Cách sử dụng thuốc tím trong nuôi tôm để đạt hiệu quả cao

28 THG09
1320 lượt xem

 

Thuốc tím hay còn được KMnO4 là một loại hợp chất được dùng khá nhiều trong quá trình nuôi tôm được nhiều bà con biết đến. Nhưng dạo gần đây cũng có ít nhiều bà con vẫn chưa rõ công dụng và cần hướng dẫn xử lý ao nuôi tôm bằng thuốc tím. Để hỗ trợ bà con trong quá trình nuôi tôm tốt nhất, VFT Group sẽ phân tích công dụng và cách sử dụng qua bài viết dưới đây!

Thuốc tím là gì?

Ảnh minh họa thuốc tím dưới dạng bột
Ảnh minh họa thuốc tím dưới dạng bột

Đầu tiên thì thuốc tím có công thức hóa học là KMnO4 và lần đầu tiên được sử dụng để điều trị cho cá vào năm 1918, vì nhiều nghiên cứu cho thấy kim loại Mn không tồn lưu trong cơ và gan cá khi sử dụng. Đây là chất có tính oxy hóa mạnh, vì thế nó có khả năng oxy hóa vật chất vô cơ và cả hữu cơ. Nhưng thuốc tím mang tính đối kháng đối với một số hợp chất như là formaline, cồn, các hợp chất arsenite, bromide, iodine, axit sulfuric, sulfur, than hoạt tính,…

Về tính chất, thuốc tím có dạng tinh thể nhỏ, màu tím, không có mùi vị, dễ tan trong nước ngọt và nước mặn. Thông thường, nhiều bà con nuôi trồng thủy sản xử lý ao nuôi tôm bằng thuốc tím với mục đích diệt trùng, tiêu diệt vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, sinh vật mang virus

Cơ chế oxy hóa vật chất hữu cơ trong nước của thuốc tím sẽ như sau:

– Trong môi trường axit:

MnO4 + 4H+ + 3e → MnO2 + 2H2O

MnO4 + 8H+ + 5e → Mn2+ + 4H2O

– Tại môi trường kiềm, MnO4 sẽ tác dụng với nhóm OH và sau đó tạo thành gốc [OH] tự do. Theo đó, gốc  [OH] tự do này sẽ tiếp tục phản ứng với nhau tạo thành gốc oxy nguyên tử [O]

2(OH) → [O] + H2O

Gốc oxy nguyên tử [O] sẽ oxy hóa vật chất hữu cơ theo phản ứng sau:

CxHyOz + (2x + y/2 – z) [O] → xCO2 + y/2H2O

Công dụng của thuốc tím khi sử dụng trong ao nuôi tôm

Thuốc tím có tác dụng gì trong quá trình nuôi tôm? Đây là một trong các câu hỏi mà VFT nhận được từ nhiều bà con, vậy hãy cùng làm rõ công dụng của thuốc tím nhé!

Ảnh minh họa thuốc tím dùng diệt khuẩn ao nuôi tôm
Ảnh minh họa thuốc tím dùng diệt khuẩn ao nuôi tôm

Sát trùng

Như VFT đã chia sẻ sơ lược ở nội dung trên, nó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nấm, tảo, ký sinh trùng và cả virus thông qua việc oxy hóa trực tiếp màng tế bào của vi sinh vật, phá hủy các enzyme. Đặc biệt hơn, thuốc tím còn có khả năng điều khiển quá trình trao đổi chất của tế bào. 

Làm trong nước

Với khả năng oxy hóa, từ đó sẽ làm giảm lượng vật chất hữu cơ trong môi trường. Bên cạnh đó, nếu như nước ao có độ đục do phù sa, các hạt keo khoáng gây ra thì Mn2+ sẽ tác dụng lên bề mặt của keo khoáng làm cho keo khoáng trở nên trung tính và lắng tụ.

Cắt tảo

Bà con xử lý ao nuôi tôm bằng thuốc tím cũng có thể giúp tiêu diệt một lượng lớn tảo trong môi trường ao nuôi. Theo nhiều thống kê cho biết, dùng thuốc tím để cắt tảo sẽ có lợi thế hơn đồng sunfat vì trong môi trường có độ kiềm thấp thuốc tím được đánh giá là sử dụng an toàn hơn.

Một số công dụng khác

Cuối cùng là thuốc tím còn được dùng để giảm lượng hữu cơ có trong nước ao nuôi với cơ chế oxy các chất hữu cơ này lắng tụ ở nền đáy. Đồng thời còn có thể giúp giải quyết một số bệnh liên quan đến vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc là nấm trên tôm cá. 

Ngoài ra, thuốc tím còn có khả năng oxy hóa (làm mất tác dụng) các chất diệt cá như rotenone và antimycin. 

Cách xử lý ao nuôi tôm bằng thuốc tím đúng cách

Vậy là bà con đã biết được các công dụng của thuốc tím, thế nhưng xử lý như thế nào cho đúng cách và hiệu quả? Thực tế thì trong môi trường nước, nếu sử dụng với liều lượng thích hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Ngược lại nếu dùng với nồng độ quá mức cho phép thì thuốc tím sẽ gây sốc tôm. Sau đây là cách sử dụng và liều lượng chi tiết:

Cách sử dụng thuốc tím trong nuôi tôm

Việc sử dụng thuốc tím cũng khá dễ dàng, bà con chỉ cần hòa tan trong nước rồi tạt đều khắp bề mặt ao nuôi. Mặt khác để hiệu quả hơn, bà con có thể tạt vào ngay dàn quạt nước để khuếch tán đều khắp ao nuôi.

Sau khi sử dụng thuốc tím, nó sẽ làm giảm lượng PO43- trong nước. Vì vậy sau quá trình sử dụng, bà con cần phải bón thêm phân lân. 

Lưu ý: Cần phải xử lý thuốc tím trước khi bón phân và tuyệt đối không được dùng thuốc tím cùng với thuốc diệt cá vì sẽ làm suy giảm độc lực của thuốc cá.

Ước lượng liều lượng sử dụng thuốc tím

Về việc ước tính liều lượng sử dụng sẽ tùy vào lượng chất hữu cơ có trong từng môi trường nước ao nuôi. Bà con cần ước tính lượng thuốc tím phù hợp với lượng chất hữu cơ vì nếu không sẽ không đủ độc lực để mà xử lý các tình trạng ao nuôi. Cụ thể như sau:

– Thông thường, liều lượng khi bắt đầu sử dụng thuốc tím sẽ là 2 mg/l. Trong quá trình sử dụng, nếu màu nước ao chuyển từ màu tím sang màu hồng trong khoảng từ 8 – 12 tiếng thì có nghĩa là liều lượng sử dụng đã phù hợp, không cần gia tăng liều lượng. 

– Ngược lại, nếu đã xử lý bằng thuốc tím trong vòng 12 tiếng nhưng màu nước chuyển sang màu nâu thì đồng nghĩa với việc sử dụng liều lượng chưa đủ và cần bổ sung thêm liều lượng từ 1 – 2 mg/l.

Liều lượng và thời điểm sử dụng

Liều lượng sử dụng sẽ tùy vào từng mục đích sử dụng cho ao nuôi vì thuốc tím có khá nhiều công dụng hữu ích. Ví dụ như:

– Dùng trong khử mùi và vị nước: Liều lượng sử dụng tối đa là 20 mg/l.

– Dùng trong việc diệt khuẩn: Liều lượng sử dụng sẽ từ 2 – 4 mg/l nhưng liều lượng khi diệt khuẩn có thể thay đổi dựa vào lượng chất hữu cơ trong nước.

– Dùng để diệt virus: Liều lượng sử dụng sẽ là 50 mg/l hoặc có thể cao hơn.

Về thời điểm sử dụng, nên dùng vào lúc sớm sáng để quan sát rõ hơn việc chuyển màu nước của thuốc tím. Bà con nên sử dụng 2 lần/ngày với ít nhất là 4 ngày.

Cách bảo quản thuốc tím đúng cách

Bà con nên bảo quản thuốc tím trong các lọ màu nâu để hạn chế bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời. Ngoài ra cần để ở các khu vực khô ráo, thoáng mát và không tiếp xúc với nhiệt độ cao vì nếu không sẽ rất dễ bị hư hỏng.

Mặt hạn chế khi xử lý ao nuôi tôm bằng thuốc tím

Tuy là có nhiều lợi ích như thế nhưng cũng mang nhiều mặt hạn chế vì nó cũng là một loại thuốc sát trùng. Sau đây sẽ là các mặt còn hạn chế mà bà con cần biết:

– Khả năng diệt trùng mạnh mẽ nhưng không mang tính bền bỉ và dễ suy giảm khả năng diệt trùng bởi các tác động như ánh sáng, nhiệt độ.

– Đôi khi việc sử dụng thuốc tím cho ao nuôi tôm cá, với chất MnO2 có bên trong có thể gây độc cho cơ thể vật nuôi.

– Độ hiệu quả sẽ không cao khi trong ao nuôi có quá nhiều chất hữu cơ vượt mức có thể xử lý.

– Khả năng tạo oxy hòa tan ở mức thấp.

Đây là các mặt hạn chế mà VFT đã tổng hợp được, hy vọng bà con sử dụng với độ hiệu quả cao nhất để phục vụ trong quá trình nuôi tôm.

Một vài lưu ý khi dùng thuốc tím

Ảnh minh họa khi dùng thuốc tím quá liều có thể gây tác dụng phụ lên tôm hoặc cá
Ảnh minh họa khi dùng thuốc tím quá liều có thể gây tác dụng phụ lên tôm hoặc cá

Nhằm mang đến hiệu quả cao, an toàn tuyệt đối cho người dùng cũng như là sức khỏe của tôm cá thì bà con cần lưu ý một số điều như sau:

– Bà con cần tính toán đúng lượng nước có trong ao để tránh lãng phí liều lượng thuốc tím khi sử dụng cũng như là đủ độc lực để xử lý ao nuôi.

– Thuốc tím được khuyến khích sử dụng trong đầu vụ và cuối vụ, tuyệt đối không được sử dụng trong giữa mùa vụ vì sẽ gây độc cho tôm cá.

– Sau khi pha thuốc tím với nước, hãy sử dụng ngay vì đây là chất oxy hóa mạnh rất dễ phân hủy.

– Thuốc tím có khả năng diệt tảo trong ao dẫn đến tình trạng thiếu hụt lượng oxy. Do đó cần tăng cường chạy quạt sau khi bà con đã xử lý.

– Sau khi dùng thuốc tím để sát trùng được 48 giờ, bà con hãy cấy lại vi sinh Bacillus vào trong nước ao nuôi nhằm kích thích tảo khuê để gây màu tạo môi trường sống thuận lợi cho tôm. Hiện nay các dòng vi sinh có chứa nhiều chủng Bacillus có tiếng trên thị trường như là Bio Active – VFT Group.

Sử dụng vi sinh xử lý nước Bio Active để giữ nước luôn sạch và giữ màu nước
Sử dụng vi sinh xử lý nước Bio Active để giữ nước luôn sạch và giữ màu nước

*Công dụng của Bio Active

– Phân hủy các chất hữu cơ và thức ăn gây ô nhiễm trong ao như thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo tàn,…

– Gây màu trà cho ao nuôi chỉ sau “nửa ngày”.

– Ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio gây nên bệnh phân trắng, đốm đen, hoại tử gan tụy,…

– Cắt các loại tảo độc như tảo lam, tảo xanh, tảo đỏ, tảo giáp.

– Giảm hàm lượng khí độc cho ao nuôi như NH3, NO2, H2S.

– Khử nhớt, sạch bạt, giảm lợn cợn.

*Hướng dẫn sử dụng vi sinh Bio Active

Bio Active không cần ngâm ủ, bà con chỉ cần pha với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao nuôi mà không cần ngâm ủ hay sục khí. Chỉ với 1 chai 1 lít như thế này có thể xử lý cho bà con tận 10.000m3 nước ao nuôi. Thời điểm sử dụng như sau:

– Muốn khử nhớt và gây màu trà thì đánh vào buổi sáng khi trời có nắng từ 8 – 10 giờ.

– Muốn xử lý khí độc, cắt tảo độc thì đánh vào ban đêm từ 21 – 22 giờ.

Đây là tất cả các thông tin hữu ích mà VFT Group đã tổng hợp được cho bà con, chúng tôi hy vọng các thông tin có thể giúp được bà con phần nào để xử lý ao nuôi tôm bằng thuốc tím. Tuy nhiên thì mô hình nuôi tôm bằng vi sinh Bio Active sẽ mang tính tích cực hơn, bà con hãy liên hệ ngay HOTLINE: 0916 859 166 để được tư vấn và đặt hàng nhé!

Chúc bà con có các vụ nuôi thật nhiều thành công!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ THỦY SẢN VIỆT NAM

– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn