Trong hầu hết các mô hình nuôi tôm đều cần có quy trình xử lý nước thải nếu không sẽ làm ô nhiễm môi trường sông khi thải ra và có thể gây lây lan dịch bệnh ra khắp vùng nuôi. Vì vậy, có thể thấy rằng để nuôi tôm bền vững, lâu dài hơn, việc đầu tư vào các hệ thống và có quy trình xử lý nước thải ao nuôi tôm là điều vô cùng cần thiết.
Sau đây sẽ là bài viết của VFT Group để giúp bà con có một quy trình xử lý nước thải trong ao nuôi tốt nhất!
Phần lớn nhiều bà con thường chủ quan trong việc xử lý nước thải, điển hình như thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng đến nguồn nước và môi trường sống của khu vực đó. Nguy hiểm nhất là khi trong nước thải có chứa mầm bệnh, khi mầm bệnh được thải ra bên ngoài sông sẽ xâm nhập vào các vật chủ và phát triển mạnh mẽ. Hệ lụy sau này sẽ ảnh hưởng vào nguồn nước cấp vào trong ao tạo thành dịch bệnh cho cả vùng hoặc có thể xâm nhập vào ao nuôi của chính bà con qua các vật chủ khác.
Ngoài ra, nếu chất thải của tôm tồn đọng trong ao nuôi quá nhiều không được xử lý khi thải ra sông, chúng sẽ trở thành bùn đen sản sinh ra các loại khí độc NH3, H2S. Khiến cho các đông vật thủy sinh ở sông bị nhiễm độc và tệ hơn mùi hôi từ sông bốc ra sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho bà con sống ở khu vực đó.
→ Việc xây dựng hệ thống và quy trình xử lý nước thải tôm đồng nghĩa là bảo vệ, phát triển các mô hình nuôi tôm bền vững và lâu dài tại Việt Nam. Với quy mô rộng hơn, đây còn là việc làm cùng nhau bảo vệ nguồn nước và môi trường sống của hầu hết người dân xung quanh.
Dưới đây là các phương pháp xử lý nước thải ao nuôi:
Đối với phương pháp xử lý bằng hệ thống công nghiệp, đây được hiểu như là một chuỗi các bể xử lý sinh học. Sau khi các chất rắn lơ lửng được tách ra khỏi thành phần thì nước thay và nước xi phông lần lượt dẫn đến các bể xử lý.
Cơ chế để xử lý chất thải của phương pháp này là quy trình sục khí sẽ được hoạt động liên tục để giúp cho các chất thải hữu cơ dần chuyển hóa thành dạng vô cơ không gây độc. Sau đó thì nước được chuyển qua bể lắng để tách bùn, diệt khuẩn, khử mặn rồi sẽ được tái sử dụng tuần hoàn ở môi trường tự nhiên.
Điểm mạnh của phương pháp này là tốc độ xử lý nhanh và xử lý được lượng nước thải lớn. Nhưng ngược lại cần có chi phí đầu tư khá cao và cần có kỹ thuật chuyên môn sâu để có thể vận hành tốt phương pháp này.
Cơ chế của phương pháp xử lý nước thải bằng ao sinh học sẽ nhờ vào quá trình phân hủy sinh học nhờ vào các loài vi sinh và các loại thủy sản tiêu thụ chất chặn lắng hữu cơ như cá rô phi, sò, nghêu,…
Thông thường các hệ thống xử lý nước thải sẽ được thiết kế nhiều ao sinh học liền kề, mỗi ao nuôi sẽ có chức năng riêng biệt. Tuy nhiên sẽ hướng đến mục đích chung là sẽ giúp phân hủy các chất hữu cơ dơ bẩn từ ao nuôi. Thường thì 2 nhóm tác dụng chính của ao sinh học là ao lắng, ao xử lý sinh học kỵ khí, hiếu khí hoặc cả hai. Tại đó, ao lắng sẽ có nhiệm vụ giữ lại phần lớn các chất lơ lửng trước khi đưa nó vào các ao sinh học. Tiếp theo các ao nuôi sinh học sẽ làm tiếp nhiệm vụ phân hủy sinh học các chất hữu cơ lơ lửng bằng hệ vi sinh vật có trong ao nuôi như cá phi, sò, nghêu, cá nâu,… Các loài này chuyên xử lý các chất rắn lơ lửng hoặc là rong tảo.
Điểm mạnh của ao sinh học là chi phí đầu tư thấp, dễ dàng thực hiện và là phương pháp được áp dụng phổ biến. Điểm yếu của phương pháp này đòi hỏi ao nuôi phải có diện tích lớn để bố trí và thời gian để xử lý nước thải tốn khá nhiều thời gian.
Phương pháp xử lý nước thải được Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất chính là dựa trên phương pháp ao sinh học kết hợp cùng với ao lắng và hầm biogas. Còn về cơ chế của phương pháp này sẽ dùng bồn lắng (thay thế ao lắng) để lắng chất lơ lửng, còn hầm biogas sẽ xử lý bùn lắng từ nước xi phông. Tại đây, chuỗi ao sinh học sẽ bao gồm 2 ao sinh học, 1 ao khử trùng để xử lý nước thay và một số loại nước thải khác như nước xi phông đã tách bùn, nước thải từ hầm biogas,…
– Hệ thống bồn lắng: Nước xi phông sẽ đưa vào đây để tách riêng cặn bùn và nước. Tiếp đến thì căn bùn được đưa vào hầm biogas để xử lý nhằm giảm tải sinh học cho các ao xử lý. Về phần nước trước khi đưa vào hệ thống bồn lắng, phần vỏ tôm lột sẽ được tách bằng lưới lọc.
– Hệ thống biogas: Bùn sau khi lắng sẽ được đưa vào hệ thống biogas để phân hủy yếm khí tạo ra khí gas sinh học, khí này được đem đi để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Sau đó lượng nước thải phát sinh từ biogas sẽ được đưa đến ao xử lý sinh học 1 để xử lý.
– Ao xử lý sinh học 1: Tại ao 1 này, các chất hữu cơ, dinh dưỡng hòa tan sẽ được cung cấp cho tảo và hệ vi sinh trong ao sinh sôi phát triển. Đồng thời tại ao nuôi 1 cung được bổ sung thêm nguồn vi sinh để đánh xuống ao và chạy quạt thêm để giúp quá trình phân hủy sinh học nhanh hơn. Bên cạnh đó thì ao còn nuôi được cá rô phi, cá nâu, sò huyết,… Chúng sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh trong ao và kiểm soát mật độ vi khuẩn có hại.
– Ao xử lý sinh học 2: Nước từ ao sinh học 1 sẽ chảy sang ao xử lý sinh học 2. Tại ao 2 sẽ tiếp tục làm công việc xử lý tương tự như ao 1 thêm lần nữa. Nhưng khi đến giai đoạn này thì hàm lượng chất rắn lơ lửng đã giảm đáng kể. Đặc biệt tạo ao này có thể dùng được các loại thực vật nhằm để lọc sinh học tự nhiên như là cây đước, cây mắm,…
– Ao xử lý khử trùng 3: Đây là bước cuối cùng sau khi đã xử lý tại ao sinh học 2, tại quy trình cuối cùng này thì nguồn nước đã tương đối sạch và sẽ tiếp tục chảy qua ao khử trùng 3 để được khử trùng với Chlorine. Rồi sau đó nó sẽ được đưa vào ao sẵn sàng để cung cấp nước cho ao nuôi hoặc ao ương.
Đây là phương pháp xử lý nước thải thuộc dự án “Góp phần ngăn ngừa ô nhiễm môi trường vùng ven biển Phú Yên thông qua mô hình xử lý nước thải ao nuôi tôm”. Phương pháp này đã mang đến thành công cho bà con nuôi tôm tại vùng Đông Hòa, Sông Cầu (Phú Yên) ngay từ đầu vụ nuôi từ năm 2010.
– Mô hình 1: Trong ao nuôi có hệ thống xử lý nước thải riêng biệt, nước thải sẽ từ ao nuôi hoặc là ao xi phông bơm vào ao xử lý. Trong ao xử lý này sẽ được nuôi cá rô phi và trồng rong, sau quá trình xử lý thì nước sẽ được cấp lại cho ao nuôi tôm. Đây được xem là mô hình nuôi tôm không hóa chất, kháng sinh hoặc thuốc thú ý thủy sản.
– Mô hình 2: Mô hình này sử dụng cá rô phi trực tiếp, bằng cách là cắm các giai chứa cá rô phi trực tiếp trong các ao tôm. Với mô hình 2 này, các chất hữu cơ lơ lửng trong ao nuôi sẽ được đẩy bằng quạt nước vào giai làm thức ăn cho cá rô phi. Sau thời gian tiêu thụ thức ăn, cá rô phi sẽ thải ra lượng chất thải có ích cho sự phát triển của một số loài vi sinh vật có lợi trong ao nuôi.
Việc xả nước thải ra ngoài môi trường nếu không được qua quá trình xử lý sẽ khiến cho môi trường bên ngoài gặp ô nhiễm trầm trọng. Do vậy, bà con có thể áp dụng các phương pháp xử lý nước thải trên để góp phần bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, như bà con có thể thấy rằng các phương pháp trên đòi hỏi khá nhiều quy trình, cơ sở vật chất. Đồng nghĩa với việc bà con sẽ cần có một khoảng đầu tư lớn và đồng thời cũng tốn khá nhiều diện tích canh tác của bà con. Đối với nhiều bà con đang gặp cản trở về mặt kinh tế hoặc là thiếu đất canh tác thì đây sẽ là vấn đề gây khó dễ. Có thể đây là lý do mà nhiều bà con chọn phương án không thông qua xử lý để tiết kiệm hơn nhưng nó sẽ làm ô nhiễm môi trường.
Nếu như bà con thấy các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm tốn kém khá nhiều về mặt diện tích và kinh tế, bà con có thể sử dụng vi sinh Aqua – VFT Group. Đây là dòng vi sinh đang được ưa chuộng trên thị trường vì không cần ngâm ủ hay sục khí. Khác với việc đầu tư quy trình xử lý nước thải, Aqua sẽ có dạng bột và chỉ cần hòa với nước rồi tạt xuống ao nuôi sẽ giúp giải quyết các vấn đề sau:
– Chứa nhiều chủng vi sinh có lợi giúp phân hủy nhanh các chất hữu cơ tích tụ dưới đáy ao như là phân tôm, vỏ tôm, thức ăn thừa,…
– Tiêu diệt các loại tảo độc như tảo giáp, tảo mắt, tảo đỏ.
– Giảm nhanh các loại khí độc như NH3, NO2, H2S.
– Cải tạo môi trường đáy ao hiệu quả.
Aqua là dòng vi sinh có dạng bột với dung tích 500g/hũ, bà con chỉ cần hòa với 50 lít nước rồi tạt trực tiếp xuống ao nuôi. Sau đó sẽ chạy máy sục khí hoặc mở quạt mà không tốn nhiều thời gian để ngâm ủ. Nhưng để tăng cường hiệu quả của sản phẩm, bà con nên kết hợp 1kg đường mật + 50 lít nước và sục khí từ 10 – 18 giờ thì có thể đem đi sử dụng. Tần suất sử dụng là 5 ngày/lần để đạt hiệu quả cao nhất.
Vì là kháng sinh nên cũng được xem là phương pháp xử lý an toàn, hiệu quả tương tự như các phương pháp trên. Thêm vào đó, Aqua không chứa kháng sinh, hormone hoặc các hóa chất độc hại, cho nên bà con hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng. Với các tiêu chí trên, Aqua sẽ giúp đánh bay các chất hữu cơ dơ bẩn trong ao nuôi chỉ sau 1 liệu trình sử dụng.
VFT Group mong muốn bà con tiếp nhận được các phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm ở trên và hướng đến mục tiêu chung là bảo vệ môi trường trong mọi lúc, mọi nơi. Tương tự như các phương pháp trên, Aqua cũng làm tốt được nhiệm vụ đó và giải quyết được thêm một số vấn đề khác. Để hiểu rõ hơn về sản phẩm và cách dùng, bà con vui lòng liên hệ đến HOTLINE: 0916 859 166, các kỹ sư VFT sẽ tư vấn cho bà con hoàn toàn “miễn phí”
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn