Có thể nói độ kiềm trong ao nuôi tôm đóng một vai trò quan trọng đối với tôm nuôi, bởi vì quá trình lột xác hoặc quá trình tăng trưởng và năng suất vụ nuôi đều phụ thuộc vào nó. Ngoài ra, để tôm khỏe mạnh và môi trường nước ổn định thì phải kiểm soát độ kiềm trong ao sao cho phù hợp. Một số bà con vẫn còn thắc mắc “Độ kiềm như thế nào mới là phù hợp” và cần được VFT Group giải đáp.
Độ kiềm trong ao nuôi tôm còn được xem là khả năng để giữ cho độ pH không bị giảm và thường được đo bằng đơn vị mg/l CaCO3. Đồng thời độ kiềm trong ao nuôi tôm còn chỉ khả năng trung hòa axit của nước như Hydroxit (OH-), muối Carbonate (CO32-), Bicarbonate (HCO3-). Độ kiềm cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ và cứng vỏ sau lột của tôm, điều này đồng nghĩa có thể ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi. Thông thường, độ kiềm trong ao nuôi thích hợp sẽ rơi vào khoảng từ 80 – 180mg/l đối với ao nuôi tôm sú và 120 – 180 mg/l đối với ao nuôi tôm thẻ chân trắng.
Bà con cần lưu ý rằng trong suốt vụ nuôi nên kiểm tra độ kiềm thường xuyên, nếu độ kiềm trong ao nuôi bị mất cân bằng thì nên điều chỉnh sao cho phù hợp.
Độ kiềm trong ao nuôi tôm có vai trò quan trọng như:
– Khi độ kiềm trong ao ở ngưỡng cao hơn cho phép sẽ làm vỏ tôm cứng hơn khiến tôm khó lột vỏ hoặc tôm lột dính vỏ. Ngược lại khi độ kiềm thấp lại dẫn tới tình trạng tôm bị mềm vỏ, chậm lớn và có tỷ lệ sống thấp.
– Giúp tạo hệ đệm để ổn định độ pH trong ao nuôi tôm, nếu như pH trong ao nuôi tăng cao thì độ kiềm sẽ giúp điều chỉnh phù hợp bằng cách giải pháp ion H+ hoặc OH–. Tương tự như vậy, khi độ pH trong ao suy giảm thì độ kiềm sẽ giúp điều chỉnh tăng pH và ổn định độ pH trong ngày.
– Giúp cung cấp CO2, CO3, HCO3- hỗ trợ tốt cho quá trình quang hợp của tảo trong ao.
– Tham gia vào việc cân bằng ion CO2 và Canxi giúp ổn định môi trường nước ao nuôi.
– Một số trường hợp đặc biệt ghi nhận rằng khi độ kiềm trong ao thấp hơn 50mg/l thì màu nước ao thường rất đẹp.
Độ kiềm trong ao đôi lúc quá thấp hoặc quá cao cũng không tốt cho tôm, nhưng tại sao độ kiềm lại gia tăng hoặc giảm đột ngột? Mời bà con theo dõi qua nội dung dưới đây:
Độ kiềm trong ao tăng cao có thể do nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như trong ao có sự xuất hiện của các loại ốc hến, vẹm, nhuyễn thể 2 mảnh ăn tảo. Chúng sẽ hấp thụ muối carbonat trong nước và gây suy giảm độ kiềm. Hoặc một số nguyên nhân khác như ao tôm nằm trong vùng bị nhiễm phèn tiềm tàng và ao nuôi bị đóng rong cũng sẽ khiến cho độ kiềm thấp đi.
Yếu tố trời mưa cũng làm cho độ kiềm giảm đi vì trong mưa có chứa axit cũng như nước mưa làm cho độ kiềm bị loãng đi
Đối với bà con nuôi tôm bằng nước lợ khi cấp nước mới vào ao do không có độ mặn dẫn tới độ kiềm bị giảm đi
Đầu tiên, quá trình quang hợp của tảo vào buổi sáng sẽ góp phần thúc đẩy độ kiềm tăng nhanh hơn. Ngoài ra, việc bón vôi quá liều lượng cho phép cũng là tác nhân khiến độ kiềm trong ao tăng cao. Trường hợp độ kiềm cao và pH lớn hơn 8.5 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lột vỏ của tôm, vì thế cần phải có biện pháp phù hợp để giảm độ kiềm ngay.
Để ổn định được độ kiềm trong ao, cách tốt nhất là đo lường xem hiện tại độ kiềm đang ở mức cao hay thấp, sau đó xem xét đến nguyên nhân để tìm ra phương pháp xử lý sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
Để hạ độ kiềm, bà con tiến hành thay khoảng từ 20 – 30% lượng nước trong ao 3 lần/tuần (đối với nuôi tôm nước lợ, nguồn nước có độ mặn thấp), sau đó có thể bón EDTA vào ban đêm với liều lượng 2-3kg/1.000m2. Còn 1 cách khác, bà con sử dụng vi sinh Bio Active để cắt các dòng tảo độc và kích thích tảo khuê phát triển vì tảo là nguyên nhân chính dẫn đến độ kiềm tăng cao. Đây còn được xem là phương pháp có thể giúp thay thế việc dùng vôi để cắt tảo. Ngoài ra vi sinh Bio Active còn có công dụng xử lý khí độc, tránh hình thành axit trong ao cũng như sự gia tăng hoặc thiếu hụt CO2 trong nước.
– Cách sử dụng: Bà con chỉ cần hòa Bio Active với nước rồi đem tạt trực tiếp xuống ao để sử dụng, chỉ với 1 lít Bio Active có thể giúp xử lý 10.000m3 nước ao. Muốn giảm khí độc và cắt tảo độc thì đánh vào ban đêm từ 9 – 10 giờ.
Mặt khác, bà con có thể sử dụng giấm ăn với liều lượng 1 lít/ 1.000m3 nước ao, sau đó kiểm tra lại độ kiềm trong 2 giờ và tiếp tục điều chỉnh sao cho phù hợp.
Nguyên nhân khiến cho độ kiềm bị suy giảm do các loài 2 mảnh, ốc vẹm hến phát triển hoặc do đáy nuôi bị nhiễm phèn và ao nuôi đang gặp tình trạng bị đóng rong. Vì vậy để nâng cao độ kiềm thì việc đầu tiên cần làm là vệ sinh sạch sẽ ao nuôi để loại bỏ vẹm ốc, hến và các loài hai mảnh. Tiếp đến bà con sử dụng Dolomite, vôi tôi hoặc vôi công nghiệp hòa với nước rồi tạt xuống ao với liều lượng vôi tầm 1-2kg/100m3 nước vào lúc 22 giờ để tiến hành tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm.
Trường hợp trong ao nuôi có mật độ tảo rong phát triển quá dày đặc, VFT Group khuyến khích bà con nên sử dụng vi sinh Aqua để tiêu diệt tất cả các loài tảo độc từ tảo đỏ, tảo mắt cho đến tảo giáp. Bên cạnh đó, vi sinh Aqua còn giúp giảm thiểu sự phân hủy của các chất hữu cơ như xác tảo tàn, thức ăn thừa, phân tôm, giảm khí độc NH3, NO2, H2S. Tương tự như Bio Active, cả hai đều là sản phẩm đạt chứng nhận ISO và được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành trên toàn thị trường Việt Nam.
– Cách sử dụng: Aqua là dòng vi sinh ở dạng bột, bà con chỉ cần hòa với nước rồi tạt xuống ao, sau đó chạy quạt để tăng cường hiệu quả mà không cần mất thời gian ngâm ủ. Với dung tích 500g Aqua sẽ giúp xử lý được 5.000 – 10.000m3 nước ao và định kỳ sử dụng 5 ngày/lần.
Chế phẩm vi sinh của VFT Group là những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:
Bà con nên kiểm tra độ kiềm tối thiểu 1 lần trong ngày để nhận biết được độ kiềm trong ao đang mức ở cao hay thấp. Hiện nay, có 3 phương pháp thường dùng để đo lường độ kiềm với tính chính xác cao như:
– Phương pháp dùng test kit: Đây là phương pháp phổ biến nhất vì nó vừa đơn giản và giá thành phù hợp. Khi bà con mua bộ test kit, trong đó sẽ có thuốc thử, ống nghiệm và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Bà con nên thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng để có kết quả chính xác nhất.
– Phương pháp sử dụng máy đo độ kiềm: Đây là phương pháp hiện đại với ưu điểm lớn là độ chính xác khá cao và cũng dễ dàng sử dụng. Trong bộ máy dùng để đo độ kiềm sẽ bao gồm pin, máy đo, ống nghiệm, thuốc thử và giấy hướng dẫn sử dụng. Tương tự, bà con cũng sẽ cần tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
– Phương pháp đo chuẩn độ: Đây là phương pháp phức tạp nhưng lại mang tính chính xác tuyệt đối và thường được dùng trong các phòng thí nghiệm.
Độ kiềm trong ao nuôi tôm là yếu tố quan trọng để giúp vụ nuôi có tỷ lệ thành công cao, vì vậy để ổn định độ kiềm bà con nên đo lường kiểm tra và tăng/giảm khi cần thiết. Với các dòng vi của VFT Group sẽ giúp bà con ổn định được độ kiềm và môi trường ao nuôi và bà con có thể liên hệ đến HOTLINE: 0916 859 166 để nhận tư vấn sản phẩm miễn phí. Hân hạnh được đồng hành cùng bà con và chúc bà con có mùa vụ bội thu.
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn