Các Cách Xử Lý Ao Nuôi Tôm Khi Trời Mưa Hiệu Quả

20 THG06
1055 lượt xem

 

Khi mưa lớn kéo dài thì các yếu tố trong nước ao tôm như nhiệt độ, độ mặn, pH sẽ giảm, sức ăn của tôm giảm 30%, tôm dễ bị stress hơn. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của tôm. Vì vậy, bà con nuôi tôm cần trang bị những cách xử lý ao tôm khi trời mưa hiệu quả nhằm hạn chế những rủi ro do mưa mang lại.

Biện pháp xử lý ao nuôi tôm khi trời mưa

Biện pháp xử lý ao nuôi tôm khi trời mưa
Biện pháp xử lý ao nuôi tôm khi trời mưa

1/ Bón vôi quanh ao

Ảnh minh họa tạt vôi xuống ao để tăng pH ao nuôi sau khi mưa
Ảnh minh họa tạt vôi xuống ao để tăng pH ao nuôi sau khi mưa

Trước khi mưa, đặt các bao vôi CaCO3 (500kg/ha) ở quanh bờ ao để khi mưa xuống sẽ cuốn CaCO3 vào ao và hỗ trợ duy trì độ pH, độ cứng cùng hàm lượng các ion hòa tan ở mức có thể chấp nhận được.

Kiểm tra độ pH nước ao trong suốt cơn mưa, nếu độ pH quá thấp thì ngâm vôi rồi đánh xuống ao để ổn định độ kiềm và độ pH trong ao. Dùng vôi canxi ( CaCO3 (40kg/1000m3) và vôi đá CaO (30kg/1000m3).

2/ Quản lý lưu lượng nước và quạt

Bật tất cả các thiết bị sục khí hoặc tăng cường bật quạt nước khi trời mưa, tạo hàm lượng oxy hòa tan (DO) cao hơn bình thường 20%. Duy trì thời gian sục khí cho tới khi tảo có lợi phát triển ổn định trong ao. Một phần bật quạt nước để tránh tình trạng phân tầng nước trong suốt lúc mưa.

Xả bớt lượng nước mưa ở tầng bề mặt để nước mưa chảy ra ngoài, giữ nước trong ao ở mức tối ưu từ 1.2 -1.5m. Hạn chế bị tình trạng tràn bờ hoặc vỡ cống.

Dự trữ oxygen dạng bột hoặc hạt trong ao để kịp thời cung cấp oxy cho ao khi gặp sự cố do mưa lớn, kéo dài xảy ra.

3/ Bổ sung khoáng và vệ sinh môi trường nước ao

Sau khi mưa kết thúc, bà con nên bổ sung các khoáng chất cần thiết như Kali, Natri, Mg và vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm, giảm stress cũng như lượng khoáng bị loãng trong suốt lúc mưa. Ở giai đoạn đầu nuôi tôm, tôm thường xuyên lột vỏ nên cần giữ lượng khoáng ổn định trong ao để hạn chế tôm mềm vỏ dễ nhiễm bệnh và chết hàng loạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi.

4/ Hạn chế cho tôm ăn

Trong khi mưa nên ngưng cho tôm ăn, vì mưa làm nhiệt độ thấp khiến cho tôm giảm ăn so với những lúc bình thường. Khi mưa xong, bà con cần tiến hành kiểm tra, theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe của tôm, lượng thức ăn tôm tiêu thụ trong nhá, biểu hiện màu sắc trên cơ thể tôm(tôm có thể mắc cong thân đục cơ do trời mưa kéo dài), đường ruột và gan tôm. Nếu có sự thay đổi thì cần phải tiến hành tìm nguyên nhân điều trị ngay lập tức.

5/ Điều chỉnh lại độ kiềm trong ao nuôi

Mưa làm cho đồ kiềm và độ mặn trong ao giảm, với tôm sú cần độ kiềm 85-130mg/l, còn tôm thẻ cần độ kiềm 100-150mg/l. Bà con cần tiến hành đo độ kiềm trong ao để biết chỉ số cần điều chỉnh, công thức tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm như sau:

Công thức: cứ 1,655g vôi Dolomite làm cho 1m3 nước tăng độ kiềm lên 1 mg/l. Ví dụ: với ao tôm 1000m3 nước cần tăng từ 80 lên 100 thì sẽ cần 1000 x 1,655 x (100-80)/1.000= 33,1kg Dolomite. Khi có liều lượng cần dùng, bà con đem ngâm vào nước ngọt trong 24 giờ, sau đó tạt đều xuống ao vào 8-10 giờ đêm.

6/ Xử lý môi trường nước sau mưa

Đối với ao đất khi trời mưa lớn thường làm cho nước ao bị đục do kéo tạp chất từ trên bờ xuống ao, không chỉ vậy còn tạo ra các lợn cợn lơ lửng trong ao. Những hợp chất này bám vào mang gây ra hiện tượng tôm bị đen mang. Để khắc phục tình trạng nước đục, gom lắng lợn cợn xuống đáy ao bà con có thể sử dụng dolomite hòa 10-20kg nước ao dùng cho 1000m3 hoặc vi sinh xử lý nước Bio Active 1 lít hòa với 10 lít nước ao rồi tạt xuống dùng cho 10,000m3 nước.

Ở một số vùng miền trung và phía bắc hay có tình trạng mưa kéo dài vài ngày dẫn tới tình trạng thiếu hụt ánh mặt trời làm cho tảo không thể quang hợp gây ra tảo tàn. Hệ lụy của tảo tàn thường là sinh ra khí độc NH3, NO2 và H2S, cũng như gây các bệnh đường ruột cho tôm khi tôm ăn phải. Bà con cần tiến hành xử lý nước (gây màu trà và xử lý xác tảo tàn), xi phông đáy ao tần suất nhiều hơn so với thông thường. Vi sinh xử lý nước Bio Active có thể giúp bà con giải quyết 3 vấn đề khí độc, xác tảo tàn và gây màu nước trong cùng 1 sản phẩm. Cách sử dụng vô cùng đơn giản, chỉ cần hòa 1 chai Bio Active với 5 lít nước ao có thể xử lý 10,000m3 nước. 

  • Để xử lý khí độc và xác tảo tàn bà con đánh vào 21-24h
  • Để gây màu nước, bà con đánh vào 7-9h
Vi sinh Bio Active lên màu nước nhanh chỉ sau 6 tiếng
Vi sinh Bio Active lên màu nước nhanh chỉ sau 6 tiếng

Lợi ích mua sản phẩm từ VFT Group

Chế phẩm vi sinh của VFT Group là những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:

  • Chất lượng cao: Sản phẩm vi sinh từ VFT Group được nghiên cứu và sản xuất theo công nghệ mới, quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động của vi sinh vật. Tất cả các chủng vi sinh của VFT đều là chủng đã kích hoạt sẵn nên không cần ngâm ủ có thể sử dụng ngay phù hợp trong việc cần xử lý các trường hợp gấp.
  • Uy tín: Tất cả sản phẩm của VFT đều đã được kiểm nghiệm và được tổng cục thủy sản cấp phép lưu hành trên toàn quốc.
  • An toàn: VFT cam kết sản phẩm an toàn cho người, vật nuôi và môi trường. Đảm bảo không chứa hormon, kháng sinh hay các chất độc hại, bà con mình hoàn toàn an tâm khi sử dụng.
  • Hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn tận ao: Đội ngũ kỹ sư của VFT có kiến thức và kinh nghiệm về vi sinh học, luôn sẵn sàng chia sẻ và tư vấn cho bà con trong việc sử dụng sản phẩm và giải quyết các vấn đề liên quan đến ao nuôi tôm. Chúng tôi sẵn sàng tới tận ao của bà con để xem xét tình hình và đưa ra phương án giải quyết tối ưu.

Tác động của mưa đến ao nuôi tôm

Tác hại của trời mua đối với ao nuôi tôm
Tác hại của trời mua đối với ao nuôi tôm

1/ Giảm độ pH trong ao

Khi trời mưa, pH trong ao giảm mạnh 0.3 – 1.5 sẽ tạo điều kiện cho tảo lam bùng phát trong ao gây hiện tượng tảo tàn, tôm chết hàng loạt do lượng oxy giảm mạnh, khí độc cao, sự thiếu hụt chất khoáng và các yếu tố độ cứng, độ kiềm, nhiệt độ trong nước giảm đột ngột.

2/ Thay đổi nhiệt độ đột ngột

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ tác động xấu đến quá trình trao đổi chất của tôm. Nếu nhiệt độ giảm 10C thì sức ăn của tôm giảm 10%. Và thông thường mưa kéo dài sẽ khiến nhiệt độ giảm từ 3 – 50C, nên sức ăn của tôm giảm ít nhất 30%.

Đồng thời, khi nhiệt độ thay đổi tôm sẽ có xu hướng bơi đến nơi có độ mặn và nhiệt độ cao hơn. Vì vậy, tôm sẽ tập trung đông tại các vùng ao sâu dưới đáy ao, mà đáy ao là nơi có nồng độ oxy hòa tan rất thấp và nồng độ khí độc H2S cao nhất nên rất có hại cho tôm. Nếu thời điểm mưa này cho ăn quá nhiều thì thức ăn dư thừa ở đáy ao càng tăng cao, mật độ vi khuẩn gây bệnh sẽ càng cao, dẫn đến thiếu hụt oxy và giảm độ pH trong ao. 

3/ Giảm nồng độ Oxy hòa tan

Oxy hòa tan (DO) là yếu tố rất quan trọng đối với tôm. Trong cùng một nhiệt độ, độ bão hòa của oxy trong nước thấp gấp 25 lần so với oxy trong không khí. Vì vậy oxy hòa tan luôn là khó khăn đầu tiên đối với tất cả mô hình nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Khi trời mưa kéo dài 1 – 2 ngày, lượng oxy hòa tan sẽ giảm và khí độc H2S tăng sẽ khiến tôm mắc bệnh đen mang. 

4/ Độ mặn và độ cứng giảm

Mưa lớn kéo dài làm giảm độ mặn và độ cứng trong nước, các hoạt động sống và sự cân bằng nội tiết tố của tôm cũng bị ảnh hưởng. Trên thực tế độ mặn sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến tôm, vì trời mưa sẽ làm giảm độ mặn từ từ kịp để tôm có cơ chế thích nghi dần. Tuy nhiên, độ kiềm lại ảnh hưởng đến sức khỏe tôm hơn.

Khi độ kiềm thấp sẽ dẫn tới tình trạng mềm vỏ và khó lột xác cho tôm, một phần vì độ kiềm thấp khiến pH trong ao giảm làm cho các chất khoáng bị hòa tan với axit gây thiếu hụt khoáng trong ao nuôi. Tạo điều kiện cho vi khuẩn/virus hoặc ký sinh trùng tấn công tôm.

5/ Sóng và gió

Khi trời mưa, gió sẽ tạo nên sóng trên bề mặt ao, diện tích trên bề mặt ao càng lớn thì sóng sẽ càng to. Sóng tác động gây ra sự xói mòn ở bờ ao (đối với ao đất) và làm tăng độ đục trong ao, gây hiện tượng tảo tàn trong ao. Những chất bị cuốn trôi xuống ao tạo thành các lợn cợn bám vào mang tôm làm đen mang.

Ngoài ra, sóng cũng tác động đến nền đáy ao, gây xáo trộn lớp đất nền mỏng ở đáy. Điều đó tạo điều kiện cho khí độc tồn đọng thoát ra ngoài như NO2 và H2S gây tác động xấu đến tôm. Bởi vì tiếng động từ sự va đập của hạt mưa lên mặt ao cùng với tiếng va chạm của sóng làm cho tôm stress trốn xuống đáy ao tăng tỷ lệ tiếp xúc với khí độc hơn.

Vì vậy bà con cần có các biện pháp xử lý khi nuôi tôm mùa mưa. Cùng tham khảo một số biện pháp xử lý ao nuôi tôm khi trời mưa dưới đây nhé!

Trên đây là những cách xử lý ao nuôi tôm khi trời mưa. Bà con hãy trang bị đủ các thiết bị cần thiết trong ao để phòng ngừa khi trời mưa kéo dài, nhằm hạn chế những thiệt hại rủi ro do mưa lớn xảy ra.

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vftgroup.thuysan