Hướng Dẫn Cách Xử Lý Nước Đục Trong Ao Tôm Hiệu Quả, Nhanh Chóng

09 THG01
181 lượt xem

 

Trong nuôi tôm, việc quan trọng và khó nhất chính là duy trì tốt chất lượng nước ao nuôi. Nước tốt, tôm phát triển khỏe mạnh thì năng suất vụ nuôi sẽ tăng cao. Tuy vậy, việc duy trì tốt nước ao nuôi không tốt có thể khiến nước ao tôm bị đục. Đây là vấn đề xuất hiện nhiều ở hầu hết ao nuôi vào mùa mưa do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Trong bài viết này, VFT Group sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân và cách xử lý nước đục trong ao tôm. Từ đó, bà con sẽ hạn chế được phần nào rủi ro trong quá trình nuôi tôm, ổn định chất lượng nước ao nuôi, tạo môi trường cho tôm sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, vụ mùa thành công!

Tầm quan trọng của độ đục trong ao tôm

Ngoài các chỉ số quan trọng trong môi trường ao tôm như nồng độ oxy hòa tan, độ pH, độ mặn, độ kiềm thì độ đục trong ao cũng không kém phần quan trọng. Theo các chuyên gia thủy sản, độ đục lý tưởng nhất của ao nuôi tôm thường dao động từ 30 – 45 NTU. Bà con nếu duy trì tốt ở mức này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi giúp tôm sinh trưởng tốt. Ngược lại, nếu để độ đục quá cao hoặc quá thấp đều sẽ gây bất lợi cho tôm và làm giảm năng suất ao nuôi. Cụ thể như:

  • Độ đục trong ao quá cao hơn so với thông thường sẽ góp phần làm giảm ánh nắng mặt trời chiếu vào ao nuôi làm suy giảm lượng oxy trong ao, từ đó khiến quá trình hô hấp của tôm gặp khó khăn. Khi đó bà con có thể thấy tôm sẽ có dấu hiệu nổi đầu vào sáng sớm hoặc bơi lờ đờ, nếu tình trạng này vẫn kéo dài có thể ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của chúng. Mặt khác, độ đục cao còn có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh sinh sôi khiến tôm dễ mắc bệnh.
  • Độ đục trong ao quá thấp sẽ đồng nghĩa với việc ao nuôi bị thiếu hụt dinh dưỡng, sinh vật phù du kém phát triển và tôm sẽ chậm lớn do hấp thu không đủ nguồn dinh dưỡng. Từ đó làm cho năng suất vụ nuôi bị suy giảm.

Có thể thấy độ đục trong ao cần được kiểm soát tốt, nếu phát hiện bất thường cần có cách xử lý nước đục trong ao tôm hiệu quả. Nhưng nước bị đục là do đâu và có ảnh hưởng gì nghiêm trọng không?

Nguyên nhân nước đục trong ao tôm

Đầu tiên, bà con tiến hành đo độ đục của nước bằng các máy chuyên đo độ đục để giúp xác định đúng nguyên nhân cụ thể. Nước trong ao tôm bị đục có thể do nhiều tác nhân. Theo VFT Group tổng hợp, có 4 lý do chính khiến nước ao nuôi tôm bị đục, đó là:

Thời tiết và khí hậu

trời nắng và trời mưa là tác nhân thúc đẩy quá trình tảo tàn
Trời mưa liên tục là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước đục trong ao tôm

Một trong những nguyên nhân chính khiến nước ao nuôi bị đục là do trời mưa. Mưa lớn kéo dài có thể làm xói mòn và cuốn trôi đất, bùn sét, phù sa ở trên bờ xuống ao, làm đục nước. Nguyên nhân này thường gặp phải với những ao không lót bạt bờ.

Ngoài ra, khi mưa lớn sẽ làm chỉ số pH giảm đột ngột, kèm với một số chất có trong nước mưa như phốt pho, Nitơ là nguồn dinh dưỡng chính thúc đẩy các loại tảo trong ao tôm phát triển mạnh và làm tăng độ đục nước ao nuôi. Bên cạnh đó, các ao nuôi có độ mặn thấp sẽ chứa nhiều hạt keo tụ lơ lửng không chìm xuống đáy ao đồng thời cũng gây nên tình trạng tương tự.

Ô nhiễm môi trường nước ao nuôi

Trong quá trình nuôi, xác tảo tàn, thức ăn dư thừa, phân tôm, xác tôm tích tụ đáy ao mà không được xử lý định kỳ, sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước và làm tăng độ đục nước ao.

Trường hợp nguồn nước cấp bị ô nhiễm mà chưa được xử lý kỹ qua ao lắng đã đưa vào ao nuôi, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đục nước ao nuôi tôm. Thông thường, cách xử lý nước đục trong ao tôm trong trường hợp này với vi sinh sẽ mang lại hiệu quả tích cực.

Do sử dụng vôi kém chất lượng

Bà con thường xuyên sử dụng vôi để cải tạo ao hoặc để nâng độ kiềm nước ao nhất là vào mùa mưa, nhưng nếu mua phải vôi kém chất lượng có lẫn nhiều tạp chất thì sẽ làm cho nước ao bị đục. Bà con nên lựa chọn kỹ càng các loại vôi trên thị trường thật kỹ càng, không nên ham rẻ để mà “tiền mất tật mang”. 

Cải tạo ao nuôi không kỹ

Khi tình hình váng bọt quá nặng, ta phải tiến hành thay nước hoặc xi phông đáy ao
Trước khi thả 1 vụ nuôi mới, bà con nên xử lý đáy ao thật kỹ.

Một số ao nuôi quá cạn hoặc không được cải tạo kỹ, nền đáy ao còn tích tụ nhiều bùn bã hữu cơ, khi sục khí, chạy quạt mạnh cũng sẽ làm cho nước ao bị đục. Ngoài ra, nếu ao nuôi mật độ quá dày, thì hoạt động của tôm cũng có thể làm xáo động nền đáy ao và gây đục nước. Để hạn chế nước ao bị đục, việc cải tạo ao trước và sau vụ nuôi là điều cần thiết.

Cách xử lý nước đục trong ao tôm

Sau khi hiểu rõ và xác định được nguyên nhân, dựa vào đó mà bà con có thể áp dụng cách xử lý nước ao tôm bị đục phù hợp để có hiệu quả cao và không gây hại đến tôm. 

Cách xử lý nước ao tôm bị đục do thời tiết

Trong trường hợp ao nuôi bị đục do độ pH giảm mạnh sau khi trời mưa, bà con có thể khắc phục bằng cách dùng 50 – 100kg Ca(OH)2 dùng cho ao từ 5.000 – 10.000m3 (đây chỉ là con số ước lượng, còn tùy vào tình trạng ao của từng bà con) hòa tan với nước rồi tạt khắp ao ngay khi trời mưa. Sau khi tạt vôi tối thiểu 2 giờ phải kiểm tra độ pH nước ao và có thể tăng liều lượng nếu mưa lớn kéo dài. Đây là một trong những cách xử lý nước ao tôm bị đục hiệu quả vào mùa mưa, bà con lưu lại công thức khi cần nhé.

Ngoài ra, bà con nên theo dõi dự báo thời tiết thường xuyên và chuẩn bị sẵn vôi Ca(OH)2. Trước những cơn mưa rải vôi xung quanh bờ ao với liều lượng 10 – 20kg/m2, để hạn chế tình trạng pH giảm đột ngột. Đồng thời bà con nên cân nhắc phủ bạt quanh bờ ao để hạn chế được tạp chất trên bờ trôi xuống dưới ao.

Cách xử lý nước đục trong ao tôm do thức ăn thừa, tảo và bùn đất

Thức ăn thừa, tảo và bùn đất nếu xuất hiện nhiều trong ao sẽ khiến nước bị đục.  Nếu có điều kiện, bà con nên lót bạt đáy và bờ ao, tuy tăng chi phí đầu tư nhưng rất có lợi trong quá trình nuôi, sẽ hạn chế được tình trạng nước ao bị đục vào mùa mưa, hạn chế chất hữu cơ tích tụ đáy ao, xiphong dễ dàng hơn,… Ngoài ra, bà con nên chú ý khi vào mùa đông thì tôm sẽ ăn ít hơn bình thường và mỗi giai đoạn phát triển của tôm sẽ có liều lượng cho ăn phù hợp. Do đó bà con nên điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp để tránh tình trạng dư thừa lượng thức ăn trong ao quá nhiều gây đục nước.

Xử lý với vi sinh xử lý đáy ao Aqua

Để xử lý nhanh chóng tình trạng này, bà con nên áp dụng vi sinh xử lý đáy ao tôm Aqua. Đây là giải pháp có hiệu quả cao, nhanh chóng và an toàn tuyệt đối với tôm và kể cả người dùng. Sản phẩm đạt chứng nhận ISO và được Tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Quy trình xử lý như sau:

  • Bước 1: Tiến hành thay 30% nước ao, lưu ý nguồn nước cấp phải được xử lý kỹ để ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập trước khi đưa vào ao nuôi.
  • Bước 2: Trường hợp ao có tảo độc (tảo mắt, tảo giáp, tảo lam) thì đánh Aqua vào buổi tối để cắt tảo trước.
  • Bước 3: Đánh Aqua vào buổi sáng để phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa, xác tảo và các bùn bã hữu cơ tích tụ đáy ao, làm sạch nước, giảm mùi hôi nước xiphong,… Từ đó xử lý nước ao tôm bị đục một cách hiệu quả.

***Cách sử dụng:

Aqua là sản phẩm có dạng bột, bà con chỉ cần hòa với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao. Sau đó sục khí và chạy quạt để tăng cường hiệu quả sản phẩm. Lưu ý: Không nên để dung dịch đã hòa tan quá 2 giờ đồng hồ. Liều lượng như sau:

  • Hòa 100g – 250g Aqua với 50L nước, tạt đều cho 5.000m3 nước ao, định kỳ 5 ngày/lần. Để tăng cường hiệu quả sử dụng nên kết hợp với 1kg đường mật và 50L nước, sục khí từ 10 – 18 giờ thì đem sử dụng.

Ngoài ra, chế phẩm vi sinh Aqua còn có khả năng giúp khống chế sự hình thành và phát triển của các loại tảo độc, ngăn chặn độc chất phát sinh từ tảo tàn, tảo rớt; Giảm khí độc hòa tan trong nước ao nuôi như NH3, NO2, H2S, giảm mùi hôi nước xi phông đáy và khử nhớt sạch bạt hiệu quả.

***Lưu ý khi sử dụng:

  • Hiệu quả của sản phẩm sẽ tùy thuộc vào môi trường ao nuôi, cách sử dụng cũng như là điều kiện thời tiết.
  • Dùng được cho mọi loại ao nuôi như ao đất, ao đất lót bạt, ao xi măng, ao composite, ao khung thép lót bạt,…

Xử lý với vi sinh gây màu nước Bio Active

Ngoài vi sinh Aqua, có một dòng vi sinh khác mang tên Bio Active với công dụng gây màu nước hiệu quả chỉ sau nửa ngày, giúp nguồn nước trong ao của bà con không còn bị đục. Đây là dòng vi sinh cao cấp với dung tích 1 lít chứa hơn 10 tỷ lợi khuẩn cùng với đa chủng vi sinh mang hoạt tính cao. Bio Active có khả năng thích ứng môi trường nhanh, có thể thấy hiệu quả rõ rệt sau khi sử dụng.

Đây không những là vi sinh có công dụng chính là gây màu, mà còn sở hữu các chức năng khác như cắt tảo độc, phân hủy chất hữu cơ dư thừa, giảm hàm lượng khí độc, ổn định nguồn nước ao nuôi… 

***Cách sử dụng:

  • Gây màu trà và khử nhớt thì đánh vào buổi sáng từ 8 – 10 giờ khi trời có nắng.
  • Giảm khí độc và cắt tảo độc thì đánh vào ban đêm từ 9 – 10 giờ.

Bio Active không cần ủ, bà con chỉ cần pha với nước rồi tạt trực tiếp xuống ao với liều lượng như sau:

  • 1 chai/lít Bio Active giúp xử lý được 10.000m3 nước. Bà con nên sử dụng định kỳ trong suốt quá trình nuôi với tần suất từ 3 – 5 ngày/lần. Có thể hòa thêm 0.5 – 1kg mật rỉ đường với 50 – 100 lít nước sạch trước trước khi tạt 2 giờ rồi tạt đều quanh bề mặt ao nuôi.

***Lưu ý khi sử dụng:

  • Đây là sản phẩm với tỷ lệ 100% vi sinh vật gốc nên an toàn cho tôm và không gây hại đến người dùng và môi trường xung quanh.
  • Có thể kết hợp với các sản phẩm khác như enzyme, khoáng chất và các loại thức ăn đặc biệt để cải thiện chất lượng nước và năng suất vụ nuôi.
  • Hiệu quả sẽ phụ thuộc vào cách sử dụng, điều kiện thời tiết và môi trường ao nuôi.
Để xử lý nước ao tôm bị đục triệt để, ta cần phải xử lý từng nguyên nhân gây ra tình trạng này
Để xử lý nước ao tôm bị đục triệt để, ta cần phải xử lý từng nguyên nhân gây ra tình trạng này

Biện pháp phòng ngừa nước đục do yếu tố con người

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ngoài việc nắm được các cách xử lý nước đục trong ao tôm, bà con cũng cần lưu ý những điều sau để phòng tránh và hạn chế tối đa phát sinh tình trạng này:

  • Cải tạo ao nuôi thật kỹ, làm sạch bùn đất dưới đáy ao và xử lý nguồn nước cấp trước khi bắt đầu cấp nước vào ao nuôi. Đặc biệt khi cấp nước vào ao nên sử dụng lưới lọc để ngăn chặn các hạt lơ lửng vào ao.
  • Đầu tư phù bạt quanh bờ ao để tránh trường hợp các tạp chất dơ bẩn cuốn trôi xuống ao vào mùa mưa. 
  • Nên dùng các loại vôi bón có chất lượng cao và uy tín trên thị trường. Khi sử dụng chỉ bón với liều lượng cho phép hạn chế để lại rủi ro. Ngoài ra trước khi sử dụng nên lấy 1 ít vôi hòa với nước để kiểm tra chất lượng nước, giảm nguy cơ đục nước trong ao.
  • Dùng nhá cho tôm ăn và thường xuyên theo dõi để có thể điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Ngoài ra, bà con có thể kết hợp sử dụng men vi sinh Mipe, bổ sung vi sinh vật đặc hiệu và Enzyme vào thức ăn hàng ngày, giúp tôm tiêu hóa thức ăn nhanh và hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng, từ đó giúp giảm lượng thức ăn dư thừa, tiết kiệm chi phí cho ăn và hạn chế tình trạng đục nước ao nuôi.

Liều lượng tham khảo:

  • Trường hợp tôm khỏe mạnh: Trộn 2g/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong suốt quá trình nuôi.
  • Trường hợp đường ruột yếu, hỗ trợ trị bệnh đường ruột: Trộn 5g/kg thức ăn, trộn cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.
Men tiêu hóa vi sinh Mipe giúp tôm nở ruột, lớn nhanh. Giảm lượng thức ăn, hạn chế tình trạng thức ăn dư thừa gây đục ao
Men tiêu hóa vi sinh Mipe giúp giảm lượng thức ăn, là một trong những biện pháp xử lý tình trạng đục nước trong ao tôm.

Hi vọng với các kiến thức trong bài viết này sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử lý nước đục trong ao tôm hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được tư vấn giải đáp hoặc muốn được hỗ trợ tận ao, bà con hãy liên hệ đến số HOTLINE: 0916 859 166. Kỹ sư VFT Group sẽ tư vấn miễn phí về tình trạng ao nuôi và các chương trình khuyến mãi đặc biệt cho bà con. Mến chúc bà con mùa vụ bội thu tiền tỷ nhé!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam
– Fanpage: https://www.facebook.com/tapdoancongnghethuysanvietnam
– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan
– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vftgroup.thuysan