Hiện nay thì oxy hòa tan trong ao nuôi tôm luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bà con nuôi tôm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá được chất lượng nước trong ao nuôi đang trong tình trạng tốt hay xấu. Việc thiếu hụt đi lượng oxy hòa tan trong ao sẽ có nguy cơ dẫn đến tồn dư chất hữu cơ dư thừa, phát sinh ra các loại khí độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Mặc dù là sử dụng quạt nước và các vỉ oxy nhưng hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi tôm vẫn bị biến động nhiều trong 1 ngày, đôi khi còn giảm hơn. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến trường hợp này, mời bà con cùng xem chủ đề ngày hôm nay nhé!
Thực tế thì hàm lượng oxy hòa tan phụ thuộc vào rất nhiều ở mật độ thả nuôi. Ví dụ như ở tôm sú thì hàm lượng oxy hòa tan phải đạt mức 4mg/L chỉ đáp ứng được khi thả nuôi ở mật độ từ 10 đến 30 con/m2. Còn đối với việc nuôi tôm với mật độ từ 50 con/m2 và thậm chí lên đến hơn 300 con/m2 thì hàm lượng oxy hòa tan 4mg/L sẽ không đủ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lượng oxy hòa tan. Sau đây là chỉ số hàm lượng oxy hòa tan với sức khỏe của tôm:
– Lượng oxy hòa tan < 1,0: Tôm sẽ chết ngạt.
– Lượng oxy hòa tan < 2,0: Tôm không tăng trưởng.
– Lượng oxy hòa tan < 3,0: Tôm tăng trưởng rất chậm.
– Lượng oxy hòa tan < 4,0: Tôm tăng trưởng chậm.
– Lượng oxy hòa tan đạt từ 4,0 – 5,0: Tôm tăng trưởng bình thường.
– Lượng oxy hòa tan đạt từ 5,0 – 7,0: Tôm khỏe mạnh và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn.
Vì vậy có thể thấy rằng hàm lượng oxy đạt 4,0 thì tôm khỏe mạnh nhưng để tốt hơn thì nên đáp ứng được hàm lượng oxy lớn hơn 5mg/L, nhất là khi sử dụng men vi sinh pha với mật đường thì hàm lượng oxy yêu cầu là 5,5mg/L hoặc 6mg/L.
Lượng oxy hòa tan ở đáy ao càng ở mức thấp ở dưới 3mg/L thì nguy cơ phát sinh khí độc như NH3, H2S và các loại vi khuẩn yếm khí sẽ ngày càng cao, chúng là tác nhân gây hại đến tôm. Để biết chính xác hơn thì bà con nên kiểm tra vào lúc 6 giờ tối và 6 giờ sáng và nên đo tầng nước mặt.
Qua nội trung trên, có lẽ bà con đã biết được lượng oxy hòa tan cần thiết cho tôm phát triển khỏe mạnh. Thông thường, nếu thấp hơn mức từ 4,0 – 5,0 thì tôm sẽ bị ảnh hưởng đáng kể từ sức khỏe, quá trình tăng trưởng cho đến quá trình hoạt động của chúng. Cụ thể sẽ như sau:
– Sức khỏe tôm suy giảm: Thiếu hụt lượng oxy hòa tan trong ao sẽ khiến tôm dễ bị stress, suy giảm hệ miễn dịch và dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập làm tôm bị nhiễm bệnh.
– Suy giảm tốc độ tăng trưởng: Oxy cung cấp năng lượng đến các cơ quan nội tạng, thiếu hụt oxy sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất và hệ tiêu hóa dẫn tới khả năng tiêu thụ thức ăn sẽ kém hơn bình thường. Tôm không có đầy đủ dinh dưỡng sẽ còi cọc, chậm lớn. Ngoài ra, không đủ oxy làm cho tôm ít di chuyển, giảm khả năng bắt mồi
– Hoạt động bất thường: Khi trong ao không được cung cấp lượng oxy, tôm sẽ ngoi lên mặt nước để thở, nhất là vào ban đêm và sáng sớm. Đây được gọi là hiện tượng tôm nổi đầu vào mỗi sáng do thiếu oxy để thở.
– Giảm khả năng tiêu thụ thức ăn: Tôm ăn ít hơn khi thiếu oxy để hô hấp dẫn đến tình trạng mặc dù đã điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp nhưng vẫn dư thừa gây ô nhiễm môi trường nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển.
– Suy giảm chất lượng nước: Sự thiếu hụt oxy sẽ làm giảm khả năng phân hủy các chất hữu cơ trong ao nuôi, qua thời gian không được xử lý sẽ dễ sản sinh ra các loại khí độc gây hại đến sức khỏe tôm nuôi.
– Gia tăng chi phí: Như đã nói trên, tôm chậm lớn và kéo dài thời gian nuôi sẽ gây hệ quả đến lợi nhuận mỗi vụ nuôi.
Có khá nhiều cách để tăng lượng oxy hòa tan tại ao, theo như đánh giá mà VFT Group đã thu thập được thì đây là các cách vô cùng hiệu quả như:
Tính đến thời điểm hiện nay thì có khá nhiều loại thiết bị giúp gia tăng lượng oxy hòa tan để bà con có thể lựa chọn kỹ lưỡng phù hợp với ao mình. Dàn quạt nước là thiết bị được nhiều bà con ưa chuộng sử dụng phổ biến vì một lúc làm được nhiều chức năng khác nhau như gia tăng lượng oxy, tạo dòng chảy, khuấy đảo nước ở ao và còn có thể giúp thu gom được chất thải về hố xi phong. Trong số đó quạt nước dạng chân vịt và dạng lông nhím được sử dụng nhiều nhất.
Về cách lắp đặt để có hiệu quả tốt nhất thì các giàn quạt cần phải lắp lệch 1 góc khoảng 70o so với trục vuông góc với bờ ao, cách bờ khoảng 1,5m. Thông thường, năng suất của cánh quạt sẽ là 100 – 120 vòng/phút, với tốc độ như thế sẽ tạo ra nguồn oxy ổn định cho tôm. Nhưng bà con cần lưu ý như sau: phần cánh quạt khi lắp đặt cắm xuống nước càng sâu thì dòng chảy được tạo ra sẽ càng lớn, tuy nhiên thì lượng oxy được sản sinh ra sẽ ít hơn mà còn tốn điện nhiều hơn. Vì vậy mức tối ưu để cánh quạt ngập dưới nước tầm ⅓ cánh. Tóm lại, cần lắp đặt giàn quạt để phân công vừa đủ lượng oxy nhằm tạo ra dòng chảy tốt.
Đối với bà con nuôi tôm thẻ thâm canh thường dùng quạt chủ yếu để tạo dòng nước là chính, còn cung cấp oxy hòa tan tới từ các vỉ oxy được sục trực tiếp dưới hồ.
Trong ao có sự tồn tại của tảo, khi chúng quang hợp sẽ hấp thụ CO2 và thải ra Oxy cung cấp cho ao nuôi. Trường hợp khi chúng phát triển quá mức sẽ tiêu hao khá nhiều oxy hòa tan trong ao nuôi tôm về đêm, gây cản trở quá trình hô hấp của tôm. Để cắt tảo độc, giảm bớt mật độ của tảo thì nên có biện pháp điều chỉnh bằng chế phẩm sinh học Bio Active – VFT Group. Đây là dòng sản phẩm có mật độ vi sinh gốc cao nhất trên thị trường sẽ giúp cân bằng mật độ tảo ở ao, không những thế mà còn có các công dụng khác như sau:
– Phân hủy các chất hữu cơ dư thừa gây ô nhiễm trong ao như phân tôm, vỏ tôm, xác tảo tàn,…
– Làm sạch ao nuôi, gây màu chỉ trong “nửa ngày”.
– Ức chế cạnh tranh vi sinh vật gây bệnh thuộc nhóm Vibrio gây bệnh phân trắng, đốm đen, hoại tử gan tụy,…
– Giảm hàm lượng các loại khí độc trong ao nuôi như NH3, NO2, H2S.
– Khử nhớt, sạch bạt, giảm mùi hôi đáy ao.
Chỉ với 1 sản phẩm mà tận nhiều công dụng đến như thế sẽ giúp bà con tiết kiệm được chi phí nuôi và đem lại môi trường sống chất lượng cho tôm. Tùy vào mục đích sử dụng mà sẽ đánh vào các thời điểm khác nhau như:
+ Khử nhớt, gây màu trà: Đánh vào buổi sáng khi trời có nắng từ 8 – 10 giờ.
+ Xử lý khí độc, cắt tảo độc: Đánh vào ban đêm từ 21 – 22 giờ.
Mỗi ao nuôi đều có diện tích, độ sâu, nhiệt độ, độ mặn khác nhau, vì thế mà lượng oxy hòa tan cũng sẽ khác nhau. Vì vậy cần bố trí mật độ thả nuôi phù hợp cho từng loại ao nuôi, nếu mật độ nuôi quá dày sẽ cạnh tranh nguồn oxy hòa tan trong ao nuôi tôm dẫn đến thiếu hụt oxy và kèm theo đó là hiệu quả kinh tế cũng suy giảm theo. Không chỉ vậy, khi nuôi mật độ dày sẽ rất khó để kiểm soát.
Về liều lượng cho ăn, bà con hãy căn cứ vào số lượng thả giống và giai đoạn phát triển của tôm để đưa ra lượng thức ăn cho phù hợp. Điều này có thể giúp tránh được tình trạng dư thừa lượng thức ăn làm tiêu hao lượng oxy trong ao. Bà con có thể tham khảo cách canh liều lượng cho tôm ăn tại video sau: tại đây
Bà con dùng vôi nông nghiệp để bón xuống ao sau khi mưa lớn. Mục đích của việc bón vôi nông nghiệp là giúp lắng tụ các chất hữu cơ, các chất lơ lửng xuống đáy ao nuôi để khuếch tán oxy dễ dàng hơn từ ngoài không khí vào trong các tầng nước ao nuôi. Đối với vôi nông nghiệp, liều lượng thường sử dụng sẽ là 1 – 2kg/1.000m2 để tạt đều khắp ao nuôi.
Nếu mạng điện lưới trong ao nuôi không ổn định thường xuyên mất điện, nên sử dụng máy nổ hoặc máy phát hoặc trong trường hợp khẩn cấp có thể dùng oxy viên khẩn cấp với liều lượng 0,5kg/1.000m3 hoặc oxy già với liều lượng 1 – 2 mg/L để gia tăng hàm lượng oxy hòa tan tại ao. Tuy nhiên, bà con hạn chế sử dụng oxy già vì đây là chất diệt khuẩn có ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
Trong ao nuôi luôn tồn tại nhiều tác nhân khiến cho lượng oxy hòa tan tiêu hao rất nhiều, tôm trở nên yếu ớt khi không đủ oxy hô hấp. Câu hỏi được đặt ra là yếu tố nào làm biến đổi lượng oxy hòa tan như thế này?
Sự biến đổi oxy có thể diễn ra theo ngày và đêm, nhất là đối với trường hợp các ao nuôi không có nguồn oxy nhân tạo. Thông thường thì lượng oxy sẽ tăng cao vào ban ngày vì buổi sáng tảo quang hợp thải ra nguồn oxy cho ao, nhưng khi vào ban đêm tảo không thể quang hợp được nên lượng oxy hòa tan sẽ bị giảm đi. Đặc biệt là vào lúc bình minh trước khi mặt trời mọc, lượng oxy sẽ ở mức thấp nhất.
Nhiều bà con ít biết về thông tin này nhưng lượng oxy hòa tan cũng có thể thay đổi theo mùa và điều này diễn ra khá rõ rệt. Lượng oxy thay đổi theo mùa cụ thể như:
– Mùa đông và mùa xuân: Thời tiết ở mùa đông và mùa xuân tương đối có nhiệt độ thấp hơn bình thường, lúc này quá trình quang hợp của tảo sẽ kém hơn và lượng oxy sản sinh ra sẽ ít hơn.
– Mùa hạ và mùa thu: Nhiệt độ cao hơn bình thường, ánh sáng mặt trời chiếu rọi mạnh xuống ao tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh mẽ sẽ giải phóng ra lượng lớn khí oxy cho ao nuôi. Nhưng cũng nên lưu ý vì đây là thời điểm các chất hữu cơ như thức ăn thừa, xác các phiêu sinh vật phân hủy ở mức cao nhất, thời điểm này sẽ tiêu hao oxy nhiều nhất.
Sự phân bố oxy hòa tan trong ao nuôi tôm sẽ giảm dần theo chiều thẳng từ trên xuống. Việc này có nghĩa là tia nắng mặt trời sẽ yếu dần theo độ sâu và càng sâu thì ánh sáng sẽ yếu dần. Tảo chỉ thường sinh sống ở những nơi có ánh sáng để thuận lợi cho việc quang hợp để giải phóng ra oxy. Nhưng quá trình tiêu hao oxy vẫn diễn ra ở bất cứ độ sâu nào ở ao, trong đó thì tầng trên cao sẽ có oxy nhiều hơn, còn tầng dưới sẽ phân bố thẳng giảm dần không đều. Có thể thấy hiện tượng này xuất hiện ở các khu vực nước sâu có nhiệt độ cao.
Người ta thường nói “Nuôi tôm là nuôi nước”, vì vậy khi môi trường nhiều chất hữu cơ sẽ làm ô nhiễm môi trường nước và đồng thời làm suy giảm lượng oxy hòa tan trong nước. Do các hợp chất cacbonic và các chất hữu cơ tích tụ, nếu không được xử lý kỹ càng sẽ làm giảm oxy hòa tan, tăng BOD, COD, sulfit hydrogen, amoniac và hàm lượng methan trong nước tự nhiên. Trái ngược lại, điều này sẽ gây khó khăn trong việc phân hủy chất hữu cơ vì ao cần một lượng oxy nhất định để làm việc này.
Để giải quyết triệt, tránh để tình trạng này tiếp diễn thì nên sử dụng men vi sinh xử lý đáy ao – Aqua để xử lý chất hữu cơ dư thừa dưới đáy ao. Sau một thời gian sử dụng, đáy ao của bà con sẽ sạch hoàn toàn, không còn lợn cợn, chất hữu cơ,… Ngoài ra thì Aqua còn có khá nhiều công dựng như:
– Chứa các vi sinh vật hữu ích giúp phân hủy nhanh bùn bã hữu cơ đáy ao.
– Làm giàu nguồn vi sinh vật nền đáy với hơn 10 tỷ lợi khuẩn.
– Ngăn chặn độc chất phát sinh từ tảo tàn, rớt tảo.
– Giảm nhanh chóng các loại khí độc trong ao nuôi như NH3, NO2, H2S.
– Cải tạo môi trường đáy ao hiệu quả như giảm số lần xi phông và giảm mùi hôi đáy ao.
Nếu ao nuôi bà con đang gặp vấn đề về tảo hoặc cần xử lý chất thải hữu cơ gấp, hũ vi sinh xử lý đáy Aqua 500gr hòa với 50 lít nước ao sử dụng cho 8000m3.
Ngoài ra, bà con sử dụng Aqua định kỳ 5 ngày/lần để giúp phân hủy các chất hữu cơ dư thừa để môi trường ao nuôi không bị ô nhiễm và hạn chế hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi tôm bị giảm. Liều lượng cụ thể như sau:
– Tháng thứ 1: Dùng 100g Aqua hòa với 50 lít nước để xử lý cho 5.000m3 nước ao.
– Tháng thứ 2: Dùng 150g Aqua hòa với 50 lít nước để xử lý cho 5.000m3 nước ao.
– Tháng thứ 3: Dùng 250g Aqua hòa với 50 lít nước để xử lý cho 5.000m3 nước ao.
Aqua sẽ tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà đánh vào các thời điểm khác nhau như:
– Để xử lý khí độc, lợn cợn thì đánh vào trời nắng lúc 8 – 10 giờ sáng, sau đó chạy quạt.
– Để cắt tảo thì đánh vào 9 – 11 giờ đêm, sau đó chạy quạt.
Để tôm có sức khỏe ổn định, mau lớn, hạn chế bệnh tật thì bà con nên thường xuyên kiểm tra oxy hòa tan trong ao nuôi tôm. Nếu thấy thông số này bất ổn, hãy nhanh chóng tìm ra tác nhân và áp dụng biện pháp phù hợp. Như vậy thì năng suất vụ nuôi được đảm bảo, chất lượng tôm khi thu hoạch cũng sẽ đạt chất lượng.
Bà con quan tâm đến sản phẩm của VFT Group, xin vui lòng liên hệ qua số HOTLINE: 0916 859 166 để được chúng tôi tư vấn tận tình. Hiện tại đang có nhiều khuyến mãi không thời hạn, bà con hãy liên hệ sớm cho VFT nhé! Chúc bà con thành công và thắng lớn!
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/visinhthuysanvftgroup
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn