Khí độc trong ao nuôi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và gây hại đến tôm của bà con. Để giải quyết vấn đề này, bà con nên sử dụng vi sinh xử lý khí độc để thân thiện với môi trường mà còn tiết kiệm được chi phí. Trong bài viết ngày hôm nay, VFT Group sẽ hướng dẫn cho bà con về cách ủ vi sinh xử lý khí độc cụ thể và đạt được hiệu quả tốt nhất. Mời bà con theo dõi nhé!
Trong các sản phẩm vi sinh xử lý khí độc đang bán trên thị trường hiện này sẽ là hỗn hợp từ nhiều chủng với nhau, trong đó có 4 chủng chính gồm Bacillius subtilis, Thiobacillius, Rhodopseudomonas spp và Saccharomyces cerevisiae. Hãy cùng VFT tìm hiểu xem những chủng vi sinh này đóng vai trò gì trong việc xử lý khí độc trong ao nuôi tôm và cách thức chúng hoạt động ra sao ở bên dưới nhé:
1/ Bacillius subtilis
Chủng vi sinh Bacillius có hình dạng que, thuộc nhóm vi khuẩn gram dương. Nguồn dinh dưỡng chính của chúng tới từ các các chất hữu cơ, Bacillus sử dụng các enzyme Amylase, Protease để phân hủy các chất hữu cơ phức tạp trong môi trường thành các Glucose và Amino acid nuôi dưỡng tế bào. Vì đặc tính này nên các chuyên gia đã dùng Bacillus trong việc cắt tảo và xử lý xác tảo tàn, thức ăn dư thừa.
Ngoài ra, Bacillus sản sinh 1 loại kháng khuẩn bacteriocin và lysozyme có chức năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại bao gồm Vibrio gây bệnh hoại tử gan tụy EMS.
—> Tham khảo thêm bài viết: Cách ủ vi sinh Bacillus
2/ Thiobacillus
Đây là chủng vi sinh với tính năng oxy hóa hydro sulfice (H2S) thành sulfur (S) và sulfate (SO4). Chúng có khả năng sinh tồn dưới môi trường khắc nghiệt, đây là 1 lợi thế khiến cho sản phẩm vi sinh có tác dụng lâu hơn so với sử dụng hóa chất.
—-> Xem thêm bài viết: Cách xử lý khí độc h2s
3/ Rhodopseudomonas spp
Đây là chủng vi sinh có khả năng quang hợp nhưng lại không hấp thụ khí CO2 sản sinh O2 mà là hấp thụ chất hữu cơ và cho ra năng lượng. Đặc biệt hơn là loài vi sinh này xử lý chất thải tới từ tôm triệt để hơn so với Bacillus và không chỉ chất thải chúng còn xử lý được cả khí độc H2S, NH3. Chúng ta có thể thấy khả năng xử lý của chủng Rhodopseudomonas spp rộng hơn so với các loài vi sinh khác nhưng điểm yếu của chúng là cần phải có ánh nắng mặt trời. Đó là lý do vì sao chủng này thường được các chuyên gia dùng vào buổi sáng để xử lý khí độc, lợn cợn.
4/ Saccharomyces cerevisiae
Saccharomyces cerevisiae khác với các chủng vi sinh khác, chúng không phải là vi khuẩn mà là 1 loài nấm men. Mặc dù chúng không có khả năng xử lý khí độc nhưng chúng hỗ trợ phân hủy chất hữu cơ, giảm đi tác nhân sản sinh khí độc. Tuy nhiên, Saccharomyces thường thấy trong các sản phẩm vi sinh hỗ trợ tiêu hóa của tôm hơn là xử lý nước. Vì chúng tiết ra Beta-glucan và MOS, đây là 2 chất kích thích hệ miễn dịch tự nhiên trong tôm, giúp tôm chống chọi lại nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Đầu tiên, chế phẩm sinh học EM gốc được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia vi sinh hàng đầu đến từ Nhật Bản. EM gốc là tập hợp các dòng vi sinh vật có lợi dùng trong nuôi tôm để xử lý chất thải, khí độc cũng như là nguồn nước trong ao nuôi. Nhưng giá thành của EM hơi cao vì vậy mà bà con thường cân nhắc khi sử dụng. Bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả, người ta thường hoạt hóa, sinh khối từ EM gốc thành các chế phẩm thứ cấp như EM2 để số lượng vi sinh nhiều và mạnh hơn.
Chế phẩm EM2 hỗ trợ xử lý và làm sạch nguồn nước ao nuôi để hạn chế khí độc, các tác nhân gây hại khác phát triển gây nên nhiều bệnh tật ở tôm. Chính vì công dụng tuyệt vời này mà bà con thường ưa chuộng chế phẩm EM2. Quy trình ủ như sau:
– Chế phẩm EM gốc: 1 lít
– Mật rỉ đường: 1 lít
– Nước sạch (nước cất hoặc nước ao nuôi): 18 lít
– Xô nước nhỏ
– Can chứa 20 lít có nắp đậy dùng để ủ và que khuấy làm bằng tre (Không sử dụng que sắt hoặc dụng cụ bị rỉ sét để khuấy vì sẽ không tốt cho quá trình phát triển của vi sinh)
Sau cách ủ vi sinh xử lý khí độc trên, bà con sẽ nhận được 20 lít chế phẩm EM2 với số lượng vi sinh nhiều và hoạt động mạnh mẽ hơn, bà con chỉ cần tạt đều xuống ao để xử lý. Điều này sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc xử lý khí độc và tiết kiệm được kha khá chi phí cho bà con sử dụng.
Ngoài ra để thuận tiện hơn, VFT Group đề xuất bà con nên sử dụng các chế phẩm vi sinh không cần tốn thời gian ngâm ủ như Bio Active hoặc Aqua để tiết kiệm thời gian và dễ dàng sử dụng giúp khử khí độc và nhiều công dụng khác. Đây là 2 chế phẩm vi sinh được tin dùng và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía bà con nuôi tôm đã từng sử dụng.
* Thành phần:
+ Bio Active
– Bacillus spp……………………..109 CFU/L
– Rhodopseudomonas spp……..109 CFU/L
– Saccharomyces cerevisiae……109 CFU/L
– Nước cất và rỉ mật vừa đủ 1 lít
– Sản phẩm sản xuất trên nền nhiều chủng vi sinh có lợi cho môi trường ao nuôi: Rhodobacter spp, Lactobacillus spp…
+ Aqua
– Bacillus spp 109 CFU/kg
– Rhodopseudomonas sp 109 CFU/kg
– Dextrose vừa đủ 1kg
– Bacillus spp (Bacillus subtilis; Bacillus pumilus; Bacillus amyloliquefaciens; Bacillus licheniformis); Actinomycetes; Lactobacillus spp khử mùi.
* Công dụng:
+ Bio Active
– Giảm hàm lượng khí độc trong ao như NH3 , NO2 , H2S.
– Phân hủy chất hữu cơ và thức ăn dư thừa trong ao nuôi.
– Cắt tảo độc, Khử nhớt sạch bạt và Giảm mùi hôi đáy ao.
– Làm sạch nước ao và gây màu trà, màu nõn chuối chỉ sau nửa ngày.
– Ức chế và ngăn ngừa vi khuẩn Vibrio gây bệnh phân trắng, đốm đen, hoại tử gan tụy và một số bệnh đường ruột trên tôm.
+ Aqua
– Giảm nhanh hàm lượng khí độc hòa tan trong ao như NH3 , NO2 , H2S, tránh tình trạng tôm chết ngại và nổi đầu vào sáng sớm.
– Ngăn chặn độc chất phát sinh từ tảo tàn, rớt tảo và cắt tảo chỉ sau 1 liệu trình
– Chứa vi khuẩn hữu ích phân hủy nhanh bùn bã hữu cơ tích tụ đáy ao.
– Giúp làm giàu vi sinh vật ở nền đáy ao.
– Giảm mùi hôi nước xi phông đáy, khử nhớt sạch bạt.
* Hướng dẫn sử dụng
+ Bio Active
Khử nhớt, gây màu trà (Đánh buổi sáng khi có trời nắng) và Giảm khí độc, cắt tảo (Đánh vào ban đêm từ 9 – 10 giờ) với cách sử dụng như sau:
– Tháng thứ 1: 1 lít Bio Active dùng cho 8000 đến 10000m3 nước, định kỳ 5 đến 7 ngày/ lần.
– Tháng thứ 2 đến thu hoạch: 1 lít Bio Active dùng cho 8000 đến 10000m3 nước lặp lại 3 đến 5 ngày/ lần.
– Hòa tan vi sinh vào nước ao nuôi, có thể hòa 0.5kg-1kg mật rỉ đường với 50-100 lít nước trước khi tạt 2 giờ, không cần sục khí, tạt đều quanh bề mặt ao nuôi.
+ Aqua
– Tháng thứ 1: Dùng 100g Aqua cho 5.000m3 nước, sử dụng 5 ngày/lần.
– Tháng thứ 2: Dùng 150g Aqua cho 5.000m3 nước, sử dụng 5 ngày/lần.
– Tháng thứ 3: Dùng 200g Aqua cho 5.000m3 nước, sử dụng 5 ngày/lần.
– Tháng thứ 4: Dùng 250g Aqua cho 5.000m3 nước, sử dụng 5 ngày/lần.
Cả hai sản phẩm đều cam kết an toàn không chứa hormon, kháng sinh hoặc hóa chất gây hại đến bà con. Bà con hoàn toàn yên tâm vì sản phẩm đạt chứng nhận ISO và được Tổng cục Thủy Sản cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
Sau khi bà con đã biết được cách ủ vi sinh xử lý khí độc như thế nào, dưới đây sẽ là một số điều mà bà con cần lưu ý trong quá trình ủ và sử dụng:
*** Lưu ý trong quá trình ủ:
– Khi ủ vi sinh nên bảo quản ở những nơi thoáng mát và tránh đặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
– EM2 nên được dùng càng nhanh càng tốt vì chỉ có thể bảo quản lâu hơn 3 tháng. Nhưng nếu vẫn ngửi được mùi thơm chua ngọt thì vẫn có thể tiếp tục bảo quản.
– Tuyệt đối không sử dụng EM2 để nhân lên EM3 vì sẽ dễ bị tạp nhiễm và làm mất cân bằng vi sinh vật trong chế phẩm.
– Trong quá trình ủ vi sinh sẽ gặp hiện tượng phình can, bà con nên di chuyển và mở nắp ra nhẹ nhàng để khí CO2 thải bớt ra ngoài. Tránh việc mở mạnh tay có thể khiến vỡ can và gây tiếng nổ lớn.
*** Lưu ý khi sử dụng
– Bảo quản chế phẩm ở những nơi khô ráo, thoáng mát và tránh nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
– Không sử dụng chế phẩm cùng với kháng sinh hoặc hóa chất diệt khuẩn khác.
– Nên dùng đúng theo liều lượng và không được sử dụng quá liều.
– Không pha với nước nóng vì sẽ làm chết vi sinh vật có lợi.
– Thời gian sử dụng chế phẩm EM2 tốt nhất là từ 8 – 10 giờ sáng lúc trời nắng ấm hoặc thời điểm hàm lượng oxy hòa tan trong ao cao.
– Sử dụng định kỳ để duy trì mật độ lợi khuẩn để kiểm kiểm soát tốt môi trường nước ao nuôi nhằm hạn chế khí độc, vi khuẩn gây bệnh và các loại tảo độc khác.
Quá trình xử lý khí độc thường sẽ là ngăn ngừa khí độc xuất hiện hoặc là xử lý khí độc khi bùng phát. Sau đây là lý do mà bà con nên áp dụng cách ủ vi sinh xử lý khí độc:
Nguyên nhân khiến cho khí độc xuất hiện nhiều ở ao tôm là do chất lượng môi trường nước chưa được đảm bảo như mật độ tảo phát triển quá dày, thức ăn dư thừa nhiều, phân tôm, xác tảo tàn, vỏ tôm đã lột xác… Nếu tích tụ trong thời gian dài mà không xử lý sẽ tạo điều kiện vi khuẩn yếm khí phân hủy chúng và sản sinh ra khí độc. Lúc này, vi sinh có tác dụng phân giải và chuyển hóa các chất hữu cơ này giúp cho môi trường ao nuôi sạch và ổn định để tôm phát triển tốt.
Bà con nên sử dụng vi sinh ngay từ giai đoạn đầu của vụ nuôi và duy trì 5-7 ngày để kiểm soát tốt vấn đề khí độc xuất hiện.
Việc thay nước định kỳ sẽ tốn thời gian và chi phí, đặc biệt là nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. Vi sinh là biện pháp thay thế việc thay nước để xử lý vấn đề khí độc trong ao và đồng thời cũng giảm thiểu chi phí dùng hóa chất do các chủng vi sinh vật có khả năng tự sinh sản. Nếu sử dụng vào đầu vụ nuôi với liều lượng phù hợp là có thể giúp kiểm soát lượng khí độc và cải thiện chất lượng nước rõ rệt.
Nhu cầu mua bán tôm “sạch” đang ngày càng khắt khe, việc mua bán tôm cũng thuận lợi và mang lại lợi nhuận cao nếu bà con nuôi tôm không sử dụng hóa chất, kháng sinh. Do đó bà con thường tìm hiểu về cách ủ vi sinh xử lý khí độc hoặc mua các sản phẩm vi sinh dùng trực tiếp như Bio Active và Aqua của VFT Group. Việc nuôi tôm bằng vi sinh sẽ bán được với giá trị cao hơn vì kích thước tôm lớn, đồng đều hơn và mang về lợi nhuận gấp nhiều lần.
Trước kia, bà con thường dùng kháng sinh hoặc hóa chất để xử lý và ngừa trị bệnh tật trên tôm. Tuy nhiên, khánh sinh khá độc hại với tôm và tác động xấu đến sức khỏe của nhiều bà con. Vì vậy mà hiện nay nhiều bà con sử dụng vi sinh thay thế kháng sinh, đây là một giải pháp an toàn với ao nuôi và cả môi trường xung quanh. Chế phẩm vi sinh hoàn toàn vô hại nên là bà con có thể dùng thoải mái mà không gặp bất cứ vấn đề gì. Nhưng cũng phải tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng hợp lý để có thể diệt khí độc với hiệu quả tối đa.
Trước khi hướng dẫn bà con cách ủ vi sinh xử lý khí độc, mời bà con xem qua sơ lược về các loại khí độc trong ao. Trong suốt vụ nuôi, các chất hữu cơ tích tụ ở dưới đáy ao phân hủy yếm khí và phát sinh ra lượng khí độc gây hại. Tuy nhiên, nếu nồng độ khí độc trong ao ở mức quá cao sẽ khiến tôm chết rải rác hoặc nghiêm trọng hơn là chết hàng loạt. Thông thường, Amoniac (NH3), Nitrit (NO2), Hydro Sunfua (H2S) là các nguyên nhân chính gây xuất hiện khí độc và khiến tôm dễ mắc các bệnh về gan tụy, đốm trắng hoặc phân trắng.
Để hạn chế tình trạng này xảy ra, ao tôm cần được theo dõi thường xuyên để xem ao tôm có dấu hiệu bị nhiễm khí độc hay không. Biện pháp phổ biến vẫn là sử dụng kit test để kiểm tra hoặc dùng vi sinh xử lý khí độc. Tôm là nguồn thực phẩm phổ biến và là món ăn ưa thích của nhiều người, vì vậy việc dùng vi sinh để thay thế các biện pháp khác là lựa chọn tốt nhất và an toàn cho người dùng.
Chế phẩm vi sinh của VFT Group là những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:
Việc áp dụng cách ủ vi sinh xử lý khí độc đúng liều lượng, thời gian và công thức sẽ giúp bà con khử khí độc trong ao tuyệt đối không lo về tình trạng tái phát. Ngoài ra, điểm mạnh của vi sinh Bio Active và Aqua đó là không cần ngâm ủ trước khi dùng. Bà con vui lòng liên hệ đến kỹ sư VFT Group qua HOTLINE: 0916 859 166 để đặt hàng với ưu đãi giảm giá và tặng kèm sản phẩm. Kính chúc quý bà con thật nhiều sức khỏe và bội thu ở hầu hết những mùa vụ.
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn