Giải đáp: Nuôi tôm bằng bã mía có tác dụng gì? Cách ủ bã mía dùng trong nuôi tôm

06 THG12
81 lượt xem

 

Từ lâu thì bã mía được xem là một nguyên liệu hữu ích dùng làm chất đốt hay phân bón. Không dừng lại ở đó, bã mía còn được dùng trong nuôi tôm để hạn chế việc dùng hóa chất hoặc kháng sinh trong ao nuôi. Nhìn chung thì bã mía là giải pháp an toàn giúp cải thiện năng suất vụ nuôi? Vậy VFT Group mời bà con tìm hiểu xem tác dụng của việc nuôi tôm bằng bã mía và cách ủ bã mía để dùng cho ao nuôi!

Có thể bà con chưa biết: Bã mía là gì?

Bã mía được nhiều bà con nông dân sử dụng ép lấy nước trong chăn nuôi hoặc làm phân bón
Bã mía được nhiều bà con nông dân sử dụng trong chăn nuôi hoặc làm phân bón

Nói một cách dễ hiểu, bà mía là phần xác của cây mía sau khi đã trải qua giai đoạn chế biến. Màu sắc của bã mía sẽ tùy thuộc vào từng loại giống mía, có loại sẽ có màu trắng ngà, vàng nhạt, nâu nhạt hay tím nhạt. Trong đó thành phần chính trong bã mía sẽ bao gồm chất xơ, nước, đường,… Khi bã mía được sấy khô, thành phần chủ yếu sẽ bao gồm:

– Sợi xơ: Khoảng 45 – 55%.

– Hemicellulose: Khoảng 20 – 25%.

– Lignin: Khoảng 18 – 24%.

– Chất trơ: Khoảng 1 – 4%.

– Sáp: Dưới 1%.

Thông thường, bã mía được ứng dụng nhiều trong đời sống như là được dùng để làm chất đốt, phân bón, ván ép, bao bì,… Cụ thể như:

– Sử dụng bã mía để làm phân bón: Trong trồng trọt, bã mía được dùng để làm phân bón giúp cây phát triển tốt. Ngoài ra nó còn được dùng làm giá thể trồng nấm, linh chi hoặc là nấm mèo.

– Sử dụng bã mía làm nguyên liệu đốt: Bã mía tái chế còn được dùng để làm nguyên liệu đốt cho các nhà máy điện hoặc là lò hơi. Thường thì nhiều người sẽ đưa bã mía vào máy để xay nhuyễn, sấy rồi sau đó đưa vào máy ép để tạo thành các viên nén ở dạng rắn chắc có đường kính dao động từ 6 – 8mm, chiều dài từ 15 – 30mm. 

– Sử dụng bã mía để ứng dụng trong việc sản xuất bột giấy: Nhiều người hay dùng gỗ để sản xuất bột giấy nhưng việc khai thác gỗ quá nhiều sẽ gây ra nạn phá rừng. Do đó nhiều người đã dùng bã mía để làm nguồn nguyên liệu thay thế vì nó cũng có đặc tính như gỗ. Nhiều sản phẩm từ giấy được làm từ bã mía như túi giấy, hộp giấy, thiệp, sổ tay,…

– Sử dụng bã mía để làm thức ăn chăn nuôi: Nhiều dòng thức ăn chăn nuôi cho trâu, bò, dê được làm từ bã mía. Bên cạnh đó bã mía còn được làm lót chuồng gia súc vào mùa đông. 

Đặc biệt, nhiều bà con còn nuôi tôm bằng bã mía bằng cách phơi khô sau đó nghiền thành dạng bột mịn rồi trộn với vi sinh để ủ và sử dụng. Đây là một giải pháp an toàn dùng để thay thế cho kháng sinh, hóa chất để quản lý môi trường nước ao nuôi cho nhiều bà con và nhiều kết quả cho thấy năng suất vụ nuôi có thể cải thiện rõ rệt.

Bã mía có tác dụng gì trong nuôi tôm?

Các ích lợi của việc nuôi tôm bằng bã mía
Các ích lợi của việc nuôi tôm bằng bã mía

Nuôi tôm bằng bã mía thật sự hữu dụng và tại sao nhiều bà con lại tìm cách ủ bã mía để nuôi tôm? Sau đây sẽ là một số tác dụng sẽ trả lời câu hỏi này cho bà con:

1/ Tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tôm 

Quá trình phát triển của tôm rất quan trọng, kích thước và trọng lượng của tôm phải phù hợp với số tháng được nuôi. Nhờ vào bã mía cung cấp các khoáng chất đa vi lượng (Photpho, Mg) và năng lượng cellulose sẽ giúp các vi sinh vật có lợi và tảo có lợi phát triển tốt trong ao nuôi làm giảm khí CO2 giúp ổn định pH. Không chỉ vậy, khi bã mía phân hủy giải phóng HCO3, đây là nguyên tố quan trọng giúp ổn định độ kiềm. Từ đó tạo ra hệ sinh thái môi trường nước thuận lợi cho tôm phát triển, hạn chế dịch bệnh, mau lớn.

2/ Gia tăng hệ miễn dịch và ngăn ngừa được dịch bệnh ở tôm

Khi bổ sung bã mía cho tôm vào ao nuôi sẽ giúp tạo ra môi trường sống lý tưởng cho tôm phát triển khỏe mạnh, đồng nghĩa là các vi sinh vật có lợi trong ao chiếm ưu thế, cạnh tranh chất dinh dưỡng với các sinh vật có hại và tôm sẽ hấp thụ các vi sinh vật này để bảo vệ đường ruột tôm. Nhờ vậy mà hệ miễn dịch của tôm cũng sẽ được cải thiện đáng kể, bà con sẽ phần nào đỡ lo vì lý do dịch bệnh xâm nhập vào ao nuôi.

Vì sao nên sử dụng bã mía ở mức vừa phải?

Lạm dụng việc sử dụng bã mía có thể gây ô nhiễm cho ao nuôi hoặc làm tắc ống xi phông
Lạm dụng việc sử dụng bã mía có thể gây ô nhiễm cho ao nuôi hoặc làm tắc ống xi phông

Nuôi tôm bằng bã mía sẽ mang lại nhiều ưu điểm nếu như bà con dùng ở mức vừa phải và tại sao phải như thế? Đầu tiên, khi bà con sử dụng với số lượng lớn khiến tôm bài tiết nhiều chất thải gây mất cân bằng môi trường nước ao nuôi. Nếu như lượng chất thải này không được xử lý còn sản sinh ra khí độc gây hại cho tôm. 

Thứ hai, nếu như bã mía tích tụ quá nhiều trên mặt nước sẽ làm gia tăng các chỉ số BOD, COD. Điều này sẽ gây mùi hôi thối ở ao nuôi, chất lượng nguồn nước suy giảm và dần dẫn đến sức khỏe tôm yếu đi, dễ mắc bệnh,… Một số trường hợp khác còn ghi nhận số lượng tôm chết hàng loạt trong ao nuôi. Cuối cùng đó chính là khó kiểm soát được hàm lượng dinh dưỡng trong ao tôm khi bà con sử dụng quá nhiều bã mía cho ao nuôi.

→ Đây là lý do tại sao bà con nên nuôi tôm bằng bã mía ở mức vừa phải để hạn chế các tác hại trên xảy ra. Để đạt hiệu quả cao hơn, bà con nên kết hợp với với các dòng men vi sinh để xử lý sạch hơn cho ao nuôi. Điển hình là dòng men vi sinh Aqua – VFT Group đang được nhiều bà con sử dụng phổ biến.

Cách ủ bã mía nuôi tôm như thế nào? 

Hiện nay, nhiều bà con đang hướng tới quy trình “nuôi tôm không kháng sinh, hóa chất” để giảm bớt đi việc lạm dụng chúng. Cho nên nhiều bà con đã hướng đến cách nuôi tôm bằng bã mía không gây hại, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm và thân thiện với môi trường. 

Bà con chuẩn bị bã mía, rồi khi ép xong sẽ phơi khô và nghiền thành bột bã mía. Tùy vào mục đích sử dụng mà liều lượng cũng sẽ khác nhau. Quy trình sử dụng bột bã mía cụ thể sẽ như sau:

– Sau quá trình cải tạo ao nuôi, bà con sử dụng bột bã mía để gây màu nước, tạo môi trường thuận lợi giúp tôm phát triển tôm với liều lượng 1kg/100m3 nước. Đặc biệt, đối với ao thuần thì sử dụng 5 ngày/lần, còn đối với ao nuôi đã bị chai nền đáy thì sử dụng với tần suất 2 ngày/lần.

– Đối với 2 tháng đầu nuôi tôm, bà con định kỳ sử dụng bột bã mía với liều lượng 10kg/1.000m3 nước ao nuôi. Tuy nhiên trước khi bón 1 ngày và sau khi bón 2 ngày cần phải kiểm tra các thông số môi trường nước ao nuôi như độ pH, độ kiềm,… Việc này sẽ giúp ích cho bà con tính toán liều lượng bột bã mía cần dùng một cách chính xác hơn.

– Đối với ao nuôi đã nuôi được 2 tháng, tôm đã lớn và đồng nghĩa lượng chất thải cũng sẽ nhiều hơn. Ngoài việc nuôi tôm bằng bã mía định kỳ thì bà con nên bổ sung thêm chế phẩm vi sinh Bio Active – VFT Group để ổn định môi trường nước ao nuôi và phân hủy bã mía lẫn chất thải từ tôm cùng thức ăn dư thừa.

– Trong suốt quá trình nuôi tôm bằng bã mía cần phải theo dõi kỹ màu nước, các thông số môi trường nước để điều chỉnh liều lượng sử dụng bột bã mía cho hiệu quả.

Đặc biệt nếu như lượng chất thải tích tụ dưới đáy ao quá nhiều so với ban đầu  thì bà con có thể bổ sung thêm men vi sinh xử lý đáy ao nuôi Aqua – VFT Group để hỗ trợ phân hủy nhanh hơn các chất bài tiết, thức ăn thừa tồn đọng trong ao nuôi. Trong một hũ Aqua bao gồm các thành phần như:

– Bacillus spp 109 CFU/kg.

– Rhodopseudomonas sp 109 CFU/kg.

– Dextrose vừa đủ 1kg.

Công nghệ sản xuất ứng dụng nhiều chủng vi sinh có lợi: Bacillus spp (Bacillus subtilis; Bacillus pumilus; Bacillus amyloliquefaciens; Bacillus licheniformis); Actinomycetes; Lactobacillus spp khử mùi.

Aqua giúp xử lý bã mía tồn đọng dưới đáy ao và loại bỏ tình trạng xi phong
Vi sinh Aqua giúp xử lý bã mía tồn đọng dưới đáy ao và loại bỏ tình trạng xi phong

*Công dụng của Aqua

– Chứa các chủng vi sinh có lợi giúp phân hủy nhanh các chất hữu cơ tích tụ dưới đáy ao như phân tôm, vỏ tôm, thức ăn thừa, xác tảo tàn, vỏ tôm,…

– Cắt các loại tảo độc như tảo giáp, tảo mắt, tảo đỏ.

– Giảm hàm lượng khí độc trong ao nuôi như NH3, NO2, H2S.

– Cải tạo môi trường đáy ao hiệu quả.

– Giảm số lần xi phông, giảm mùi hôi đáy ao.

*Hướng dẫn sử dụng Aqua

Aqua có dạng bột với dung tích 500g/hũ, bà con chỉ cần hòa với 50 lít nước rồi tạt khắp ao, sau đó chạy máy sục khí hoặc chạy quạt mà không mất thời gian ngâm ủ. Tần suất sử dụng Aqua sẽ là 5 ngày/lần và thường thì sẽ có hiệu quả rõ rệt từ 1 – 2 ngày sau khi sử dụng. Tùy vào mục đích sử dụng mà thời điểm sử dụng cũng sẽ khác nhau:

– Để xử lý khí độc, lợn cợn, bùn bã thì đánh khi trời nắng từ 8 – 10 giờ sáng sau đó chạy quạt.

– Để cắt tảo thì đánh vào 9 – 11 giờ đêm sau đó chạy quạt để đạt hiệu quả cao nhất

Sản phẩm đạt chứng nhận ISO và được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành trên toàn quốc và cam kết hoàn toàn 100% vi sinh không chứa hormon, kháng sinh hoặc hóa chất độc hại.

Tóm lại, nuôi tôm bằng bã mía đem lại rất nhiều lợi ích cho bà con, có thể vừa tiết kiệm chi phí vừa thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, bà con nên kết hợp sử dụng cùng với men vi sinh xử lý đáy ao Aqua – VFT Group để mang lại hiệu quả vượt trội, cải thiện năng suất vụ nuôi. Hãy nhanh tay liên hệ đến HOTLINE: 0916 859 166 để được kỹ sư tư vấn tận tình nhé!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn