Bà con thường có thói quen sử dụng kháng sinh trong việc điều trị khi tôm nhiễm bệnh do ký sinh trùng hoặc virus gây ra. Nhưng nếu chỉ sử dụng ở mức vừa phải thì nguy cơ phát sinh ra vấn đề sẽ rất thấp, tuy nhiên nếu lạm dụng sử dụng kháng sinh bừa bãi không những phản tác dụng mà còn đem lại để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy có thể thấy việc sử dụng kháng sinh cho tôm làm sao cho đúng và hiệu quả nên được chú ý kỹ càng hơn. Mời quý bà con cùng VFT Group tìm hiểu về vấn đề sử dụng kháng sinh nhé!
Tuy được gọi là thuốc kháng sinh nhưng thực tế đây là thuốc mang các hoạt chất tự nhiên được chiết xuất từ vi sinh vật, nấm và tổng hợp/bán tổng hợp trong điều kiện nhân tạo. Tác dụng chính của kháng sinh là kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây hại, có thể dùng cho người lẫn động vật.
Thông thường, kháng sinh có thể được chia thành 2 nhóm chính là ức chế vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn. Cụ thể hơn:
– Nhóm ức chế vi khuẩn như Spiramycin, Oxytetracycline, Erythromycin, kháng sinh thuộc nhóm Sulphonamides sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn nhưng không tiêu diệt hoàn toàn.
– Nhóm tiêu diệt vi khuẩn gây hại như Rifamycin hoặc kháng sinh thuộc nhóm Quinolones.
– Dòng Kháng sinh bị cấm: Ciprofloxacin, Dapsone, Enrofloxacin, Nitrofuran, Fluoroquinolones, Metronidazole, Trichlorfon (Nguồn: Viện kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia)
Tuy nhiên, khi sử dụng kháng sinh cho tôm, ngoài việc giúp tiêu diệt các vi sinh vật gây hại mà nó còn tiêu diệt luôn cả vi sinh vật có lợi. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm không thể tiêu diệt được virus, điển hình như là các bệnh do virus gây ra như bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh Taura,…
Kháng sinh cho tôm nếu sử dụng quá liều lượng cho phép hoặc sử dụng sai cách sẽ để lại nhiều rủi ro đáng kể như vi khuẩn kháng thuốc dẫn đến việc điều trị không mang lại hiệu quả. Đồng thời lượng kháng sinh tồn dư còn gây mất cân bằng hệ sinh thái trong ao nuôi, bên cạnh đó tôm sau khi thu hoạch sẽ bị thương lái ép giá thu mua hoặc bị cấm tiêu thụ cũng vì lý do tương tự.
Thực tế thì kháng sinh cũng khá hữu dụng trong trường hợp để điều trị bệnh nếu tôm trong ao nuôi nhiễm bệnh không phải do virus. Sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm cũng cần thực hiện theo đúng nguyên tắc nhằm đem lại sự an toàn cho người dùng và tôm trong ao. Nguyên tắc thực hiện như sau:
– Bà con chỉ nên sử dụng kháng sinh cho tôm trong những trường hợp cần thiết hoặc phải bắt buộc phải sử dụng nó để điều trị các bệnh do vi khuẩn gây nên. Một số dòng kháng sinh trên thị trường không được cấp phép từ nhà nước để bày bán và sử dụng thì bà con tuyệt đối không nên tiêu thụ, một phần là vì các dòng này để lại những hậu quả nghiêm trọng và không đảm bảo an toàn.
– Bước 1 chuẩn bị: Khi tìm hiểu và quyết định mua thuốc kháng sinh nhằm điều trị bệnh cho tôm, bà con nên tìm hiểu về loài vi khuẩn bà con đang cần diệt thuộc nhóm gram âm hay dương để chọn loại thuốc phù hợp. Sau khi biết được loại thuốc cần mua, bà con cũng cần kiểm tra những yếu tố sau: thành phần trong thuốc, nguồn gốc xuất xứ, thương hiệu, thuốc hòa tan hay thuốc trộn với thức ăn, thời gian sản xuất và hạn sử dụng. Không sử dụng các dòng kháng sinh được liệt kê trong mục “cấm”. Tốt nhất nên hỏi qua sở thú y hay các kỹ sư thủy của VFT để được trợ giúp cũng như tư vấn miễn phí.
– Bước 2 sử dụng: Tùy vào loại kháng sinh bà con sẽ tạt trực tiếp xuống ao hoặc trộn vào thức ăn cho tôm. Đối với loại trộn vào thức ăn, bà con sử dùng chất kết dính dầu mực và loại thức ăn khó hòa tan để tránh thức ăn bị phân hủy nhanh trong nước. Lúc sử dụng phải dùng liều lượng cao (lên đến hoặc hơn 20g) ngay từ giai đoạn đầu đến khi đàn tôm hết bệnh hoàn toàn rồi mới ngưng sử dụng thuốc để giúp kiểm soát vi khuẩn gây bệnh hoặc tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn. Ngoài ra, không nên sử dụng kháng sinh liều lượng thấp rồi mới tăng dần lên vì như thế cũng sẽ rất dễ làm cho vi khuẩn kháng thuốc.
****Lưu ý:
– Thực hiện theo nguyên tắc 6 Đ: đúng bệnh, đúng loại, đúng cách, đúng liều lượng, đúng lúc và đủ thời gian. Thông thường, thời gian điều trị bệnh cho tôm bằng kháng sinh có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày.
– Kháng sinh không phải là thuốc dùng để phòng ngừa bệnh, nếu sử dụng với liều lượng thấp để phòng bệnh có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm và cũng như làm xáo trộn hệ vi sinh vật trong ao nuôi. Khi đó tôm sẽ lờn thuốc, gây nên hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc, đồng thời làm nước ao nuôi bị trong.
– Tránh trường hợp lặp lại việc sử dụng loại kháng sinh trước đó để hạn chế tình trạng tôm kháng thuốc. Trường hợp khác, bà con không nên sử dụng một loại hoặc nhiều loại kháng sinh tại cùng một thời điểm.
– Trong quá trình dùng kháng sinh cho tôm, bà con nên kết hợp thêm các phương pháp cải thiện môi trường nước ao nuôi và tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho tôm để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng.
– Trong quá trình sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, bà con phải trang bị đầy đủ về đồ bảo hộ, găng tay để hạn chế kháng sinh tiếp xúc trực tiếp với da.
– Ngưng sử dụng kháng sinh 14 ngày trước khi thu hoạch tôm nuôi.
Trên đây là cách thức sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm nhưng vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bà con. Nhưng việc sử dụng nó để điều trị thì ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến bộ phận gan tụy của tôm, chính vì thế mà sau khi dùng kháng sinh thì bà con nên bổ sung lại vi sinh Chuẩn Bogantuy – VFT Group. Dòng vi sinh này sẽ giúp đào thải lượng kháng sinh còn tồn đọng trong cơ thể tôm nhanh chóng chỉ trong “3 ngày”. Không chỉ vậy, Chuẩn Bogantuy còn kèm theo các công dụng khác như:
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan tụy như teo gan, sưng gan, gan nhạt màu, hoại tử gan tụy,…
***Cách sử dụng vi sinh Chuẩn Bogantuy
– Cách 1: Dùng 5 – 10ml Chuẩn Bogantuy trộn cùng với 1kg thức ăn để bồi bổ gan tụy định kỳ.
– Cách 2: Dùng trong trường hợp tôm đang trong giai đoạn bệnh/điều trị bệnh làm tôm không ăn/ít ăn, bà con trộn 5ml Chuẩn Bogantuy với 1kg thức ăn, kết hợp tạt đều 1 lít Chuẩn Bogantuy cho 1.000m3 nước ao nuôi để tôm có thể hấp thụ qua mang.
VFT Group đã hướng dẫn quý bà con cách dùng kháng sinh sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, như đã nói ở ban đầu kháng sinh là 1 con dao 2 lưỡi, nếu kháng sinh cho tôm được dùng không đúng cách sẽ để lại hậu quả đến giá trị tôm khi bán ra và sư sinh trưởng của chúng. Mời bà con xem qua về mặt tác hại khi sử dụng kháng sinh quá liều nhé!
Sự lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm sẽ dẫn đến một số vi khuẩn kháng lại kháng sinh, khiến cho việc điều trị hoặc xử lý môi trường nước ao nuôi không mang lại bất cứ tiến triển nào. Trong trường hợp này, để phát huy hiệu quả của thuốc thì bà con cần sử dụng với liều lượng cao hơn so với ban đầu hoặc sử dụng các chất kháng sinh mạnh hơn.
Một điều cần lưu ý là một số loại kháng sinh cho tôm nếu lạm dụng trong thời gian dài không chỉ khiến cho vi khuẩn kháng loại kháng sinh đó mà còn kháng lại nhiều loại kháng sinh khác, mặc dù trước đó chúng chưa từng tiếp xúc với các loại kháng sinh này.
Sử dụng kháng sinh cho tôm bừa bãi trong quá trình điều trị bệnh có nguy cơ tác động xấu trực tiếp đến tôm nuôi trong ao. Nhất là khi trộn cùng với thức ăn của tôm, kháng sinh sẽ tiêu diệt tất cả lợi khuẩn tồn tại trong đường ruột. Đây là lý do có thể giải thích tại sao tôm cho ăn đầy đủ nhưng vẫn khó về size. Ngoài ra, hệ đường ruột của tôm kém còn làm tăng hệ số FCR, với chi phí thức ăn tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và từ đó gây thiệt hại kinh tế cho bà con.
Ngoài tôm bị kháng thuốc ra, việc sử dụng quá liều lượng kháng sinh cho tôm còn khiến giá trị tôm khi bán ra ngoài thị trường bị suy giảm và đôi khi còn bị thương lái ép giá, điều này làm cho lợi nhuận thu về không như bà con mong đợi.
Thêm vào đó, khi lạm dụng kháng sinh quá mức còn khiến quá trình xuất khẩu tôm gặp khó khăn vì trong cơ thể tôm còn tồn dư lượng kháng sinh, việc này làm cho giá trị tôm đầu ra suy giảm.
Kháng sinh là mối e ngại đối với sức khỏe của con người khi dùng quá liều lượng cho phép, khi con người tiêu thụ tôm dư lượng kháng sinh tồn tại trong cơ thể chúng có thể dẫn đến mất thị lực hoặc nghiêm trọng hơn là mù vĩnh viễn. Tiếp đến là việc không sử dụng đồ bảo hộ khi dùng kháng sinh cho tôm, bụi từ bột kháng sinh sẽ tiếp xúc với phần da hoặc hít phải phần bụi sẽ không tốt cho sức khỏe bà con.
Đồng thời có thể gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc nếu tiếp xúc với lượng kháng sinh trong nuôi tôm trong suốt thời gian dài không kiểm soát sẽ gây ung thư ở người.
Kháng sinh được biết là có độ bền khá cao, nếu đã sử dụng bừa bãi mà còn thải ra ngoài môi trường tự nhiên sẽ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái bên ngoài. Cụ thể là thay đổi cấu trúc thông thường của vi khuẩn, sau đó được các sinh vật hấp thụ như nghêu, sò, ốc, hến và tác động lớn đến các động thực vật dưới nước khác. Ngoài ra, kháng sinh tiêu diệt những vi sinh vật có lợi làm cho nguồn nước bị mất đi nguồn dinh dưỡng. Ở một số vùng gặp hiện tượng nước ao tôm bị trong, không cách nào gây màu nước được do sử dụng kháng sinh quá liều.
Bà con hoàn toàn có thể thay thế một phần sử dụng kháng sinh cho tôm để hỗ trợ điều trị bệnh bằng các dòng sản phẩm vi sinh. Với công nghệ hiện nay thì đa phần các sản phẩm vi sinh không những hỗ trợ điều trị mà còn có thể ngăn ngừa dịch bệnh đi kèm với nhiều công dụng khác nhau như xử lý môi trường nước, phục hồi tế bào tôm sau bệnh,…. Bà con hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng bởi vì điểm mạnh của vi sinh là không hề có tác dụng phụ.
Bà con có thể tham khảo qua một số dòng sản phẩm vi sinh được VFT Group nghiên cứu và sản xuất với tiêu chí “tiết kiệm chi phí, cải thiện năng suất và giảm tối đa lượng kháng sinh”.
Vấn đề nguồn nước sạch cũng là yếu tố để giúp tôm khỏe mạnh và hạn chế mắc bệnh, vì thế Bio Active sẽ là lựa chọn hiệu quả để bà con không phải sử dụng đến kháng sinh. Với dòng chế phẩm sinh học cao cấp Bio Active chứa hơn 10 tỷ lợi khuẩn với đa chủng vi sinh có hoạt tính cao và khả năng thích ứng môi trường rất nhanh.
***Công dụng Bio Active
***Cách sử dụng Bio Active
Chỉ với 1 chai Bio Active, bà con có thể xử lý tận 10.000m3 nước ao nuôi với thời điểm sử dụng như sau:
Để tôm luôn khỏe mạnh thì ngoài nguồn nước trong ao phải sạch, vấn đề dinh dưỡng cung cấp cho tôm cũng là điều mà bà con nên chú trọng. Nếu tôm được hấp thụ tối đa nguồn dinh dưỡng sẽ mau lớn, tăng cường đề kháng và hạn chế dịch bệnh xảy ra. Nhiều bà con có thói quen trộn kháng sinh cho tôm cùng với thức ăn nhưng đây là điều không nên thực hiện.
Mipe cũng là sản phẩm được dùng để trộn cùng với thức ăn cho tôm nhưng không chứa thành phần độc hại và ảnh hưởng tiêu cực như các dòng kháng sinh cho tôm.
***Công dụng men vi sinh đường ruột Mipe
***Cách sử dụng men vi sinh đường ruột Mipe
Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến gan tụy của tôm, tuy nhiên nếu dùng kháng sinh trong trường hợp cần thiết sẽ không thể tránh khỏi tình trạng này. Do đó, bà con cần sử dụng sản phẩm Herbafu để tái tạo mô gan cũng như là phục hồi tốt chức năng gan tụy cho tôm. Khác với kháng sinh cho tôm, đây là thảo dược 100% nên không chứa kháng sinh và các chất cấm khác trong thành phần.
***Công dụng thảo dược Herbafu
***Cách sử dụng thảo dược Herbafu
Đối với trường hợp tôm nhiễm bệnh nặng: Trộn 20 – 30g/kg thức ăn, cho tôm ăn 2 lần/ngày và dùng liên tục đến khi tôm khỏi bệnh.
Chế phẩm vi sinh Aqua của VFT Group là một trong những sản phẩm vi sinh hàng đầu trên thị trường, được nhiều bà con tin dùng. Dưới đây là một số lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh từ VFT Group:
Vậy chung quy lại, kháng sinh cho tôm chỉ nên dùng trong trường hợp thật sự cần thiết vì không những có giá thành đắt đỏ mà còn để lại nhiều tác dụng phụ cho ao nuôi. Ngoài ra khi sử dụng cần phải đảm bảo an toàn, sử dụng đúng liều và đúng cách nhằm bảo vệ đàn tôm trong ao và môi trường xung quanh. Do đó, bà con nên ưu tiên việc sử dụng các sản phẩm vi sinh mà VFT Group đã đề cập ở nội dung trên, đây là phương pháp vừa hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.
Mọi thông tin về sản phẩm vi sinh Bio Active, Mipe, Herbafu, bà con có thể liên hệ qua HOTLINE: 0916 859 166. Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết cụ thể về chương trình khuyến mãi, kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng cho bà con hoàn toàn “miễn phí”. Chúc quý thật nhiều thuận lợi trong suốt vụ nuôi và bội thu nhé!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn