, bà con có thể sử dụng các chế phẩm sinh học để duy trì tảo khuê hoặc tảo lục trong ao nuôi nhằm cạnh tranh môi trường sống và dinh dưỡng với tảo giáp, hạn chế sự phát triển của chúng.

Cách xử lý tảo giáp bằng hóa chất

Diệt tảo giáp bằng hóa chất là cách nhanh nhất nhưng lại dễ để lại tác dụng phụ
Cách xử lý tảo giáp bằng hóa chất là cách nhanh nhất nhưng lại dễ để lại tác dụng phụ

Sử dụng hóa chất là cách xử lý tảo giáp phổ biến và hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, bà con cần phải tuân thủ đúng liều lượng, thời gian và thực hiện theo hướng dẫn từ nhà sản xuất để tránh gây hại cho tôm và môi trường.

Bà con tham khảo một số loại hóa chất thông dụng như Đồng Sulfat, BKC, Oxy già, Chlorine,… Đây là những loại hóa chất được bà con sử dụng khá nhiều như 1 cách xử lý tảo giáp trong ao tôm. Ngoài ra, hóa chất còn dùng để diệt các loại ốc, hến, con hai mảnh và các loại tảo độc bởi vì giá thành rẻ. Tuy nhiên, tất cả đều được dùng để xử lý ao lắng và không nên tạt trực tiếp xuống ao nuôi.

Oxy già: Bà con dùng 5 lít tạt trực tiếp xuống ao để xử lý cho 1000m3. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao hơn đồng sulfat. Nhược điểm là chỉ dùng cho lượng tảo ít và chúng có thể gây sốc tôm.

BKC: Bà con dùng 1 lít BKC tạt trực tiếp xuống ao sẽ giúp xử lý 1.500mnước. Thời điểm sử dụng thích hợp nhất khi trời có nắng, để tăng cường hiệu quả nên tạt 50% nơi có tảo và 50% xung quanh ao. Tắt hệ thống quạt 30 phút và sau đó mới cho chạy quạt lại.

Đồng Sulfat: Sở hữu công dụng diệt tảo độc và ký sinh trùng trong ao nuôi. Bà con hòa tan Đồng Sulfat với nước rồi phun lên bề mặt ao. Liều lượng ở mức an toàn là 1 mg/l hoặc 0,25 mg/l nếu như độ kiềm trong ao ở mức 100 mg/l. 

Chlorine: Đây là chất oxy hóa mạnh giúp sát trùng, diệt khuẩn và cắt tảo hiệu quả trong nước. Các dòng Chlorine phổ biến trên thị trường là Hypochlorite Canxi và Hypochlorite Natri. Thông thường liều lượng dùng Chlorine để khử trùng nguồn nước là 20 – 30g/m3 và khử trùng đáy ao là 50 – 100g/m. Tuy nhiên, cách này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cao đến tôm.

Cách diệt tảo giáp trong ao nuôi tôm bằng vôi kết hợp vi sinh

Việc sử dụng vi sinh để diệt tảo sẽ có tác dụng chậm hơn vài tiếng so với hóa chất nhưng lại không có tác dụng phụ
Cách diệt tảo giáp trong ao nuôi tôm bằng vi sinh kết hợp với vôi sẽ giúp bà con tiết kiệm chi phí và tăng độ hiệu quả

Cắt tảo giáp là một quá trình kéo dài 2-3 ngày mới có thể xử lý triệt để tận gốc. VFT Group xin hướng dẫn bà con phương pháp cắt tảo kết hợp giữa vôi và vi sinh để mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí. Đầu tiên vào lúc 18-21h, bà con sẽ tiến hành thay nước chiều khoảng 30%, kế đến rải khô trực tiếp vôi nóng CaO với liều lượng 25-30kg cho 1500-2000m3 nước tùy vào mức độ nặng của tảo. Mục đích để khi vôi phản ứng với nước sẽ gây ra hiện tượng sôi làm chết phần lớn tế bào tảo.

Kế tiếp bà con rải Dolomit để cân bằng hệ đệm nhằm ổn định độ pH trong nước do sử dụng vôi và tăng độ hiệu quả khi sử dụng vi sinh cho bước tiếp theo. Sau khi tạt vôi và dolomit khoảng 2-3 tiếng, bà con bắt đầu đánh vi sinh Bio Active hoặc Aqua liều lượng gấp đôi 2 chai/hũ cho 5000m3. Nhằm xử lý những cá thể tảo giáp còn xót lại và tiêu hủy các xác tảo đã tàn do vôi nóng gây ra. Cách sử dụng vi sinh Bio và Aqua sẽ là hòa với nước ao 20 lít rồi tạt đều quanh hồ. Sau khi đánh Bà con làm vậy liên tục trong 3 đêm liên tiếp sẽ thấy tảo giáp biến mất hoàn toàn.

Đối với trường hợp tảo giáp quá dày đặc phủ kín cả ao, bà con thêm 1 bước nữa là kết hợp tạt 5 lít oxy già/1000m3 mỗi sáng, lặp lại liên tục 3 ngày. Nhằm mục đích làm suy yếu lượng tảo nhiều nhất có thể để vi sinh có thể xử lý tảo dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí mua thuốc cho bà con.

Bộ sản phẩm vi sinh Bio Active loại C và Aqua là 2 sản phẩm chuyên dùng để xử lý tảo và loại bỏ các chất thải dinh dưỡng hưu cơ tới từ thức ăn và xác tảo tàn khiến cho tảo phát triển mạnh. Với nồng độ vi sinh lớn tập trung vào 1 chức năng để tăng độ hiệu quả cao cho sản phẩm. Ngoài ra, khi bà con sử dụng định kỳ mỗi 5 ngày sẽ ngăn chặn tình trạng tảo giáp quay trở lại trong ao nuôi tôm.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về tảo giáp trong ao tôm. Bà con nên thường xuyên quan sát ao để phát hiện sớm và xử lý chúng kịp thời, tránh gây hại cho đàn tôm. Hy vọng rằng bà con sẽ có vụ nuôi thuận lợi, trúng mùa được giá. Mọi thắc mắc, bà con liên hệ ngay Hotline: 0916 859 166 để được kỹ sư VFT Group để được tư vấn và hỗ trợ.

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn