Các thông số trong môi trường nước đóng vai trò rất lớn trong việc tạo điều kiện sống ổn định cho tôm nuôi trong ao. Đặc biệt là độ kiềm trong ao tôm, khi độ kiềm tăng cao sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình lột vỏ của tôm và điều này đồng nghĩa với việc tôm chậm lớn, dễ mắc bệnh hơn. Vì vậy, bà con cần nắm được bí quyết hạ kiềm trong ao nuôi tôm trong trường hợp độ kiềm tăng cao. Để nắm được phương pháp này, VFT Group mời bà con cùng xem qua nội dung bên dưới đây nhé!
Khác với độ pH trong ao tôm, độ kiềm sẽ giúp bà con biết được dung dịch (nước) có thể giữ được bao nhiêu axit mà không làm chênh lệch đi độ pH. Vậy độ kiềm trong ao tôm là gì? Về cơ bản thì độ kiềm của nước được hình thành do muối của axit yếu và bazơ, chúng hoạt động tương tự như chất đệm để giữ cho độ pH trong ao luôn ổn định. Để dễ hiểu hơn thì độ kiềm là thông số thể hiện khả năng trung hòa axit của nước và là nồng độ bazơ trong nước, đơn vị tính của độ kiềm là CaCO3 mg/l.
Công thức hóa học của độ kiềm là [HCO3–] + 2[CO32-] + [OH–] – H+
– [HCO3–]: Gốc Bicarbonate.
– [CO32-]: Gốc Carbonate.
– [OH–]: Gốc Hydroxide.
Trong đó độ kiềm phù hợp cho tôm sú là 80 – 120 mg CaCO3/l, tôm thẻ chân trắng là 120 – 180 mg CaCO3/l, tôm giống là 140 – 160 mg CaCO3/l và tôm càng xanh sẽ là 50 – 80 mg CaCO3/l. Với độ kiềm tiêu chuẩn như thế này thì bà con nên kiểm tra định kỳ 3 – 4 ngày/lần để duy trì độ kiềm ở mức an toàn cho tôm, nhất là vào thời điểm sau khi mưa lớn. Nếu bà con kiểm tra độ pH cho ra kết quả thấp hơn mức tiêu chuẩn, lúc này nên cần có phương pháp hạ kiềm trong ao nuôi tôm.
VFT Group sẽ đề xuất cho bà con cách cách giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm được nhiều người sử dụng và đánh giá là hiệu quả. Mỗi phương pháp sẽ có các ưu điểm và nhược điểm riêng, bà con tùy theo tình trạng ao nuôi mà hãy thực hiện theo các phương pháp như sau:
Thay nước ao là một cách giúp hạ kiềm nhanh nhất với điều kiện nguồn nước cấp vào có độ kiềm ở mức tiêu chuẩn 80-120mg CaCO3/L. Chỉ nên dùng cách này trong trường hợp khẩn cấp để hạn chế chi phí thay nước.
Để hạn chế việc bón vôi, bà con có thể thay thế bằng EDTA hoặc tên gọi đầy đủ là Axit Ethylenediaminetetraacetic, đây là một loại hóa chất thường có dạng bột hay tinh thể màu trắng. EDTA được sử dụng rộng rãi vì độ hòa tan trong nước khá cao, bà con nuôi tôm thường sử dụng để khử kim loại nặng, giảm độ cứng của nước, hạ phèn, hạ kiềm,… Thường thì liều lượng khi sử dụng EDTA sẽ là 2-3kg/1.000m2 và sử dụng vào buổi tối để làm giảm độ kiềm trong ao tôm.
Nếu như độ kiềm tăng cao trong ao là do nguyên nhân mật độ tảo phát triển quá mức thì bà con cần giảm mật độ tảo xuống để cân bằng độ kiềm trở lại. Việc cần làm lúc này là sử dụng dòng men vi sinh Bio Active – VFT Group để cắt tảo, sản phẩm sẽ giúp cắt các loại tảo độc như tảo lam, tảo xanh, tảo đỏ, tảo giáp và đồng thời còn kích thích tảo khuê (tảo có lợi) phát triển, phân hủy xác tảo sau khi cắt, ổn định mật độ tảo. Từ đó sẽ gián tiếp hạ kiềm trong ao nuôi tôm một cách hiệu quả. Tuy nhiên, cách này không làm giảm độ kiềm liền, chỉ hạn chế sư gia tăng của độ kiềm vào ban ngày.
Trong 1 chai/lít Bio Active còn đem lại nhiều lợi ích khác như:
– Phân hủy các chất hữu cơ dư thừa làm ô nhiễm ao nuôi như thức ăn thừa, xác tảo sau khi cắt, phân tôm,…
– Gây màu trà chỉ cho ao nuôi chỉ trong “nửa ngày”, tạo môi trường sống lý tưởng cho tôm.
– Ức chế vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio, giúp tôm ngăn ngừa được bệnh phân trắng, đốm đen, hoại tử gan tụy,…
– Giảm hàm lượng khí độc NH3, H2S, NO2 có hại cho tôm.
– Khử nhớt sạch bạt, giảm mùi hôi đáy ao.
– Giúp tôm khỏe mạnh, tăng cường đề kháng.
***Hướng dẫn dùng vi sinh xử lý nước ao tôm Bio Active đạt hiệu quả tối đa:
Bio Active có dung tích 1 lít/ chai, chỉ với 1 lít thì bà con có thể xử lý được 10.000m3 nước ao bằng cách pha với nước và tạt trực tiếp xuống ao. Lưu ý: bà con không cần ngâm ủ hay sục khí. Thời điểm khuyến khích sử dụng như sau:
– Cắt tảo độc và xử lý khí độc thì đánh vào ban đêm từ 21 – 22 giờ.
– Khử nhớt và gây màu trà thì đánh vào buổi sáng khi trời nắng từ 8 – 10 giờ.
Bà con định kỳ sử dụng vi sinh Bio Active sẽ giúp bà con ổn định được lượng tảo trong ao nuôi, tảo độc sẽ hạn chế phát triển và đồng thời tạo được môi trường thuận lợi cho tôm phát triển suốt vụ nuôi.
Giấm ăn là nguyên liệu tự nhiên được dùng phổ biến trong chế biến ẩm thực, thành phần của giấm có chứa lượng axit nhẹ không gây ảnh hưởng đến tôm nên một số bà con sử dụng giấm ăn để hạ kiềm trong ao nuôi tôm. Bà con sử dụng giấm ăn với liều lượng 1 lít/1.000m3 nước ao, sau khi sử dụng thì sau 2 giờ nên kiểm tra lại độ kiềm trong ao và điều chỉnh lại liều lượng sao cho phù hợp.
Dùng trái thơm – trái dứa để hạ kiềm là phương pháp tuy lạ nhưng cũng vô cùng hiệu quả, bởi vì trong dứa có chứa axit hữu cơ nhẹ. Đầu tiên, bà con cần chuẩn bị 3 trái thơm cho mỗi 1.000m3 nước ao, sau đó sử dụng máy xay để xay nhuyễn rồi hòa với nước tạt trực tiếp xuống ao. Bà con áp dụng biện pháp này liên tục vài ngày cho đến khi kiểm tra độ kiềm giảm về mức an toàn cho tôm. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng cam thay vì dứa để tiết kiệm chi phí lại còn có thể cung cấp vitamin C cho tôm.
Chế phẩm vi sinh của VFT Group là những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:
Việc tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến sự tăng cao của độ kiềm trong ao nuôi khá quan trọng. Vì chỉ khi tìm được nguyên nhân mới có cách làm giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm phù hợp, một phần để tiết kiệm được thời gian và mức độ hiệu quả cũng được đảm bảo.
Theo VFT Group, có khá nhiều tác nhân dẫn đến sự gia tăng của độ kiềm trong ao nuôi. Điển hình như là:
– Mật độ tảo dày đặc: Mật độ tảo trong ao nuôi không được kiểm soát tốt, chúng phát triển đến mật độ dày đặc và khi chúng thực hiện quá trình quang hợp sinh ra hợp chất Carbonat sẽ làm cho độ kiềm tăng cao. Ngoài ra, mật độ tảo dày đặc còn cạnh tranh nguồn oxy với tôm, điều này làm tôm gặp khó khăn trong việc hô hấp và nổi đầu vào sáng sớm,…
– Lạm dụng việc bón vôi: Vôi được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản tùy vào nhiều mục đích khác nhau vì độ hiệu quả mang lại là không thể bàn cãi. Bên cạnh đó, nếu sử dụng vôi quá mức cho phép sẽ khiến cho nguồn nước cấp vào ao có độ kiềm cao.
Đây là 2 nguyên nhân chính mà bà con cần lưu ý, sau khi kiểm tra độ kiềm trong ao thì nên xác định 1 trong 2 tác nhân trên để tìm ra biện pháp hạ kiềm trong ao nuôi tôm kịp thời.
Còn 1 nguyên nhân nữa nhưng hiếm khi xảy ra đó là trong ao có chứa kim loại nặng Fe (sắt) và Al (nhôm). Khi các kim loại nặng này gặp ion hydroxide (OH-) sẽ phản ứng kết tủa thành kim loại hydroxide và lắng xuống đáy ao dẫn tới giảm ion H+ (tính axit giảm) nên độ kiềm sẽ tăng lên
Trong suốt vụ nuôi, nếu độ kiềm trong ao nuôi có sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nhiều yếu tố đáng kể có thể được kể đến như:
– Ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ của tôm: Độ kiềm có mối liên hệ chặt chẽ với độ pH và khi độ kiềm tăng cao thì độ pH cũng có sự dao động. Điển hình là khi độ kiềm > 200 mg/l cùng với độ pH > 8,5 sẽ khiến cho quá trình lột vỏ của tôm gặp khó khăn, tôm sẽ khó lột vỏ hoặc tôm lột bị dính vỏ. Nhìn chung thì nó ảnh hưởng gián tiếp sự đến tốc độ sinh trưởng, sức khỏe của tôm. Do đó cần hạ kiềm trong ao nuôi tôm để chúng lột vỏ tốt hơn và mau lớn.
– Nguy cơ sản sinh nhiều chất hữu cơ dư thừa: Đối với các ao nuôi có độ kiềm cao, nguy cơ sản sinh ra nhiều chất hữu cơ dư thừa là rất lớn. Khi lượng chất hữu cơ không được xử lý sạch sẽ, các chất này sẽ phân hủy tạo ra khí độc trong ao nuôi khiến cho tôm phát triển kém hoặc nếu diễn biến nặng sẽ gây chết tôm hàng loạt.
Để tránh được các tác hại không mong muốn, bà con nên kiểm soát và quản lý ao nuôi thật tốt. Trong đó bao gồm cả các phương pháp điều chỉnh độ kiềm khi vượt ngưỡng trong ao nuôi, bà con sẽ hạn chế được các rủi ro có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe tôm và năng suất vụ nuôi.
Độ kiềm ổn định trong ao nuôi tôm là yếu tố quyết định môi trường sống của tôm, nếu độ kiềm tăng quá cao thì nên tiến hành áp dụng các phương pháp hạ kiềm trong ao nuôi tôm. Với các hướng xử lý trên mà VFT Group đã chia sẻ, chúng tôi hy vọng bà con sẽ gặp được nhiều thuận lợi trong vụ nuôi. Nếu cần tư vấn chi tiết về sản phẩm, vui lòng liên hệ qua HOTLINE: 0916 859 166 để được các kỹ sư chuyên ngành hỗ trợ. Rất vui được đồng hành cùng bà con và chúc bà con thật nhiều thành công nhé!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn