Hướng Dẫn Xử Lý NO2 Trong Ao Nuôi Tôm Nhanh Nhất

07 THG04
499 lượt xem

Để một vụ nuôi có tỷ lệ thành công cao thì môi trường nước ao nuôi luôn được đảm bảo ổn định. Nhưng trong suốt quá trình nuôi luôn có những rủi ro tiềm tàng xuất hiện làm ảnh hưởng đến môi trường nước, chẳng hạn như khí độc NO2. Khi tôm tiếp xúc với NO2 sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của tôm cũng như là năng suất của vụ nuôi. Vậy nguồn gốc khí độc NO2 trong ao nuôi tôm từ đâu và có xử lý triệt để được không? Mọi thắc mắc sẽ được VFT Group giải đáp qua bài viết dưới đây.

Sơ lược về NO2 

NO2 là khí có màu nâu nhưng dưới ao thì lại tồn tại dưới dạng ion NO2
NO2 là khí có màu nâu nhưng dưới ao thì lại tồn tại dưới dạng ion NO2

Nhiều bà con vẫn thường hay thắc mắc “NO2 là gì và được hình thành từ đâu?” NO2 đơn giản là một hợp chất được cấu thành bởi Nitơ và Oxy tồn tại trong đất và nước. Về phần đặc điểm, chúng có màu nâu đỏ, tỏa ra mùi hắc đặc trưng và đối với ở các ao nuôi thủy sản thì sẽ thấy dấu hiệu nước ao có mùi hôi, bóng nước khó vỡ và nước sẽ keo lại. Đây còn được xem là khí độc có tính hấp thụ mạnh đối với các tia cực tím tạo nên ô nhiễm quang hóa học. 

NO2 được hình thành do chất thải của quá trình chuyển hóa protein bởi động vật thủy sản và quá trình suy thoái các chất hữu cơ hoặc có thể là trong phân bón Nitơ. Khi nồng độ khí độc NO2 tăng cao, nếu tôm tiếp xúc với các chất khí này sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển và tăng thêm tỷ lệ mắc bệnh ở tôm. Đặc biệt trường hợp tôm nhiễm khí độc nặng còn có thể gây chết tôm trong ao nuôi. Thông thường thì hàm lượng NO2 ở mức cho phép < 0,25 mg/l.

Quá trình hình thành khí độc NO2 trong ao nuôi tôm

Mô hình hình thành khí độc trong ao nuôi tôm
Mô hình hình thành khí độc trong ao nuôi tôm

Khí độc NO2 có thể xuất hiện nhiều ở các ao nuôi tôm thẻ, tôm sú và cả tôm he và chủ yếu đến từ môi trường ao nuôi dơ bẩn, tích tụ nhiều chất hữu cơ ở dưới đáy ao. Vậy quá trình hình thành nên khí độc cụ thể như sau:

Bắt đầu hình thành khí độc NH3 

Trong giai đoạn này, tôm đã được hơn 45 ngày tuổi thì chúng sẽ tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc lượng chất thải của tôm sẽ gia tăng, lượng chất thải này sẽ phân hủy nếu không xử lý và tạo ra khí độc NH3 với mức độ khác nhau tùy vào mô hình nuôi tôm. Bà con có thể dùng kit test để đo lường lượng khí độc NH3 trong ao.

Khí độc NH3 chuyển hóa sang NO2 trong ao nuôi tôm

Trong điều kiện môi trường ao nuôi có hàm lượng oxy cao, khí độc NH3 sẽ do nhóm vi khuẩn Nitrosomonas sp và Nitrosococcus chuyển hóa sang khí độc NO2. Trong thời gian này, lượng khí độc NO2 sẽ có xu hướng cao và ngược lại NH3 sẽ có xu hướng bão hòa hoặc suy giảm. Bà con cần có kinh nghiệm kiểm soát ao nuôi tốt, nhất là lượng oxy hòa tan và dòng chảy trong ao để duy trì 2 loại khí độc này ở mức ổn định, hạn chế gây hại đến tôm và ao nuôi. Đồng thời bà con có thể theo dõi lượng khí độc NO2 trong ao bằng cách sử dụng kit test.

Nguyên nhân sinh ra NO2 trong ao nuôi tôm

Khí độc NO2 không tự sản sinh ra trong ao nuôi mà nó được hình thành từ các nguyên nhân sau đây:

– Nguyên nhân chính đến từ việc cho tôm ăn quá liều lượng khiến cho lượng thức ăn tích tụ dưới đáy ao, trường hợp nếu không được xử lý sạch sẽ khiến nó phân hủy thành NH3, kết hợp với quá trình chuyển hóa thức ăn của tôm tạo ra chất thải quá nhiều trong ao nuôi và một số tác nhân khác như vỏ tôm lột, xác tôm chết, mật độ nuôi dày đặc… Qua một thời gian thì nó sẽ chuyển hóa thành NO2

– Do nguồn nước cấp từ ao lắng được lấy từ mạch nước ngầm, cụ thể hơn là giếng khoan. Vì đây là nguồn nước từ mạch nước ngâm cho nên nó sẽ chứa khí độc. Nếu bà con sử dụng nguồn nước này mà không xử lý sạch sẽ, nó sẽ còn tích tụ khí độc làm ảnh hưởng đến sức khỏe tôm.

– Mật độ nuôi tôm trong ao quá dày không tương thích với diện tích ao nuôi khiến cho thiếu hụt đi nguồn oxy trong ao. Khi về đêm, tảo sẽ cạnh tranh nguồn oxy với tôm và các vi sinh vật khác trong ao, điều này càng làm tăng thêm tình trạng thiếu oxy trầm trọng gây nên hiện tượng “sụp tảo”. Sau đó, nếu xác tảo tàn không được xử lý sẽ phát sinh ra khí độc NO2 và chúng làm cho tôm bị suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn gây hại hoặc ký sinh trùng tấn công tôm. Ngoài ra thời tiết mưa kéo dài, tảo cần lượng oxy nhiều hơn do không có ánh sáng mặt trời để quang hợp cũng sẽ gây nên tình trạng tương tự.

– Tảo trong ao nuôi phát triển ở mức độ dày đặc, vào mùa mưa thì chúng không thể quang hợp dẫn đến hiện tượng tảo tàn. Khi xác tảo tàn không được xử lý thì dần phân hủy thành khí độc trong ao nuôi, điều này làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của tôm.

– Do quá trình cải tạo ao trước vụ nuôi chưa được thực hiện kỹ càng và còn sót lại lượng khí độc nằm ẩn dưới đất. Khi gặp trời mưa lớn sẽ làm khuấy động mạnh đáy ao, điều này làm tróc lớp bùn mỏng ở mặt đáy và khí NO2 sẽ phát tán ra toàn bộ ao nuôi.

– Nguồn nước cấp vào ao nuôi không xử lý qua hệ thống lắng lọc, còn tồn đọng nhiều phù sa hoặc nguồn nước có sẵn hàm lượng NO2 cao. Do việc chủ quan các vấn đề này mà xuất hiện khí độc NO2 trong ao nuôi tôm.

– Những lúc mưa gió dữ dội làm xuất hiện các cơn sóng trên mặt nước ao nuôi làm khuấy động mạnh đáy ao, điều này làm tróc lớp bùn mỏng ở mặt đáy và khí NO2 sẽ phát tán ra toàn bộ ao nuôi gây độc cho tôm.

Tác hại của NO2 đối với tôm

Tác hại khí độc NO2 trong ao nuôi tôm
Tác hại khí độc NO2 trong ao nuôi tôm

Sau khi đã biết được nguyên nhân hình thành NO2 trong ao nuôi tôm, bà con nên lưu ý về các tác hại mà nó gây ra để chủ động phòng ngừa ngay từ giai đoạn đầu vụ nuôi. Một số tác hại có thể kể đến như:

– Khi tôm lột vỏ ở tầng đáy còn đang yếu cùng lúc đó sẽ tiếp xúc với khí độc NO2 , làm tăng nguy cơ tôm bị mắc các bệnh phân trắng, bệnh gan tụy,… NO2 còn thay đổi áp suất thẩm thấu, giảm khả năng hấp thụ khoáng chất gây mềm vỏ, gây sưng mang, phù thũng cơ. Hơn thế nữa thức ăn hay ở nằm ở đáy ao cùng với sự xuất hiện của khí độc NO2 khiến cho tôm không tiếp cận được. Dẫn đến tình trạng tôm bỏ ăn, còi cọc chậm lớn và khó đạt size lớn.

– Trường hợp quá nhiều khí độc cạnh tranh hết nguồn oxy trong ao, tôm sẽ gặp khó khăn trong việc hô hấp. Ngoài ra, dưới tác dụng của khí NO2 tác động vào tế bào hemocyanin trong máu tôm tạo thành methemoglobin làm mất khả năng vận chuyển oxy trong máu, làm tôm bị tắc nghẽn không đủ oxy. Lúc này, khi không đủ oxy thì tôm sẽ bị ngạt, cố gắng hô hấp dẫn đến sưng mang. Vì vậy đây là 2 lý do tại sao tôm thường nổi đầu và bơi lờ đờ trên mặt nước và tấp mé bờ. 

– Tốn nhiều chi phí và thời gian xử lý nếu ao nuôi xuất hiện khí độc và khi gây chết tôm sẽ khiến bà con thiệt hại về mặt kinh tế.

Nồng độ NO2 an toàn trong ao tôm

Bảng thống kê nghiên cứu Trường Đại Học Cần Thơ
Bảng thống kê nghiên cứu Trường Đại Học Cần Thơ về sự ảnh hưởng nồng độ NO2 đối với tôm càng

Thực tế thì không có một nồng độ NO2 nào nhất định mà an toàn cho tôm. Nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng tôm, môi trường ao nuôi, độ mặn và khả năng chống chịu của tôm. Ví dụ như ao nuôi có độ mặn 20‰ và tôm vẫn khỏe mạnh bình thường thì chúng sẽ chịu được nồng độ NO2 trong khoảng 30 – 40 mg/l. Tuy nhiên nếu tôm nhỏ hoặc tôm yếu ớt, chúng sẽ chết khi nồng độ NO2 trên dưới 20mg/l. Những ao nuôi có độ mặn càng cao thì khả năng chịu đựng khí độc sẽ càng cao và ngược lại.

Bên cạnh đó, đối với tôm khỏe mạnh nếu tiếp xúc quen với nồng độ NO2 trong ao nuôi tôm tăng chậm sẽ chịu được trong khoảng từ 30 – 40 mg/l. Tuy nhiên nếu việc kiểm soát khí độc không tốt để nó tăng đột ngột từ 10 lên 30 mg/l trong ngày, tôm sẽ bị sốc và xảy ra tình trạng chất hàng loạt trong ao. Để kiểm soát tốt lượng khí độc, bà con cần phải xác định được nguyên nhân gây ra và dựa vào đó ta sẽ có biện pháp xử lý phù hợp mà lại vô cùng hiệu quả.

Cách phòng ngừa và xử lý NO2 trong ao nuôi tôm

Cách xử lý

Như bà con đã biết khí độc NO2 đã để lại nhiều tác hại nặng nề, nhưng tìm ra cách xử lý phù hợp nhất định sẽ cải thiện được tình trạng này. Sau đây sẽ là 3 bước xử lý giúp mang lại hiệu quả mà VFT Group đề xuất bà con nên áp dụng:

– Bước 1: Kiểm tra nồng độ khí độc NO2 để xử lý theo cách phù hợp

Bước đầu tiên, bà con cần sử dụng Kit Test để kiểm tra xem mức khí độc đang nằm ở mức gây hại cho tôm hay không. Sau đó bà con sẽ chọn ra cách xử lý phù hợp, điển hình như là cách xử lý thông thường hoặc cấp bách. 

– Đối với cách xử lý thông thường, bà con cần dùng Zeoline hoặc Yucca theo đúng như liều lượng quy định của nhà sản xuất, các chất này sẽ giúp hấp thụ ngay lập tức khí độc NO2 trong ao tôm.

– Đối với trường hợp xử lý cấp bách khi NO2 có dấu hiệu tăng cao thì bà con tiến hành thay từ 40 – 50% lượng nước trong ao. Cách này sẽ giúp cải thiện được tình trạng oxy trong ao và giảm nhanh nồng độ khí độc NO2.

– Bước 2: Kiểm soát tốt môi trường ao nuôi nhằm xử lý NO2

Đến bước này, bà con cần tăng cường thêm tần suất xi phông đáy ao để loại bỏ chất hữu cơ, vỏ tôm, phân tôm, xác tảo tàn, xác tôm chết,… Bên cạnh đó, bà con cũng nên tăng cường thêm sục khí và chạy quạt để cung cấp tối đa lượng oxy hòa tan trong ao nuôi cho tôm khi về đêm.

– Bước 3: Sử dụng chế phẩm sinh học để hạn chế, làm sạch thêm khí độc và ổn định môi trường nước ao nuôi

Vi sinh luôn là giải pháp ưu tiên, hiệu quả trong suốt quá trình nuôi tôm vì nó mang tính an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt, các dòng vi sinh hiện nay sẽ giúp xử lý các nguyên nhân gây hình thành khí độc.

Bibafu gold với công nghệ nuôi cấy vi sinh có khả năng khử sạch nhớt ao bạt chỉ sau 1 nhịp
Bibafu Gold với công nghệ nuôi cấy vi sinh có khả năng khử sạch nhớt ao bạt chỉ sau 1 nhịp (Click vào ảnh để xem chi tiết sản phẩm)

Trong trường hợp này, bà con có thể sử dùng vi sinh chuyên xử lý NO2 trong ao nuôi tôm Bibafu Gold – VFT Group. Trong thành phần của Bibafu Gold có chứa các chủng vi sinh vật có lợi như Bacillus spp, Rhodopseudomonas spp, Lactobacillus spp, Chaetomium globosum,… xử lý khí độc NO2 trong ao nuôi tôm triệt để chỉ sau 1 liệu trình sử dụng. Ưu điểm lớn nhất của Bibafu Gold khác biệt với các dòng vi sinh khác chính là không cần mất thời gian ngâm ủ, bà con chỉ cần hòa bột Bibafu với nước rồi tạt xuống ao. VFT Group cam kết sản phẩm không chứa chất độc hại, hormon và kháng sinh, bà con hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho ao của mình. Ngoài ra, sản phẩm còn có các công dụng khác như:

– Khử nhớt, sạch bạt chân đi kin kít.

– Phân hủy các chất bùn bã hữu cơ, chất thải tử tôm tích tụ ở nền đáy.

Xử lý khí độc trong ao nuôi tôm như NH3, NO2, H2S.

*Hướng dẫn sử dụng:

 Bibafu có dung tích 500g/ hũ giúp xử lý được 1.000m3 nước ao nuôi và sử dụng định kỳ 7 ngày/lần trong suốt vụ nuôi. Bà con hòa 500g Bibafu với 25 lít nước ao, ngâm khoảng 30 phút rồi tạt đều quanh ao hoặc tạt trực tiếp vào quạt để dung dịch hòa tan khắp ao.

*Lưu ý:

–  Bà con muốn xử lý khí độc NO2, lợn cợn, bùn bã hữu cơ thì đánh vào lúc trời nắng từ 8 – 10 giờ sáng

– Không để dung dịch đã hòa tan quá 2 tiếng đồng hồ.

Cách phòng ngừa

Phòng ngừa ngay từ đầu vụ nuôi là cách tốt nhất để ngăn ngừa khí độc NO2 trong ao nuôi tôm để hạn chế khả năng phát sinh trong ao. Cách phòng ngừa như sau:

– Trước khi bắt đầu vụ nuôi mới, cần cải tạo ao thật kỹ, nạo vét bùn bã đáy cẩn thận để loại bỏ hoàn toàn ra khỏi ao nuôi.

– Gây tảo có lợi, ổn định màu nước và môi trường đáy ao định kỳ bằng vi sinh Bio Active – VFT Group.

– Lắp đặt đủ số lượng quạt nước và bố trí hợp lý để cung cấp đủ lượng oxy trong ao.

– Xi phông đáy ao thường xuyên để loại bỏ các tạp chất hữu cơ trong ao. Mặt khác, bố trí thêm quạt nước phù hợp để gom chất thải vào xi phông dễ dàng hơn.

– Kiểm soát lượng thức ăn phù hợp, tránh để dư thừa làm ô nhiễm ao nuôi.

– Không nên thả nuôi với mật độ quá dày và không nên tái sử dụng nguồn nước cũ.

– Duy trì nồng độ NO2 ở mức an toàn, lượng oxy hòa tan phải lớn hơn 4mg/l và dòng chảy phải dao động từ 0.1 – 0.3 m/s.

Lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh tại VFT Group

Khi mua các sản phẩm tại VFT Group, bà con sẽ được hưởng các quyền lợi như sau:

– Tất cả sản phẩm đều đạt chứng nhận ISO 9001:2015 và được Tổng cục Thủy sản Việt Nam chứng nhận, cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

– Có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn hằng tháng phù hợp với từng giai đoạn nuôi tôm, hỗ trợ bà con cải thiện chi phí mỗi vụ nuôi. 

– Kỹ sư thủy sản có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tư vấn hoàn toàn “miễn phí” về kỹ thuật/sản phẩm và có thể tới tận ao xem xét tình trạng ao của bà con.

– Miễn phí vận chuyển sản phẩm toàn quốc và giao tận ao chỉ từ 1 – 2 ngày đặt hàng.

– Hỗ trợ đổi mới 100% khi sản phẩm bị hư hỏng khi nhận hàng.

Qua các nội dung trên mà VFT Group vừa chia sẻ, hy vọng bà con đã biết được các tác hại mà khí độc NO2 trong ao nuôi tôm gây ra và cách xử lý triệt để để loại hoàn chúng hoàn toàn ra khỏi ao nuôi. Mọi thông tin chi tiết về kỹ thuật hay sản phẩm vi sinh, bà con hãy liên hệ ngay Hotline: 0916 859 166 để nhận tư vấn miễn phí. Hân hạnh được hỗ trợ cho bà con trong suốt quá trình nuôi tôm!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/tapdoancongnghethuysanvietnam

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn