Định Mức NH3 An Toàn Và Cách Xử Lý NH3 Trong Ao Nuôi Tôm

11 THG04
914 lượt xem

Để một vụ nuôi mang lại nhiều thành công và thu về nhiều lợi nhuận, việc quản lý môi trường ao nuôi là điều quan trọng. Một trong các thách thức lớn nhất mà bà con nuôi tôm phải đối mặt chính là vấn đề khí độc NH3.

Khi khí độc tích tụ quá nhiều trong ao nuôi sẽ có nguy cơ gây chết tôm, ngoài ra còn gây thiệt hại về mặt kinh tế cho bà con. Do đó mà bà con cần phải xác định được nguyên nhân gây nên vấn đề này, từ đó tìm ra biện pháp xử lý NH3 trong ao nuôi tôm một cách triệt để. Đón xem nội dung dưới đây cùng VFT Group nhé!

Dấu hiệu nhận biết NH3 cao trong ao nuôi tôm

Trong ao nuôi thường có nhiều loại khí độc xuất hiện như NH3, NO2 , H2S, nhưng hôm nay VFT Group sẽ phân tích cụ thể riêng về NH3 để bà con nắm được dấu hiệu, nguyên nhân cũng như là cách xử lý NH3 trong ao nuôi tôm mang lại hiệu quả cao. Khi trong ao nuôi xuất hiện lượng lớn khí độc Amoniac – NH3 sẽ gây stress cho tôm, khi đó tôm sẽ có dấu hiệu như:

– Tôm giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn và khi quan sát sẽ thấy phần ruột rỗng không chứa thức ăn.

– Tôm nhảy lên khỏi mặt nước, bơi lờ đờ, tấp mé bờ, nổi đầu vào sáng sớm và hoạt động kém hơn bình thường.

– Tôm bị cong thân đục cơ do thiếu lượng oxy hòa tan vì khí độc NH3 chiếm tỷ trọng cao trong ao.

– Phần gan tụy của tôm bị ảnh hưởng và có dấu hiệu bị viêm nhiễm.

– Màu sắc tôm biến đổi có màu tối hơn bình thường.

– Quá trình lột vỏ của tôm gặp khó khăn, tôm sau khi lột thường không cứng vỏ.

– Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng có thể khiến tôm chết rải rác trong ao nuôi.

Đây là các dấu hiệu thường gặp khi nồng độ NH3 trong ao nuôi vượt ngưỡng và gây ảnh hưởng đến tôm, nhưng cũng có thể là dấu hiệu chung của một số bệnh khác. Tuy nhiên, để chính xác hơn thì bà con nên sử dụng kit test để kiểm tra trong ao nuôi có xuất hiện khí độc hay không. Nếu kết quả cho thấy ao nuôi có tồn tại khí độc NH3 thì tiếp đến bà con nên xác định được nguyên nhân nào gây ra. 

—>Tham khảo thêm về các loại khí độc trong ao nuôi tôm

Tác hại của NH3 đối với sức khỏe của tôm

Khí NH3 gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm
Khí NH3 gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm

Khí độc luôn luôn là yếu tố gây hại đến sức khỏe tôm và góp phần làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi. Bà con cần hiểu rõ về các tác hại NH3 trong ao nuôi tôm để cẩn trọng hơn trong việc phòng ngừa. Một vài tác hại có thể được kể đến như là:

– NH3 gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của tôm làm cho tôm giảm ăn dẫn đến chậm lớn, suy giảm hệ miễn dịch của tôm. Khi không được đáp ứng đủ chất khoáng và dinh dưỡng cho cơ thể, tôm sẽ gặp tình trạng mềm vỏ sau lột hoặc thậm chí là rớt đáy. Tôm sau khi lột có tình trạng mềm vỏ, dễ bị các vi sinh vật khác xâm nhập và gây hại

– Khi môi trường ao nuôi có nồng độ NH3 cao, tôm hấp thụ vào sẽ làm nồng độ pH trong cơ thể tăng cao gây ảnh hưởng đến đường ruột tôm và suy giảm miễn dịch. Khi đó, tôm dễ dàng mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh EMS, bệnh phân trắng, bệnh hoại tử cơ và một số bệnh liên quan đến gan tụy,… 

– Nếu như lượng NH3 trong ao vượt mức ngưỡng an toàn, tôm sẽ phải thải NH3 ra khỏi mang để duy trì sự sống. Nếu quá trình này diễn ra trong thời gian dài. mang tôm sẽ bị tổn thương và dễ bị vi khuẩn tấn công gây nên bệnh đen mang.

– Khí độc NH3 tạo điều kiện cho tảo độc phát triển mạnh mẽ trong ao gây nên sự thiếu hụt oxy nghiêm trọng vào ban đêm. Đồng thời NH3 còn có thể gây sụp tảo để lại nhiều rủi ro cho ao nuôi và tôm nuôi.

Qua các tác hại trên, có lẽ bà con đã nóng lòng muốn tìm cách xử lý NH3 trong ao nuôi tôm. Nhưng không phải ao nuôi nào có lượng khí độc cao đều sẽ để lại các tác hại như trên. Các tác hại còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe ban đầu của tôm, mật độ thả nuôi, hạ tầng ao nuôi, chế độ dinh dưỡng và tình trạng môi trường ao nuôi.

Nguyên nhân sinh ra khí độc NH3 trong ao nuôi tôm

Trường hợp nếu phát hiện ao nuôi có khí độc, nếu không tìm ra được nguyên nhân cụ thể sẽ khó có thể xử lý triệt để hoàn toàn. Theo như thông tin mà VFT Group đã tổng hợp được từ các chuyên gia thủy sản, nguyên nhân gây hình thành khí độc NH3 thường đến từ:

Nguồn nước ngầm 

Bà con lựa chon nguồn nước ngầm hay còn được gọi là giếng khoan, nhưng thông thường giếng khoan sẽ chứa các loại khí độc và trong đó có cả NH3. Nếu nguồn nước tại đây chỉ được diệt khuẩn mà không xử lý khí độc kỹ càng rồi mới cấp vào ao nuôi chính sẽ ảnh hưởng xấu đến ao nuôi của bà con.

Lượng thức ăn dư thừa và chất thải của tôm

Trong thành phần thức ăn cho tôm thường sẽ có hàm lượng đạm rất cao. Nếu không điều chỉnh liều lượng phù hợp sẽ tồn đọng và tích tụ lượng lớn trong ao nuôi, qua thời gian không được xử lý sẽ phân hủy thành khí độc NH3. Thông thường, chỉ có 22% lượng đạm được tôm hấp thu, 57% còn lại sẽ được thải ra môi trường nước và phần còn lại nằm ở lớp bùn bã dưới đáy ao. Ngoài ra, sự phân hủy chất thải tôm, phân tôm, xác tảo tàn cũng góp phần tạo nên khí độc trong ao.

Do hiện tượng tảo tàn

Khi hiện tượng tảo tàn xuất hiện, qua một thời gian nếu không được xử lý sẽ phân hủy gây ra khí độc. Một trường hợp khác là xác tảo tàn nằm ngay dưới lớp đất không thoát được ra ngoài và khi có tác động khiến nó bị xì ra ngoài gây ảnh hưởng đến tôm, nhưng thường bà con sẽ không thể tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này dẫn đến khó khăn trong việc xử lý NH3 trong ao nuôi tôm.

Sử dụng phân bón và hóa chất

Một phần nhỏ là do bà con thường có thói quen sử dụng các loại phân bón để gây màu hoặc hóa chất kèm thuốc kháng sinh để diệt khuẩn và điều trị bệnh cho tôm. Nhưng khi dùng vượt ngưỡng liều lượng an toàn sẽ làm sụp tảo hàng loạt dẫn đến xác tảo phân hủy tạo nên khí độc NH3.

Do nguồn nước cấp

Nguồn nước từ kênh sông không được lắng lọc kỹ càng và xử lý sạch sẽ có thể sẽ chứa hàm lượng khí độc NH3. Khi bà con sử dụng nguồn nước này để cấp vào ao nuôi, đồng thời cũng sẽ mang luôn cả khí độc vào. Bên cạnh đó, nguồn nước cấp ở kênh sông còn chứa nhiều mầm bệnh có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho tôm.

Do điều kiện đáy ao nuôi

Đối với bà con nuôi tôm ao đất sau khi kết thúc vụ nuôi mà cải tạo ao chưa kỹ, còn sót lại nhiều bùn bã hữu cơ có thể tạo điều kiện cho sự hình thành khí độc NH3 trong mùa vụ mới. Hoặc đáy ao bị ô nhiễm do không xi phông thường xuyên cũng sẽ gây nên tình trạng tương tự.

Nhìn chung thì quá trình hình thành khí độc NH3 có sự liên quan đến việc kiểm soát môi trường nước ao nuôi. Vì thế cách xử lý NH3 trong ao nuôi tôm là cải thiện và nâng cao chất lượng nước nhằm duy trì ao nuôi luôn trong tình trạng sạch sẽ, hạn chế được nhiều mầm bệnh xâm nhập.

Cách xử lý NH3 trong ao nuôi tôm

Sau đây sẽ là 3 bước giúp xử lý NH3 triệt để hoàn toàn ra khỏi ao nuôi mà bà con nên áp dụng ngay:

– Bước 1: Kiểm tra nồng độ khí độc và đưa ra cách xử lý phù hợp

Đầu tiên, bà con cần sử dụng Kit Test để kiểm tra khí độc NH3 trong ao nuôi đang ở mức nào nhằm chọn ra cách xử lý khí độc thông thường hoặc cách xử lý cấp bách. Đối với cách xử lý thông thường thì bà con sử dụng Zeoline hoặc Yucca theo đúng liều lượng của nhà sản xuất, các chất này sẽ giúp hấp thụ NH3 trong nước ao ngay lập tức để hạn chế gây ảnh hưởng đến tôm. Ngược lại, đối với trường hợp xử lý khí độc NH3 cấp bách khi nó ở mức quá cao, bà con cần tiến hành thay 30 – 50% lượng nước trong ao nuôi.

– Bước 2: Kiểm soát môi trường ao nuôi để xử lý NH3

Sau đó, bà con tăng cường thêm tần suất xi phông đáy ao nuôi để loại bỏ oại bỏ các chất thải, thức ăn thừa, phân tôm, vỏ tôm, xác tôm chết ra khỏi ao nuôi, đảm bảo môi trường đáy ao luôn sạch. Đồng thời bà con cũng tăng cường thêm sục khí hoặc chạy quạt nước để cung cấp đủ lượng oxy cho tôm về đêm.

– Bước 3: Sử dụng vi sinh để ổn định môi trường nước ao nuôi, hạn chế và làm sạch khí độc

Như bà con đã biết, vi sinh luôn là giải pháp an toàn, hiệu quả trong suốt quá trình nuôi tôm để ổn định nguồn nước ao. Với chất thải hữu cơ luôn là nguyên nhân chính gây ra khí độc và vì thế mà bà con nên sử dụng các dòng vi sinh định kỳ để tạo ra môi trường sống tốt nhất cho tôm.

 

Sử dụng vi sinh Aqua để xử lý NH3 trong ao nuôi tôm tận gốc (Click vào ảnh để xem thông tin sản phẩm)
Sử dụng vi sinh Aqua để xử lý NH3 trong ao nuôi tôm tận gốc (Click vào ảnh để xem thông tin sản phẩm)

Thay vì dùng các loại thuốc hoặc hóa chất độc hại để giảm nồng độ khí độc trong ao tôm, bà con có thể thay thế bằng vi sinh Aqua – VFT Group để giúp xử lý NH3 trong ao nuôi tôm chỉ sau 1 liệu trình dùng. Trong thành phần của Aqua có chứa các chủng vi sinh Bacillus spp, Actinomycetes, Lactobacillus spp giúp phân hủy các chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao, từ đó hạn chế phát sinh các loại khí độc trong ao nuôi. Ngoài ra, bà con có thể yên tâm khi sử dụng và nếu sử dụng quá liều lượng cũng sẽ không gây hại gì cho tôm. Thêm vào đó, dòng men vi sinh Aqua còn sở hữu nhiều công dụng chỉ trong 1 hũ/500g như:

– Ngăn chặn chất độc phát sinh từ tảo tàn, giúp cắt các loại tảo độc nhanh chóng như tảo giáp, tảo mắt, tảo đỏ.

– Giảm nhanh hàm lượng các loại khí độc như NH3, NO2, H2S, tránh tình trạng tôm chết ngạt và nổi đầu vào sáng sớm.

– Cải tạo môi trường đáy ao hiệu quả, giảm mùi hôi đáy ao, khử nhớt sạch bạt.

Theo như các phản hồi của nhiều bà con, sản phẩm sẽ phát huy hiệu quả chỉ từ 1 – 2 ngày sử dụng. Nhưng độ hiệu quả còn phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm đáy ao, liều lượng sử dụng cũng như việc sử dụng đúng theo hướng dẫn của kỹ sư.

***Cách sử dụng vi sinh Aqua – VFT Group:

Bà con sử dụng định kỳ 5 ngày/ lần để đạt hiệu quả tối đa của sản phẩm trong suốt vụ nuôi. Liều lượng sử dụng với tháng đầu tiên sẽ bắt đầu với 100g chế phẩm hòa với 50 lít nước để xử lý cho 5.000m3 nước ao. Tiếp tục tăng thêm 50g chế phẩm mỗi tháng, đến tháng thứ 4 đạt 250g thì giữ nguyên liều lượng này đến cuối vụ nuôi do lượng thức ăn của tôm tăng lên nên bà con phải tăng liều lượng vi sinh lên để xử lý.

  • Đối với xử lý khí độc, lợn cợn, bùn bã hữu cơ: Đánh Aqua vào ban ngày khi trời có nắng từ 8 – 10 giờ sáng, sau đó chạy quạt.
  • Đối với cắt tảo: Đánh Aqua vào ban đêm từ 21 – 23 giờ, sau đó chạy quạt.

Cách phòng ngừa

– Dùng các sản phẩm vi sinh ngay từ đầu vụ nuôi như Aqua (Vi sinh xử lý đáy ao), Bio Active (Vi sinh xử lý nguồn nước ao nuôi) để giúp ổn định môi trường nước ao, ức chế vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn khí độc phát sinh. Bà con định kỳ mỗi tuần đánh 1 nhịp vi sinh để xử lý các chất thải hữu cơ, cho đến cuối vụ thì bà con tăng thêm tần suất sử dụng.

– Lựa chọn các loại thức ăn đạt chất lượng cao, ít tan trong nước để cung cấp tối đa dinh dưỡng cho tôm. Đồng thời bổ sung thêm men vi sinh đường ruột Mipe – VFT Group để giúp tôm ăn khỏe, hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn, hạn chế được tình trạng dư thừa thức ăn làm ô nhiễm ao nuôi.

– Đảm bảo lượng thức ăn phải được cân chỉnh hợp lý phù hợp với diện tích ao nuôi, giai đoạn phát triển của tôm và mật độ thả nuôi. Đặc biệt, nên lựa chọn các loại thức ăn chất lượng, đáp ứng được đầy đủ dinh dưỡng để giúp tôm mau lớn, ít bệnh tật. Tuyệt đối không sử dụng các loại thức ăn bị nấm mốc hoặc đã quá thời hạn sử dụng.

– Cải tạo ao nuôi thật kỹ, nạo vét bùn bã đáy ao sạch sẽ trước khi bắt đầu vụ nuôi mới.

– Đảm bảo lượng oxy đầy đủ cho ao nuôi và thường xuyên sử dụng kit test để kiểm tra nồng độ khí độc NH3.

– Xi phong đáy ao hàng ngày đối với ao bạt để loại bỏ nhanh các chất thải trong ao.

– Hạn chế sử dụng phân lân hoặc phân urê để gây màu nước cho ao nuôi, thay vào đó hãy sử dụng vi sinh để gây màu nước vì như thế sẽ an toàn, hiệu quả hơn.

Lợi ích khi mua sản phẩm vi sinh tại VFT Group

Khi mua các sản phẩm tại VFT Group, bà con sẽ được hưởng các quyền lợi như sau:

– Tất cả sản phẩm đều đạt chứng nhận ISO 9001:2015 và được Tổng cục Thủy sản Việt Nam chứng nhận, cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

– Có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn hằng tháng phù hợp với từng giai đoạn nuôi tôm, hỗ trợ bà con cải thiện chi phí mỗi vụ nuôi. 

– Kỹ sư thủy sản có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề tư vấn hoàn toàn “miễn phí” về kỹ thuật/sản phẩm và có thể tới tận ao xem xét tình trạng ao của bà con.

– Miễn phí vận chuyển sản phẩm toàn quốc và giao tận ao chỉ từ 1 – 2 ngày đặt hàng.

– Hỗ trợ đổi mới 100% khi sản phẩm bị hư hỏng khi nhận hàng.

Mặc dù khí độc trong ao tôm không nguy hiểm như một số bệnh khác, nhưng bà con cũng đừng nên lơ là mà hãy chủ động phòng chống bằng cách kiểm soát tốt ao nuôi. Cách xử lý NH3 trong ao nuôi tôm tốt nhất là sử dụng các dòng men vi sinh vì không những an toàn mà còn sở hữu nhiều công dụng cùng một sản phẩm. Mọi thông tin sản phẩm hoặc kỹ thuật xử lý khí độc, bà con có thể liên hệ ngay Hotline: 0916 859 166 để được kỹ sư VFT Group tư vấn cụ thể hơn.

Chúc bà con thật nhiều thuận lợi trong hầu hết các vụ nuôi!

Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Công Nghệ Thủy Sản Việt Nam

– Fanpage: https://www.facebook.com/tapdoancongnghethuysanvietnam

– Youtube: https://www.youtube.com/@VFTGroupthuysan

– Tiktok: https://www.tiktok.com/@vft.group.thy.sn