Vôi là nguyên liệu phổ biến và khá thân thuộc đối với ngành nuôi trồng thủy sản nhờ vào giá thành rẻ, hiệu quả. Các công dụng chính của vôi như là ổn định độ pH, xử lý phèn, giảm độ chua,… Tuy nhiên việc sử dụng vôi cần phải đúng cách, thời điểm phù hợp để không ảnh hưởng xấu đến vụ nuôi sau.
Hôm nay, VFT Group sẽ hướng dẫn cách sử dụng vôi trong nuôi tôm hiệu quả nhất!
Trong nuôi tôm, thông số môi trường nước rất quan trọng và đặc biệt là độ pH. Độ pH trong ao nuôi biến động theo chu kỳ ngày đêm xuyên suốt đến cuối vụ nuôi. Sự biến động này làm cho tôm chậm lớn và giảm tỷ lệ sống sốt của tôm, đặc biệt khi độ pH dao động quá cao vào buổi trưa sẽ sản sinh ra khí độc NH3 hoặc giảm thấp vào sáng sớm sẽ gián tiếp làm tăng hàm lượng khí độc H2S. Các loại khí độc này đều gây độc cho tôm, vì vậy giải pháp tốt nhất là đánh vôi để giữ cho pH ổn định trở lại và còn có những lợi ích như:
– Giúp tôm tăng trưởng tốt, tăng tỷ lệ sống và cải thiện năng suất vụ nuôi.
– Giúp cân bằng dinh dưỡng trong ao.
– Xử lý trường hợp nước ao nuôi bị nhiễm phèn.
– Xử lý hàm lượng khí CO2 trong nước cao.
– Cải thiện tình trạng nước ao nuôi bị mềm và độ kiềm ở mức thấp.
Có thể thấy vôi có khá nhiều công dụng nhưng sẽ tùy vào mục đích sử dụng của bà con. Nhưng trước khi đánh vôi cần biết cách sử dụng vôi trong nuôi tôm phù hợp, nếu đánh sai cách và quá liều lượng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tôm.
Các loại vôi thường được dùng trong nuôi tôm sẽ bao gồm 4 loại như vôi nông nghiệp, đá vôi (CaCO3), dolomite hay đá vôi đen CaMg(CO3)2, vôi tôi Ca(OH)2 và cuối cùng là vôi sống CaO. Trong đó thì vôi sống CaO được đánh giá là có hiệu quả sử dụng cao nhất so với các loại vôi khác. Hãy cùng tìm hiểu các loại vôi này nhé!
Đá vôi hay còn được gọi là vôi CaCO3, đây là loại vôi màu trắng, không màu, không vị, mang tính an toàn cao vì không gây bỏng da tay và không sinh nhiệt khi nó tiếp xúc với nước. Đá vôi thường được dùng để cung cấp canxi (Ca) cho tôm khi có hiện tượng mềm vỏ.
Đá vôi đen – Dolomite hay còn là vôi CaMg(CO3)2 có màu xám đen, không mùi, không vị được dùng phổ biến trong việc tăng độ kiềm, bổ sung khoáng chất thiết yếu và còn được xem là loại thức ăn dành cho tảo. Vôi này không gây phản ứng sinh nhiệt khi gặp nước, khi dùng sẽ không gây ăn mòn da tay. Thông thường thì đá vôi đen được dùng trong giai đoạn xử lý, quản lý ao nuôi nhằm giúp duy trì môi trường ổn định cho tôm phát triển tốt.
Vôi tôi Ca(OH)2 thực chất được hình thành từ việc ngâm vôi sống CaO với nước. Nó có công dụng giúp làm tăng pH nhanh và mạnh trong nước và đất. Thường được dùng trong giai đoạn cải tạo và xử lý ban đầu của ao nuôi, đôi khi trời mưa lớn kéo dài làm sụt giảm pH nghiêm trọng bà con có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Lưu ý: là loại vôi này có tác dụng rất nhanh nên cần chú ý vào liều lượng sử dụng vì khi độ pH thay đổi đột ngột sẽ gây sốc tôm trong ao nuôi.
Vôi sống ở dạng cục, bột có màu trắng với mùi hắc nồng đặc trưng và phân rã nhanh trong nước và tỏa nhiệt. Nó giống như vôi tôi Ca(OH)2 nói ở trên, có tỷ lệ hiệu quả cao nhất so với các loại vôi khác và có thêm các tính năng khác nên được nhiều bà con tận dụng tốt trong quá trình nuôi tôm. Nó được tạo ra bằng cách nung đá vôi ở nhiệt độ cao nhưng sẽ không cho nước vào. Loại vôi hữu dụng này được dùng trong việc cắt tảo lam, tảo giáp vì khả năng sinh ra nhiệt khi tiếp xúc với nước khiến cho tế bào tảo chết đi khi tiếp xúc. Ngoài ra, vôi sống CaO được dùng để tăng pH mạnh một cách nhanh chóng, thường được rải quanh ao trước khi trời mưa.
Tùy vào mục đích sử dụng của bà con mà sẽ ứng dụng các loại vôi khác nhau trong ao nuôi, sau đây là cách sử dụng chi tiết đối với mỗi loại vôi:
– Đối với đá vôi CaCO3:
+ Hạ phèn hoặc xử lý phèn trong ao nuôi thì dùng 20 – 40kg/1.000m3 nước ao nuôi.
+ Để điều chỉnh độ trong của nước dùng 20 – 40kg/ 1.000m3 nước ao nuôi.
– Đối với đá vôi đen CaMg(CO3)2:
+ Tăng kiềm thì dùng 20kg/1.000m3.
– Đối với vôi tôi Ca(OH)2:
+ Tăng nhẹ pH (khoảng 0.5 – 1.0 đơn vị): Dùng từ 10 – 20 kg/1.000 m3 nước.
+ Tăng pH mạnh hơn: Có thể tăng lên 20 – 30 kg/1.000 m3 nước, nhưng cần chia thành nhiều lần để tránh sốc môi trường..
Khi sử dụng có ảnh hưởng rất lớn đến độ pH trong nước nên bà con tránh đánh vào buổi chiều, thời gian sử dụng tốt nhất là vào buổi sáng sớm.
– Đối với vôi sống CaO:
+Để tăng pH nhẹ (0.5 – 1.0 đơn vị): Sử dụng khoảng 7 – 10 kg vôi sống/1.000 m3 nước.
+ Để tăng pH mạnh hơn hoặc khi pH rất thấp: Có thể dùng 10 – 15 kg vôi sống/1.000 m3 nước
+ Đối với việc xử lý nền đáy ao trước khi bơm nước thì bà con sử dụng 7-10kg/100m2
+ Để cắt tảo lam hoặc tảo giáp bà con sử dụng 20kg vôi nóng + 10kg dolomite đánh cho 1000m3 vào lúc 18h.
Thời điểm khi sử dụng vôi rất quan trọng vì nó làm ảnh hưởng đến độ hiệu quả khi bà con dùng, sau đây sẽ là các thời điểm mà bà con cần lưu ý trong quá trình sử dụng:
– Buổi sáng: Đây là thời điểm thích hợp mà bà con nên dùng vôi vì khi buổi sáng thường độ pH ở ao nuôi thấp. Tuy nhiên bà con ít khi đánh vôi vào thời điểm buổi sáng.
– Buổi trưa: Buổi trưa nắng nóng, cho nên nhiệt độ ao nuôi tăng cao. Tại buổi trưa nên hạn chế đánh vôi vì độ pH tăng cao vào thời điểm này sẽ gây nguy hiểm cho tôm.
– Buổi chiều: Từ khoảng thời gian 4 giờ – 6 giờ chiều thì nhiệt độ ao nuôi sẽ giảm xuống. Lúc này bà con có thể đánh vôi CaCO3 để tạo thêm khoáng giúp tôm hấp thụ khoáng tốt hơn, tôm mau lột vỏ và cứng vỏ sau lột. Ngoài ra còn hỗ trợ ổn định độ pH và không ảnh hưởng đến tảo trong ao.
– Buổi tối: Bà con có thể đánh vôi vào buổi tối nhưng chỉ có thể đánh vôi khi có nhu cầu giảm CO2 hoặc muốn cắt tảo tại thời điểm này.
Có lẽ bà con đã biết cách sử dụng vôi trong nuôi tôm, tuy vậy có khá nhiều sản phẩm có thể thay thế vôi trong ao tôm. Điển hình là các dòng vi sinh dùng để cắt tảo, gây màu nước, tạo nguồn thức ăn thức ăn tự nhiên, ổn định thông số môi trường nước,… Mời bà con xem qua các sản phẩm dưới đây nhé!
Bio Active – VFT Group đang là dòng vi sinh xử lý nước ao nuôi đang được ưa chuộng trên thị trường vì sở hữu đa công dụng chỉ trong 1 sản phẩm. Trong một chai vi sinh Bio Active chứa hơn 10 tỷ lợi khuẩn cùng với đa chủng vi sinh có hoạt tính cao, sinh khối lớn, thích ứng nhanh với môi trường. Trong 1 chai Bio Active chứa các thành phần như:
– Bacillus spp……………………..109 CFU/L
– Rhodopseudomonas spp……..109 CFU/L
– Saccharomyces cerevisiae……109 CFU/L
– Nước cất và mật rỉ đường vừa đủ 1 lít
– Sản phẩm sản xuất trên nền nhiều chủng vi sinh có lợi cho môi trường ao nuôi: Rhodobacter spp, Lactobacillus spp…
*Công dụng:
– Phân hủy các chất hữu cơ và thức ăn thừa gây ô nhiễm ao nuôi như phân tôm, vỏ tôm, thức ăn thừa, xác tảo tàn,…
– Gây màu trà chỉ trong nửa ngày.
– Ức chế, kìm hãm các vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio gây bệnh đốm đen, phân trắng, hoại tử gan tụy,…
– Cắt tảo độc như tảo lam, tảo giáp, tảo xanh, tảo đỏ.
– Giảm hàm lượng khí độc như NH3, NO2, H2S.
– Khử nhớt, sạch bạt, giảm lợn cợn.
*Hướng dẫn sử dụng đúng cách Bio Active
Bio Active không cần ngâm ủ, chỉ cần pha với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao nuôi. Thời điểm sử dụng cụ thể như sau:
– Muốn khử nhớt và gây màu trà thì đánh vào buổi sáng khi trời có nắng từ 8 – 10 giờ sáng.
– Muốn xử lý khí độc và cắt tảo độc thì đánh vào ban đêm từ 21 – 22 giờ.
Bà con định kỳ sử dụng vi sinh xử lý nước Bio Active cho ao nuôi, giúp duy trì ổn định chất lượng nước và tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển.
Bio Domit là dòng vôi dolomit kết hợp với khoáng tạt và vi sinh để giúp bà con xử lý các vấn đề nước ao nuôi và đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho tôm. Trong 1 bao 10kg Bio Domit chứa hàng tỷ lợi khuẩn có hoạt tính cao như Bacillus, Rhodopseudomonas với khả năng thích ứng với môi trường nhanh. Không những thế Bio Domit còn giúp tăng kiềm, ổn định pH, gây màu trà, làm sạch đáy ao, khử khí độc,… tương tự như vôi. Các thành phần trong Bio Domit bao gồm:
– Bacillus spp……………………..109 CFU/kg
– Rhodopseudomonas spp……109 CFU/kg
– Dextrose vừa đủ 1kg
*Công dụng:
– Tăng độ kiềm tính, cân bằng axit, ổn định pH.
– Kích thích tạo chất Chaetoceros, Skeletonema làm thức ăn tự nhiên cho tôm, cá. ốc,…
– Khử độc đáy ao (NH3, NO2, H2S), ổn định màu nước và cải thiện chất lượng nước.
– Tăng hàm lượng Canxi và Magie kích thích cho tôm lột xác đồng loạt và mau cứng vỏ.
– Ngăn ngừa hiện tượng mềm vỏ, cong thân, đục cơ ở tôm nuôi.
– Cung cấp các nguyên tố vi lượng (Fe, Mn, B, Mo, Cu, Co, Zn…) và đa lượng (Ca, Mg, P, Na, K, Cl…) cho thức ăn thủy sản.
*Hướng dẫn sử dụng Bio Domit
– Đối với ao nuôi đang cải tạo: Tiến hành tháo cạn nước trong ao, sau đó rải đều Bio Domit ở khắp đáy ao và ven bờ với liều lượng sử dụng từ 30 – 60kg/1.000m3 nước ao.
– Đối với ao đang trong quá trình nuôi: Hòa tan Bio Domit với nước, sau đó tạt đều xuống ao nuôi từ 7 – 10 ngày/lần (Không cần sục khí, ngâm ủ) với liều lượng tùy vào mỗi nhu cầu như sau:
+ Ổn định độ pH: Sử dụng 18 – 24kg/1.000m3 nước ao.
+ Giữ màu nước ao: Sử dụng 4 – 8kg/1.000m3 nước ao.
+ Tăng độ kiềm: Sử dụng 4 – 10kg/1.000m3 nước ao.
Trên đây là các thông tin về các loại vôi cũng như là cách sử dụng vôi trong nuôi tôm thẻ cho bà con. Bà con có thể tham khảo thêm các dòng vi sinh có công dụng tương tự như vôi nhưng sẽ an toàn, hiệu quả hơn. Hãy nhanh tay liên hệ đến số HOTLINE: 0916 859 166 để được tư vấn ưu đãi sản phẩm và hướng dẫn sử dụng cụ thể. Chúc bà con nuôi tôm thuận lợi nhé!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn