Tất Tần Tật Về Độ pH Và Cách Quản Lý pH Trong Ao Tôm

22 THG06
570 lượt xem

       

Người ta vẫn hay nói “Nuôi tôm là nuôi nước”, bà con có thể hình dung ra rằng một môi trường ao nuôi có chất lượng nước tốt sẽ góp phần giúp tôm khỏe mạnh hơn. Để được như vậy thì các thông số môi trường nước phải được duy trì ổn định ở mức phù hợp. Trong đó, độ pH là thông số quan trọng cần được lưu ý từ đầu đến cuối vụ nuôi. Vậy độ pH là gì và làm thế nào để ổn định độ pH? Hôm nay, VFT Group sẽ làm rõ vấn đề này bằng các thông tin dưới đây.

Sơ lược về độ pH

Thang đo pH và các yếu tố gây biến đổi độ pH
Thang đo pH và các yếu tố gây biến đổi độ pH

Độ pH là một trong những thông số quan trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản cũng như là ngành nuôi tôm, đây cũng là yếu tố quyết định tỷ lệ thành công của một vụ nuôi. Độ pH được định nghĩa là trừ logarit cơ số 10 của nồng độ ion H+: pH= -Log(H+), có thể được hiểu là thước đo nồng độ axit hoặc kiềm của các chất tan trong nước, thang đo độ pH sẽ bắt đầu từ 0 đến 14. Thông thường, độ pH chuẩn của nước sẽ là 7, nhưng độ pH trong ao nuôi thích hợp cho tôm sẽ dao động trong khoảng 7,5 – 8,5.

Bà con nên đo đạc và theo dõi độ pH trong ao thường xuyên, nếu biến động quá 0,5 thì nên áp dụng phương pháp phù hợp để điều chỉnh. Sự biến động bất thường sẽ gây ra nhiều rủi ro cho môi trường ao nuôi, tôm có thể bị sốc, suy giảm sức khỏe hoặc bỏ ăn hoàn toàn. Đồng thời độ pH trong ao nuôi tôm quá cao hoặc quá thấp cũng không tốt, tôm sẽ chậm lớn, còi cọc, dễ bị mầm bệnh nhập.

Độ pH có vai trò như thế nào đối với hệ sinh thái ao nuôi?

Độ pH là yếu tố không nên bỏ qua nếu muốn môi trường nước ao nuôi luôn duy trì ở mức độ ổn định. Như vậy, độ pH đóng vai trò quan trọng trong ao tôm như:

1/ Mối liên hệ giữa độ pH với các loại tảo trong ao

Khi tảo tàn sẽ tạo thành từng lớp bọt nhiều quanh bờ ao
Khi tảo tàn sẽ tạo thành từng lớp bọt nhiều quanh bờ ao

– Nếu độ pH quá cao sẽ tạo điều kiện cho các loại tảo độc phát triển và khi tôm ăn vào sẽ bị nhiễm bệnh, đây là điều không mong muốn trong ao tôm. Đặc biệt, khi tảo tàn sẽ phân hủy và sản sinh ra nhiều chất độc và vi khuẩn làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

– Khi độ pH quá thấp cũng sẽ ảnh hưởng đến tảo và các vi sinh vật sống trong môi trường làm ao tôm nước trong. Bên cạnh đó, khi độ pH ở mức thấp còn tạo điều kiện nước bị nhiễm phèn hoặc gây sụp tảo và đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ.

– Khi tảo thực hiện quá trình quang hợp để phát triển mạnh mẽ thường làm giảm nồng độ pH vào ban đêm. Do tảo hấp thụ khí Oxy để tạo ra CO2 kết hợp với quá trình phân hủy chất hữu cơ gây ra nhiều ion CO3 tăng độ axit.

2/ Mối liên hệ giữa độ pH với khí độc, lượng oxy hòa tan

– Khi độ pH trong ao nuôi tôm thấp có thể gia tăng việc sản sinh lượng khí độc H2S, ngoài ra độ pH chênh lệch 1,0 vào giữa ngày và đêm sẽ khiến tôm dễ bị stress. Ngược lại khi độ pH cao sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan vào ban đêm, điều này tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các khí độc khác chiếm tỷ trọng như NH3, NO2, CO2,… Nếu tôm nhiễm các loại khí độc này ở mức độ nhẹ thì sẽ bị suy yếu, còn nếu ở mức độ nặng sẽ gây chết tôm đột ngột.

3/ Mối liên hệ giữa độ pH trong ao nuôi tôm với các mầm bệnh và quá trình lột vỏ

– Khi độ pH trong ao cao làm cho Canxi kết tủa không còn ở dạng hòa tan để tôm hấp thụ dẫn tới tôm không đủ khoáng chất để tiến hành lột hoặc lớp vỏ cũ sẽ cứng hơn bình thường dẫn đến tôm khó lột vỏ hơn. 

– Khi độ pH thấp quá mức thì canxi sẽ bị hòa tan hoàn toàn làm tôm không thể hấp thụ được sau khi lột và môi trường axit cũng sẽ ăn mòn CaCO3 có trong lớp vỏ dẫn tới mềm vỏ. Ngoài vấn đề của vỏ ra thì môi trường nước axit kích hoạt cơ chế tăng tiết dịch nhờn ở mang để bảo vệ mang tôm khỏi bị tổn thương nhưng dịch nhờn nhiều làm tôm khó hô hấp.

– Khi độ pH dao động ở mức quá thấp hoặc quá cao sẽ tạo ra môi trường lý tưởng để virus gây bệnh đốm trắng và vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio gây bệnh phân trắng, bệnh hoại tử gan tụy cấp…

Những nguyên nhân dẫn mất cân bằng pH trong ao nuôi tôm

Ảnh minh họa thước đo pH
Ảnh minh họa dụng cụ đo pH

Theo như các kiến thức mà VFT Group đã tổng hợp được, việc mất cân bằng pH trong ao nuôi có thể do nhiều lý do khác nhau. Tùy vào từng nguyên nhân mà pH có thể sẽ tăng cao hoặc giảm thấp tùy vào từng nguyên nhân. 

1/ pH tăng cao

– Tảo thực hiện quá trình quang hợp, chúng sẽ hấp thụ CO2 vào ban ngày và thải ra lại CO2 vào ban đêm khiến cho độ pH bị biến động, thường sẽ cao vào ban ngày và thấp vào ban đêm. Tương tự như mật độ tảo càng dày thì độ pH sẽ dao động càng lớn hơn, nồng độ pH sẽ giảm khi tảo tàn. Một phần khi bà con dùng vôi cắt tảo nhưng dùng quá liều lượng, vôi vẫn còn tích tụ trong ao dẫn tới độ pH tăng cao.

– Ánh sáng mặt trời chiếu rọi xuống đáy ao làm nhiệt độ tăng cao tạo ra phản ứng hóa học điện ly, phản ứng này sẽ tach ngược nước H2O thành OH và H+. Khi H+ tăng lên sẽ dẫn theo độ pH tăng lên. Tuy nhiên điều này sẽ không gây ra hiện tượng thay đổi pH đột ngột

2/ pH giảm sâu

– Đất chua hoặc đất phèn khiến làm cho nồng độ pH suy giảm do hàm lượng axit trong các loại đất này cao hơn ngưỡng thông thường. Một phần khi pH xuống thấp sẽ giải phóng lượng kim loại nặng trong đất đặc biệt là Fe và Al lại tạo ra các H2SO4 làm tăng độ axit hơn.

– Khi mưa bão kéo dài sẽ làm cho nồng độ pH thấp đi so với ngưỡng bình thường và pH có thể giảm khoảng từ 0,3 – 1,5. Ngoài ra, mưa nhiều cũng làm trôi phèn và các tạp chất trên bờ vào trong ao hoặc ngấm từ trong bờ ao ra đồng thời cũng làm cho nồng độ pH giảm xuống.

– Nước ao chứa lượng CO2 và kim loại nặng cũng sẽ khiến pH giảm sâu, hàm lượng kim loại nặng trong ao càng cao thì độ pH sẽ càng giảm sút.

– Do khí độc NH4+ và NH3 gây ra ra quá trình phản ứng nitrat hóa của vi khuẩn và oxy dẫn tới độ kiềm trong ao giảm, khi đó độ pH sẽ giảm theo và ngược lại.

Ngoài ra còn một số tác nhân khác gây mất cân bằng pH trong ao như nước ao ô nhiễm đã lâu ngày không xử lý hoặc lượng oxy hòa tan trong ao thấp… Việc xác định đúng nguyên nhân khiến cho độ pH tăng cao hoặc giảm sâu sẽ giúp bà con có được cách xử lý tốt nhất và hiệu quả nhất.

Phương pháp giữ cân bằng độ pH trong ao nuôi tôm

Đầu tiên, theo nguyên nhân gây biến động pH mà VFT Group đã liệt kê ở trên, phương pháp để kiểm soát hiệu quả độ pH là kiểm soát mật độ của tảo trong ao. Bên cạnh đó, việc cân bằng độ kiềm cũng là điều cần thiết nếu muốn độ pH ổn định. Ngoài ra, cần chú ý đến việc xây dựng ao nuôi thích hợp, tránh các vùng đất bị nhiễm phèn và hạn chế đào ao quá sâu để hạn chế tình trạng chạm đến đất nhiễm phèn. Cuối cùng thì bà con nên lưu ý đến việc vệ sinh ao nuôi thường xuyên và cần có biện pháp phòng ngừa các yếu tố như thời tiết, kim loại nặng hoặc sự xuất hiện của các vi sinh vật gây hại.

Lưu ý: Nên thường xuyên đo đạc và theo dõi thông số pH trong ao với tần suất 2 lần/ngày vào hai khung giờ như 6 giờ sáng và 14 giờ chiều. Thông qua việc theo dõi chặt chẽ như thế này sẽ giúp bà con hạn chế được tình trạng độ pH tăng cao hay suy giảm độ pH.

Làm thế nào để có thể tăng và giảm độ pH trong ao?

 Để có thể tăng và giảm độ pH, bà con có thể tham khảo qua những cách sau đây:

1/ Phương pháp tăng độ pH

– Để tăng độ pH trong ao nuôi tôm, phương pháp phổ biến nhất là dùng vôi nung hoặc vôi tôi 10-20kg/m2 nhằm nâng cao độ pH hiệu quả, bà con hãy chú ý bón vôi từ từ và kiểm tra lại độ pH tránh trường hợp bón vôi quá liều. Hoặc bà con có thể dùng phân lân đối với những ao nuôi bị nhiễm phèn, nhưng phương pháp này có nhược điểm là sẽ làm nhiệt độ nước trong ao tăng cao. 

– Đối với ao nuôi có nền đất phèn thì không nên phơi ao quá khô dễ làm nứt đất xì phèn.

– Xử lý định kỳ các chất hữu cơ tích tụ trong ao bằng các dòng sản phẩm vi sinh, các dòng vi sinh này sẽ không gây hại cho sức khỏe của tôm và người dùng.

– Có thể sử dụng các hạt trao đổi ion nhằm tăng độ pH, tuy nhiên đối với những ao nuôi có diện tích quá lớn sẽ tiêu tốn khá nhiều chi phí nếu sử dụng phương pháp này. Từ đó có thể khiến chi phí sản xuất tăng cao và lợi nhuận thu về sẽ không được nhiều như dự kiến.

2/ Phương pháp giảm độ pH

– Tiến hành diệt tảo và cải tạo đáy ao bằng vôi sống hoặc vôi tôi với liều lượng ở mức an toàn, tránh việc bón vôi quá mức làm ảnh hưởng đến tôm. Ngoài vôi, bà con có thể dùng 3 – 4ml /1.000m3 Formol phun đều khắp ao để giảm mật độ tảo trong ao, sau khi diệt tảo thành công thì độ pH sẽ được hạ thấp xuống vào ban ngày (tuy nhiên formol sẽ làm sụp tảo ngay lập tức gây sốc tôm nên bà con cân nhắc). Hoặc bà con có thể dùng vi sinh Bio Active thay thế cắt tảo

– Dùng 0,3kg mật rỉ đường và tạt đều cho 1.000m3 nước ao vào buổi sáng có thể giúp giảm pH. Ngoài ra, mật rỉ đường còn có các tác dụng khác như phân hủy các chất hữu cơ trong ao và đồng thời cũng có tác dụng giảm pH tương tự.

– Sử dụng phèn nhôm Al2(SO4)3.14H2O theo như liều lượng và cách sử dụng của nhà sản xuất hoặc dùng thạch cao thô CaSO4 để ngăn chặn việc gia tăng pH đột ngột.

– Tăng cường chạy quạt cho ao nuôi với công suất tối đa và chạy cả ngày để cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho tôm, đối với mật độ nuôi dày thì lượng oxy phải được duy trì ở mức 6 – 8ppm.

– Độ trong cũng là yếu tố ảnh hưởng đến độ pH trong ao nuôi tôm, vì vậy bà con cần điều chỉnh độ trong tốt nhất nên đạt 30cm.

– Tiến hành theo dõi độ kiềm trong ao, nếu độ kiềm trong ao ở mức thấp thì nên nâng độ kiềm ở mức > 120mg/lít.

Ngoài ra để tối ưu hiệu quả cân bằng pH, bà con có thể thay thế bằng vi sinh Bio Active để cắt tảo. Kết hợp thêm vi sinh Aqua để xử lý các chất hữu cơ như vỏ tôm, thức ăn thừa, xác tảo tàn, khí độc. Hầu hết 2 sản phẩm đều được VFT Group nghiên cứu và sản xuất với các thành phần tự nhiên, cam kết không hóa chất, hormon hoặc các chất độc hại khác. Đồng thời cả 2 sản phẩm còn được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành và đạt chứng nhận ISO. Mỗi sản phẩm đều dễ sử dụng với liều lượng như sau:

+ Vi sinh Bio Active

Vi sinh xử lý nước Bio Active với 2 công dụng trong 1 sản phẩm
Vi sinh xử lý nước Bio Active với 2 công dụng trong 1 sản phẩm

– Bà con hòa Bio Active với nước và tạt trực tiếp xuống ao với liều lượng 1 lít/10.000m3 nước ao. Sản phẩm không cần ngâm ủ và đạt hiệu quả chỉ sau 1 đến 2 liệu trình sử dụng. Để cắt tảo độc và giảm khí độc thì bà con đánh vào ban đêm từ 21 – 22 giờ, gây màu trà và khử nhớt sẽ đánh vào buổi sáng từ 8 đến 10 giờ.

—> Xem chi tiết sản phẩm tại:Vi sinh diệt tảo

+ Vi sinh Aqua

– Tương tự như Bio Active, bà con hòa bột Aqua với nước rồi tạt xuống ao để sử dụng với liều lượng 500g Aqua/ 10.000m3 nước ao. Để cắt tảo thì đánh vào 21 – 23 giờ và xử lý khí độc, bùn bã hữu cơ sẽ đánh vào 8 – 10 giờ sáng, sau đó chạy quạt để đạt hiệu quả cao nhất.

—-> Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Vi sinh xử lý đáy

Lợi ích mua sản phẩm từ VFT Group

Chế phẩm vi sinh của VFT Group là những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:

  • Chất lượng cao: Sản phẩm vi sinh từ VFT Group được nghiên cứu và sản xuất theo công nghệ mới, quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động của vi sinh vật. Tất cả các chủng vi sinh của VFT đều là chủng đã kích hoạt sẵn nên không cần ngâm ủ có thể sử dụng ngay phù hợp trong việc cần xử lý các trường hợp gấp.
  • Uy tín: Tất cả sản phẩm của VFT đều đã được kiểm nghiệm và được tổng cục thủy sản cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
  • An toàn: VFT cam kết sản phẩm an toàn cho người, vật nuôi và môi trường. Đảm bảo không chứa hormon, kháng sinh hay các chất độc hại, bà con mình hoàn toàn an tâm khi sử dụng.
  • Hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn tận ao: Đội ngũ kỹ sư của VFT có kiến thức và kinh nghiệm về vi sinh học, luôn sẵn sàng chia sẻ và tư vấn cho bà con trong việc sử dụng sản phẩm và giải quyết các vấn đề liên quan đến ao nuôi tôm. Chúng tôi sẵn sàng tới tận ao của bà con để xem xét tình hình và đưa ra phương án giải quyết tối ưu.

Nhiều yếu tố có thể tác động đến làm biến động độ pH trong ao nuôi tôm, nhưng nếu nắm rõ được nguyên nhân từ đâu thì bà con sẽ dễ kiểm soát hơn. Bà con cũng nên theo dõi pH trong ao thường xuyên để môi trường nước ao nuôi luôn ổn định, như thế thì năng suất sẽ được đảm bảo và ngày càng nâng cao. Mọi thắc mắc về sản phẩm, bà con hãy liên hệ đến VFT Group – HOTLINE: 0916 859 166 để được tư vấn rõ hơn. Chúng tôi hân hạnh được phục vụ cho bà con trong suốt vụ nuôi. 

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vftgroup.thuysan